Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Tân Phú (Đồng Nai)

Quy hoạch huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai

6486
Tải về bản đồ quy hoạch huyện Tân Phú (Đồng Nai)
Tải về bản đồ quy hoạch huyện Tân Phú (Đồng Nai)
Mục lục

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Phú (Đồng Nai) đến năm 2030 cập nhật  12/2024  bao các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông, giáo dục, dự án khu dân cư đô thị  …

    Hành chính và vị trí địa lý

    Vị trí địa lý huyện :

    • Phía đông giáp tỉnh Bình Thuận
    • Phía tây giáp các huyện Định Quán và Vĩnh Cửu
    • Phía nam giáp huyện Định Quán
    • Phía bắc giáp các tỉnh Lâm Đồng và Bình Phước.

    Huyện Tân Phú có 802,4 km² với 1 thị trấn Tân Phú và 17 xã: Đắc Lua, Nam Cát Tiên, Núi Tượng, Phú An, Phú Bình, Phú Điền, Phú Lâm, Phú Lập, Phú Lộc, Phú Sơn, Phú Thanh, Phú Thịnh, Phú Trung, Phú Xuân, Tà Lài, Thanh Sơn, Trà Cổ.

    Quy hoạch giao thông huyện Tân Phú

    Quốc lộ 20 là tuyến quốc lộ duy nhất đi qua địa bàn huyện Tân Phú, tuyến bắt đầu từ giao với Quốc lộ 1 tại ngã tư Dầu Giây đi thành phố Đà Lạt – tỉnh Lâm Đồng, đoạn qua địa bàn huyện có chiều dài 19,6 km từ giáp ranh huyện Tân Phú đến giáp ranh tỉnh Lâm Đồng.

    Cùng với tuyến Cao tốc TP HCM – Dầu Giây – Đà Lạt là trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia, là trục giao thông kết nối các tỉnh Tây Nguyên với vùng TP HCM đi ngang qua địa bàn huyện.


    Đường tỉnh 774B kết nối thị trấn Tân Phú đi rùng quốc gia Nam Cát Tiên và các trung tâm xã phía Bắc, Nam Quốc lộ 20.

    Đường tỉnh 774 từ Quốc lộ 20 (đoạn qua xã Phú Bình, huyện Tân Phú) đi tỉnh Bình Thuận.

    Trong giai đoạn tới huyện sẽ tập trung thực hiện nâng cấp, mở rộng và mở mới các tuyến đường liên huyện, liên tỉnh nhằm kết nối đối với các khu vực lân cận, kết nối các khu dân cư, thuận tiện cho việc giao thương hàng hóa, hoạt động du lịch góp phần thúc đẩy kinh tế của huyện như: Quốc lộ 20 (mở rộng), đường ĐT774, Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương – Đà Lạt, đường Trà Cổ – Phú Lâm,…

    Quy hoạch xây dựng vùng huyện Tân Phú

    Theo quy hoạch xây dựng vùng được duyệt, huyện chia thành bốn vùng cơ bản:

    Vùng trung tâm – là vùng kinh tế động lực của huyện

    – Khu vực trung tâm huyện Tân Phú, dọc hai bên Quốc lộ 20, là vùng phát triển trọng điểm về đô thị, thương mại – dịch vụ, công nghiệp.

    – Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính Thị trấn Tân Phú và một phần các xã Trà Cổ, Phú Lộc, Phú Xuân, Thanh Sơn, Phú Bình, Phú Lâm, Phú Thanh.

    – Quy mô diện tích khoảng: khoảng 50 km2.

    – Trung tâm của vùng là thị trấn Tân Phú gắn với trục kinh tế động lực quốc gia là Quốc lộ 20.

    – Định hướng:

    + Phát triển thương mại dịch vụ: Là khu vực phát triển năng động nhất của huyện, đặc biệt là phát triển thương mại dịch vụ. Hình thành trục thương mại dịch vụ trên tuyến Quốc lộ 20, phát triển dựa trên thị trấn Tân Phú cùng với xã Phú Lâm – là đô thị loại V. Chợ Phương Lâm trong tương lai là chợ đầu mối nông sản cung cấp cho các tỉnh phía Nam. Đồng thời là trung tâm dịch vụ du lịch của vùng.

    + Phát triển khu – cụm công nghiệp: Tiếp tục lấp đầy và phát triển mở rộng khu công nghiệp Tân Phú gắn với vùng nguyên liệu của huyện (cây ăn trái, …) và đầu tư xây cơ sở hạ tầng cho cụm công nghiệp của huyện.

    + Phát triển đầu mối giao thông đường bộ: Quốc lộ 20, tuyến cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Dầu Giây – Đà Lạt và hệ thống bến xe, trạm dừng chân,…

    Vùng kinh tế phía Nam

    – Nằm về phía Nam huyện, là khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản và du lịch.

    – Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Phú Điền và một phần các xã Trà Cổ, Phú Bình, Phú Lâm, Phú Thanh, Phú Trung.

    – Quy mô diện tích khoảng: khoảng 60 km2.

    – Trung tâm của vùng là trung tâm xã Phú Điền.

    – Định hướng:

    + Phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh vui chơi giải trí: Phát triển mạnh du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, vui chơi giải trí tại khu du lịch Suối Mơ.

    + Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Phát triển nông nghiệp sạch, chất lượng cao: Hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực: Lúa, màu, … tập trung khu vực cánh đồng xã Phú Thanh, Phú Điền; khai thác và phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung, mô hình chăn nuôi trang trại chăn nuôi tập trung.

    Vùng kinh tế phía Bắc

    – Nằm ở vị trí phía Bắc trung tâm huyện, là khu vực có điều kiện thuận lợi phát triển cây lâu năm, nuôi trồng thủy sản và du lịch.

    – Gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Tà Lài, Phú Lập, Núi Tượng, Phú An, Phú Thịnh, Phú Sơn, Phú Trung và một phần các xã Phú Lộc, Phú Xuân, Thanh Sơn.

    – Quy mô diện tích khoảng: khoảng 227 km2.

    – Trung tâm của vùng là trung tâm xã Phú Lập.

    – Định hướng:

    + Phát triển du lịch sinh thái, tham quan thắng cảnh.

    + Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Hình thành các vùng chuyên canh cây nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực: cây ăn quả, cây công nghiệp,…

    + Khai thác và phát triển nuôi trồng thủy sản tập trung, mô hình chăn nuôi trang trại chăn nuôi tập trung.

    Vùng Nam Cát Tiên

    – Nằm phía Bắc huyện Tân Phú, giáp tỉnh Bình Phước và tỉnh Lâm Đồng; là vùng phát triển và bảo vệ rừng, bảo tồn hệ sinh thái rừng.

    – Bao gồm toàn bộ ranh giới hành chính xã Nam Cát Tiên và xã Đắc Lua.

    – Quy mô diện tích khoảng: khoảng 440 km2.

    – Trung tâm của tiểu vùng là trung tâm xã Nam Cát Tiên.

    – Định hướng: Phát triển thương mại dịch vụ du lịch, đây là trung tâm dịch vụ phục vụ khu du lịch rừng Quốc gia. Kết hợp phát triển du lịch tham quan, khám phá, nghiên cứu, du lịch sinh thái,… Hình thành các trung tâm dịch vụ du lịch phân phối sản phẩm du lịch như: Nhà hàng, khách sạn, sản phẩm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại địa phương, các sản phẩm từ trái cây, trái cây chế biến.

    Kế hoạch sử dụng đất năm 2023 huyện Tân Phú

    Trong năm 2023, trên địa bàn huyện Tân Phú sẽ thực hiện 34 dự án/ 97,99 ha (công trình chuyển tiếp 27 dự án/ 84,32 ha; công trình bổ sung 7 dự án/ 13,67 ha). Trong đó:

    Đất giao thông kế hoạch năm 2023 có 6 dự án/ 57,93 ha, trong đó: chuyển tiếp 02 dự án/ 46,98 ha từ kế hoạch năm 2022 như Nâng cấp, sữa chữa đường Đắc Lua đi Đăng Hà, Đường be 129,… và bổ sung mới 04 dự án/ 10,95 ha như đường Nguyễn Văn Cừ, đường Trà Cổ đoạn 2,…

    Đất ở đô thị kế hoạch 2023 chuyển tiếp 01 dự án từ kế hoạch sử dụng đất năm 2022 là Khu tái định cư 15 ha thị trấn Tân Phú diện tích 15,28 ha.

    Đất khu công nghiệp diện tích hiện trạng là 49,25 ha, kế hoạch năm 2023 là 49,25 ha, không đổi so với hiện trạng.

    Đất thương mại – dịch vụ hiện trạng 2022 là 73,94 ha, kế hoạch năm 2023 là 73,80 ha, giảm 0,14 ha so với hiện trạng. Trong năm 2023, huyện có bố trí 02 dự án thương mại – dịch vụ là Trạm xăng dầu Phong Phú 0,07 ha và Trạm xăng dầu Tuệ Lâm 0,05 ha. Phần diện tích giảm chủ yếu do thực hiện các dự án giao thông có sử dụng đất thương mại – dịch vụ gồm Nâng cấp, sửa chữa đường Đắc Lua đi Đăng Hà và Cầu Mỏ Vẹt nối huyện Đạ Tẻh tỉnh Lâm Đồng và huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai.

    Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp kế hoạch năm 2023 là 26,59 ha, tăng 6,18 ha so với hiện trạng năm 2022, do chuyển mục đích từ đất nông nghiệp để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của địa phương, chủ yếu từ các loại đất như đất trồng cây lâu năm 3,58 ha, đất trồng cây hàng năm 1,71 ha…

    Tài liệu tham khảo:

    Bản đồ KHSDĐ H. Tân Phú 2023 (7,6 MB)

    Bản đồ QHSDĐ H. Tân Phú 2030 (14 MB)

    Bản đồ BSKHSDĐ H. Tân Phú 2022 (7,3 MB)

    (Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Tân Phú (Đồng Nai) năm 2021, 2022, 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây