Lễ hội chùa Bái Đính năm 2024 tại tỉnh Ninh Bình

551
Thông tin lễ hội chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình
Thông tin lễ hội chùa Bái Đính tỉnh Ninh Bình

Lễ hội chùa Bái Đính năm 2024 diễn ra từ ngày 6/1/2024 Âm lịch đến hết tháng 3/2024 Âm lịch tại chùa Bái Đính thuộc địa phận xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Nơi đây cách trung tâm thành phố Ninh Bình khoảng 12km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km.

Chùa Bái Đính (thuộc Quần thể danh thắng Tràng An) là ngôi chùa lớn nhất Việt Nam, được biết đến với nhiều kỷ lục như tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á, chuông đồng lớn nhất Đông Nam Á, hành lang có nhiều tượng Phật nhất…

Dẫn đường đến chùa Bái Đính →

Đây là một trong các lễ hội lớn nhất miền Bắc những ngày đầu xuân năm 2024, buổi lễ mở đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

Cảnh sác non nước chủa Bái Đính
Cảnh sác non nước chủa Bái Đính

Hoạt động lễ, hội chùa Bái Đính năm 2024

Phần lễ bao gồm 4 nghi thức chính:

  • Thắp hương thờ Phật
  • Tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không
  • Lễ tế thần Cao Sơn
  • Chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn.

Lễ hội chùa Bái Đính sẽ được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu. Trong nghi thức này, các tu sĩ trong chùa sẽ mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúa Thượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiếp tục đến với phần hội.

Phần hội, sẽ bao gồm có các trò chơi dân gian, ngắm cảnh chùa, thưởng thức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù hoặc tham gia vào các hoạt động khám phá hang động.

Đặc biệt, trong phần sân khấu hóa do Nhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lại lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận và lễ đăng đàn xã tắc của Đinh Tiên Hoàng Đế.

Du khách thập phương đổ về chùa Bái Đính vào ngày lễ hội
Du khách thập phương đổ về chùa Bái Đính vào ngày lễ hội

Trong thời gian diễn ra phần hội thì các đại biểu và tăng ni, phật tử cùng du khách đã tham gia nghi lễ cầu nguyện cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, đất nước phồn vinh, no ấm.

Video tham quan chùa Bái Đính

Thông tin, lịch sử chùa Bái Đính

Hơn 1000 năm về trước, tại kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) đã có ba triều đại Vua nối tiếp nhau ra đời: nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm đến đạo Phật và coi đạo Phật là Quốc giáo; cho nên tại Ninh Bình có rất nhiều chùa cổ, trong đó có chùa Bái Đính, trên dãy núi Tràng An.

Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 1700 ha bao gồm khu chùa Bái Đính cổ, khu chùa Bái Đính mới và các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh..

Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 1700 ha gồm khu chùa cổ, khu chùa mới và các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh.. được xây dựng từ năm 2003.

Chùa nằm trên sườn núi, giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư. Kiến trúc chùa mới hoành tráng, đồ sộ nhưng mang đậm bản sắc truyền thống.

Chính vì vậy mà nơi đây sớm trở thành một điểm đến nổi tiếng. Khu chùa Bái Đính mới được các báo giới tôn vinh là một quần thể chùa lớn nhất Đông Nam Á.

Quần thể chùa Bái Đính đẹp như tranh vẽ
Quần thể chùa Bái Đính đẹp như tranh vẽ

Khu Chùa Bái Đính cổ

Chùa Bái Đính cổ được tu bổ Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) nằm cách điện Tam Thế của khu chùa mới khoảng 800 m về phía nam.

Khu chùa này quay hướng chính tây, nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang sáng thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên.

Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần. Năm 1997 chùa được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa – cách mạng cấp quốc gia.

Mặc dù khu chùa có lịch sử hình thành từ thời Đinh với đền thờ Cao Sơn trấn tây Hoa Lư tứ trấn nhưng chùa Bái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý.

Các khu vực thăm quan : Hang sáng, động tối; Đền thờ thánh Nguyễn; Đền thờ thần Cao Sơn; Giếng ngọc (tham khảo Wikipedia)

Khu Chùa Bái Đính mới

Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) có diện tích rộng 80 ha, nằm phía bên kia núi so với chùa cổ và ở phía tây cố đô Hoa Lư. Đây là một công trình lớn gồm nhiều hạng mục, kiến trúc chính: điện Tam Thế, điện Pháp Chủ, điện Quan Âm, Bảo Tháp, Tháp Chuông, Tượng phật Di Lặc và các công trình hạ tầng, phụ trợ, khu học viện Phật giáo, khu đón tiếp, Tam quan ngoại, Tam quan nội… được xây dựng trong nhiều giai đoạn khác nhau.

Về bố cục các kiến trúc chính như cổng Tam Quan, tháp chuông, điện Quan Âm, điệp Pháp Chủ, điện Tam Thế lần lượt có chiều cao đỉnh mái là 16.5 m, 22 m, 14.8 m, 30 m, 34 m với diện tích bên trong là 560 m², 225 m², 730 m², 2060 m² và 2370 m².

Về các đối tượng suy tôn, cổng Tam Quan với hai tượng Hộ pháp (ông Thiện và ông Ác) bằng đồng cao 5.5 m, nặng 12 tấn và 8 pho tượng Kim Cương.

Hành lang La Hán gồm 234 gian nối liền với hai đầu Tam Quan, có chiều dài 1052 m và chiều cao sàn nâng dần theo độ dốc của sườn đồi là nơi bố trí 500 tư­ợng La Hán bằng đá xanh Ninh Bình nguyên khối cao tới 2.5 m, nặng khoảng 4 tấn. Mỗi vị La Hán có một dáng vẻ khác nhau để miêu tả sự sống trần thế.

Tháp chuông có 3 tầng mái, mỗi tầng mái có 8 mái ghép lại, tổng cộng là 24 mái với 24 đầu đao cong vút lên, bên trong treo một quả chuông nặng 36 tấn được cấp bằng xác nhận kỷ lục: “Đại hồng chung lớn nhất Việt Nam”.

Phía dưới quả chuông đồng này là một chiếc trống đồng lớn nặng 70 tấn nằm trên nền tháp chuông, và tiếng chuông của chùa Bái Đính vang xa đến đâu thể hiện sử phổ độ của Phật lên chúng sinh đến đó.

Các điện chính là nơi thờ Phật:

Điện Quan Âm gồm 7 gian với gian giữa của điện đặt tư­ợng Quan Thế Âm Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt để thể hiện sự bao quát cứu vớt và phổ độ chúng sinh của Phật bà trên thế gian. Tượng Phật bà đúc bằng đồng nặng 80 tấn, cao 9.57 m được công nhận là pho t­ượng Quan Thế Âm Bồ Tát bằng đồng lớn nhất ở Việt Nam.

Điện Pháp Chủ có 5 gian, gian giữa đặt pho t­ượng Phật Pháp Chủ bằng đồng cao 10 m, nặng 100 tấn, được xác nhận kỷ lục “Pho tượng Phật Thích Ca bằng đồng lớn nhất Việt Nam”. Trong điện còn treo 3 bức hoành phi và 3 cửa võng lớn nhất Việt Nam.

Điện Tam Thế tọa lạc ở trên đồi cao so với mặt n­ước biển là 76 m, dài 59.1 m, rộng hơn 40 m. Trong điện Tam Thế đặt 3 pho t­ượng Tam Thế Phật (quá khứ, hiện tại và tương lai) bằng đồng cao 7.2 m, nặng 50 tấn, được xác nhận kỷ lục: “Ngôi chùa có bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam”.

Tượng Phật Di Lặc là bức tượng được Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam – Vietkings công nhận là tượng lớn nhất Việt Nam, nặng 80 tấn, cao 10m, an vị trên một ngọn đồi của chùa Bái Đính.

Bảo Tháp là công trình cao hơn 100 mét, với 13 tầng bảo tháp, 72 bậc cầu thang, toà bảo tháp tại Chùa Bái Đính hiện đang trưng bày xá lợi Phật linh thiêng từ Ấn Độ và Miến Điện. Trần bảo tháp được thiết kế theo phong cách Ấn Độ huyền bí. Các bức tường xung quanh bên trong tháp đều được điêu khắc các hình tượng liên quan đến Phật pháp. Hàng nghìn bức tượng nhỏ được đặt trang trí quanh bảo tháp.

Bảo tháp chùa Bái Đính
Bảo tháp chùa Bái Đính

Những kỷ lục được ghi nhận

Tính đến ngày 6/6/2009 ngôi chùa này đã có 6 kỷ lục được công nhận. Ngày 28/2/2012 chùa có thêm 2 kỷ lục chùa lớn nhất châu Á được xác lập. Những kỷ lục của chùa Bái Đính được xác lập gồm:

  1. Tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á.: Tượng đồng 100 tấn ở trong điện Pháp Chủ
  2. Tượng Phật Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á: tượng Phật Di lặc 100 tấn ngoài trời.
  3. Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chuông nặng 36 tấn trong Tháp Chuông.
  4. Bảo Tháp cao nhất châu Á: Bảo Tháp chùa Bái Đính (Ninh Bình) có 13 tầng, cao 100m.
  5. Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha (riêng chùa cổ 27 ha, chùa mới 80 ha).
  6. Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: hành lang La Hán dài gần 3 km.
  7. Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
  8. Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
  9. Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ

Tổng hợp bởi Duan24h.net

5/5 - (4 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Bài trướcBản đồ quy hoạch, kế hoạch TP Bà Rịa (Bà Rịa – Vũng Tàu)
Bài tiếp theoLễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2024 tại An Giang

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây