Tại sao đường lưỡi bò bị cấm ? Yêu sách phi lý của Trung Quốc

737
Đường lưỡi bò và yêu sách phi lý của Trung Quốc
Đường lưỡi bò và yêu sách phi lý của Trung Quốc

Đường lưỡi bò còn được gọi là Đường 9 đoạn, Đường 10 đoạn, Đường chữ U bị cấm tại Việt Nam, đây là thuật ngữ dùng để chỉ yêu sách phi lý của Trung Quốc khi tuyến bố chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông.

Tất cả các ấn phẩm văn hóa, phim ảnh hay nhãn hàng thể hiện bản đồ sai trái này đều bị kiểm duyệt cấm phát hành hoặc dừng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

Năm 2016, Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) tại The Hague, Hà Lan, dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, đã tuyên bố rằng đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý cũng như Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với các vùng biển trên Biển Đông.

Việt Nam tuyên bố chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Việt Nam “có đầy đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền của vùng biển và 2 quần đảo này”.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo được thể hiện tập trung trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, nhất là Nghị quyết 03/NQ-TƯ ngày 6-5-1993 của Bộ Chính trị (Khóa VII) về “Một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt”; Chỉ thị 20-CT/TƯ ngày 22- 9-1997 của Bộ Chính trị (Khóa VIII) về“Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng CNH, HĐH”; Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa X) về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020”.

Các sản phẩm thể hiện yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc sẽ bị cấm
Các sản phẩm thể hiện yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc sẽ bị cấm

Lịch sử phi lý gây tranh cãi và phạm vi của Đường lưỡi bò

Ban đầu, Đường lưỡi bò được gọi là “Đường mười một đoạn” và được công khai lần đầu tiên trong phụ lục “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” do Cục Phương vực Bộ Nội chính Trung Hoa Dân Quốc phát hành vào tháng 2 năm 1948. Đường lưỡi bò này được tạo ra do Trung Hoa Dân Quốc không có khả năng đo lường các hòn đảo để xác định ranh giới của khu vực hành chính xung quanh.

Thay vào đó, họ vẽ một đường chạy qua điểm trung tâm của các hòn đảo và vùng đất lân cận để chỉ ra rằng các đảo nằm bên trong đường vẽ đó là thuộc lãnh thổ của Trung Hoa. Đường này chạy qua điểm trung tuyến giữa các điểm cao nhất của các hòn đảo và địa hình xung quanh đất liền. Tuy nhiên, không có tọa độ địa lý cụ thể được nêu ra và các bản đồ in Đường mười một đoạn này lại khác nhau.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sau khi thành lập vào năm 1949, tiếp tục sử dụng Đường mười một đoạn của Trung Hoa Dân Quốc để xác định ranh giới trên Biển Đông. Đến năm 1953, họ đã loại bỏ hai đoạn trong vịnh Bắc Bộ, và từ đó Đường mười một đoạn trở thành Đường chín đoạn.

Đường chín đoạn bao gồm bốn nhóm quần đảo và bãi ngầm lớn trên Biển Đông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Đông Sa và bãi Macclesfield. Với diện tích khoảng 75% của Biển Đông, chỉ còn lại khoảng 25% diện tích mặt nước cho các quốc gia như Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia và Việt Nam, tức mỗi quốc gia chỉ được trung bình 5% diện tích.

Tứ Sa là yêu sách mới của Trung Quốc nhằm hợp thức hóa đường lưỡi bò phi pháp
Tứ Sa là yêu sách mới của Trung Quốc nhằm hợp thức hóa đường lưỡi bò phi pháp

Ngày 28/08/2023 Bộ Tài nguyên Thiên nhiên Trung Quốc công bố bản đồ quốc gia “tiêu chuẩn” mới của Trung Quốc, mà trong đó có “đường 10 đoạn” thay vì 9 đoạn được sử dụng trước đây để tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam phản đối Trung Quốc công bố “bản đồ tiêu chuẩn 2023” có đường đứt đoạn và quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, tuyên bố đây là hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Việt Nam tiếp tục khẳng định mạnh mẽ lập trường nhất quán về vấn đề chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông dựa trên đường đứt đoạn, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Trung Quốc không rõ ràng và tranh chấp với các nước

Trong một thời gian dài, cả Chính phủ Trung Hoa Dân quốc và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không bao giờ đưa ra lời tuyên bố hoặc giải thích chính thức nào về Đường lưỡi bò.

Năm 1993, chính phủ Đài Loan công bố Chính sách Cương lĩnh Nam Hải, xác định Đường lưỡi bò như là ranh giới vùng nước lịch sử. Tuy nhiên, vào năm 2003, Tổng thống Đài Loan Trần Thủy Biển đã từ chối chính sách này.

Vào tháng 5 năm 2009, công hàm của Trung Quốc gửi lên Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã làm gia tăng căng thẳng. Trong công hàm này, Trung Quốc tuyên bố quyền tối cao đối với “các đảo trên Biển Đông và các vùng biển lân cận”. Tuy nhiên, ý nghĩa của 9 đoạn trên bản đồ ở trang thứ hai không rõ ràng. Ngoài ra, bản đồ này còn chứa một số lỗi, ví dụ như tỉ lệ xích đúng nhưng tỉ lệ thước vẽ sai. Điều này dẫn đến việc 1 km trên bản đồ được hiển thị là 635 mét, và 200 hải lý (370 km) trên bản đồ chỉ tương đương với 127 hải lý (235 km) trên thực địa. Các bản đồ của Mỹ cũng áp dụng tỉ lệ này, khiến 1 km chỉ có 630 m. Đồng thời, đảo Lý Sơn được thể hiện gần như không tồn tại trong khi các đảo khác với kích thước tương tự, ví dụ như đảo Cù Lao Chàm, được thể hiện rất rõ. Đảo Tri Tôn, một phần của quần đảo Hoàng Sa, nằm cách đảo Lý Sơn 123 hải lý (227,8 km), lại không được thể hiện trên bản đồ.

Vào nửa đầu năm 2014, sau khi giàn khoan Hải Dương 981 kéo vào vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc đã công bố một bản đồ mới có Đường lưỡi bò, lần này bổ sung thêm một đoạn để trở thành Đường mười đoạn.

Tòa Trọng tài tại The Hague, Hà Lan, dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, đã tuyên bố rằng Philippines thắng kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông và chứng minh rằng đường lưỡi bò của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý cũng như Trung Quốc không có quyền lịch sử đối với các vùng biển trên Biển Đông.

Phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA)

Ngày 12 tháng 7 năm 2016, tại Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế (PCA) ở The HagueHà Lan, trong vụ kiện chủ quyền của Philippines, tổ trọng tài gồm 5 người đã chính thức tuyên bố bác bỏ đường chín đoạn của Trung Quốc, yêu cầu rút lại chính sách này ngay lập tức. Thẩm phán tại The Hague phán quyết những điều sau:

  • Trung Quốc không có “quyền lịch sử” đối với Biển Đông;
  • Đường chín đoạn do Trung Quốc tự vẽ ra không phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển;
  • Không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc;
  • Trung Quốc can thiệp vào quyền đánh bắt cá của ngư dân Philippines, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough;
  • Trung Quốc gây thiệt hại đến hệ sinh thái quần đảo Trường Sa bằng các hoạt động như khai thác quá mức, xây đảo nhân tạo;
  • Các hành động của Trung Quốc làm gia tăng khả năng xảy ra xung đột với Philippines;
  • Đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa, đang bị Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) kiểm soát, cũng không thể tạo ra EEZ.

Tổng hợp bởi Duan24h.net


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

4.8/5 - (14 bình chọn)
Bài trướcChung cư mini là gì ? Những rủi ro pháp lý khách hàng có thể gặp
Bài tiếp theoChân phước Carlo Acutis là ai? Tóm tắt tiểu sử, cuộc đời

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây