Bản đồ (Sơ đồ) Sân bay Tân Sơn Nhất tại TP Hồ Chí Minh cập nhật 01/2025 . Đây là sân bay lớn nhất Việt Nam và là nơi đón hàng triệu du khách trong nước và nước ngoài mỗi ngày.
Tuy nhiên, việc di chuyển, tìm kiếm cổng an ninh và làm thủ tục bay đôi khi gặp rắc rối. Vì vậy, trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn sơ đồ sân bay Tân Sơn Nhất bao gồm cả ga nội địa và quốc tế để giúp bạn thuận tiện hơn trong việc di chuyển và làm thủ tục.
Giới thiệu về Sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM)
Sân bay Tân Sơn Nhất được xem là một trong những sân bay có công suất hoạt động lớn nhất tại Việt Nam. Nằm ở vị trí đắc địa, sân bay chỉ cách trung tâm thành phố 8km về phía Bắc.
Nội Dung Đề Xuất
Thông tin chi tiết về sân bay Tân Sơn Nhất như sau:
- Tên đầy đủ: Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất.
- Địa chỉ: Đường Trường Sơn, Phường 2, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Mã sân bay (ký hiệu): SGN.
- Điện thoại: 028 3848 5383.
- Số nhà ga: 2.
- Giờ GMT: +7.
Sân bay TSN trên Google Maps:
Sơ đồ ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất
Sơ đồ ga đến quốc nội
Nhà ga T1 là nhà ga quốc nội với 2 tầng. Tầng trệt là sảnh đến trong nước và khu vực lấy hành lý ký gửi. Tầng 1 là sảnh đi trong nước.
Sơ đồ ga đi quốc nội
Ở khu vực phía bên trái của tầng trệt, bạn sẽ thấy một ghi chú là sảnh đi A. Đây là nơi bạn sẽ làm thủ tục check-in, mua vé máy bay, ký gửi hành lý và xếp hàng đi qua quầy kiểm tra an ninh. Sau khi đã kiểm tra an ninh xong, bạn sẽ đi cầu thang cuốn để lên tầng 1, đây là khu vực bạn sẽ ngồi chờ đến giờ bay.
Sơ đồ ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất
Nhà ga T2 là nhà ga quốc tế với 4 tầng. Tầng trệt là sảnh đến đến quốc tế, quầy làm thủ tục, lấy hành lý và lối ra sân bay. Tầng 1 là sảnh đến quốc tế.
Sơ đồ ga đến quốc tế
Sơ đồ ga đi quốc tế
Mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Nhà ga T3 được thiết kế với kiến trúc mái nhà ga lấy cảm hứng từ tà áo dài truyền thống, vừa mềm mại vừa tương đồng với nhà ga hiện hữu, vừa trẻ trung như sức sống của một thành phố năng động đang vươn mình phát triển. Nhà ga này dự kiến đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại máy bay code C như Airbus A320, A321 và code E như Airbus A350, Boeing.
Về thiết kế tổng quan, nhà ga T3 có ba hạng mục chính là nhà ga hành khách, nhà xe cao tầng kết hợp dịch vụ phi hàng không và hệ thống cầu cạn trước nhà ga với tổng mức đầu tư 10.990 tỉ đồng.
Để nâng công suất sân bay Tân Sơn Nhất lên 50 triệu khách/năm, cần đầu tư đồng bộ các công trình cùng với nhà ga T3 như khu bay (đường băng, đường lăn, sân đỗ), hệ thống giao thông kết nối sân bay với hệ thống giao thông của TP.HCM và một số công trình phụ trợ khác theo quy hoạch đã được phê duyệt.
Bộ Giao thông Vận tải đã thực hiện dự án nâng cấp đường băng, đường lăn sân bay Tân Sơn Nhất để nâng cao năng lực khai thác sân bay này, đảm bảo năng lực khai thác 50 triệu khách/năm theo quy hoạch. Đến nay đường băng 25R/27L và hệ thống đường lăn song song đã được nâng cấp đồng bộ. Đặc biệt là việc mở được đường lăn song song thứ hai mang tên đường lăn S (trước đây mang tên W11A) trước cửa nhà ga T3 và xây thêm hai đường lăn thoát nhanh P2 và P4.
Về sân đỗ, cần rà soát mở rộng sân đỗ để có đủ 106 vị trí đỗ máy bay theo quy hoạch đã được phê duyệt nhằm khai thác đồng bộ với nhà ga và đường băng, đường lăn (hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất có 80 vị trí đỗ máy bay khai thác thương mại và 26 vị trí đỗ tạm trên đường lăn).
Tổng hợp bởi Duan24h.net