Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Lai Châu, Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên.
Cập nhật nội dung:
- Quyết định Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Phụ lục kèm theo gồm (quy hoạch đô thị, khu cụm công nghiệp, khu sinh thái, du lịch, sân gôn, quy hoạch giao thông…)
Phạm vi, mục tiêu quy hoạch tỉnh Lai Châu
Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch
Phần lãnh thổ tỉnh Lai Châu: Diện tích tự nhiên là 9.068,8 km2; trên phạm vi 08 đơn vị hành chính của tỉnh (07 huyện, 01 thành phố).
Nội Dung Đề Xuất
Có tọa độ địa lý từ 21°51’ đến 22°49’ vĩ độ Bắc; 102°19’ đến 103°59’ kinh độ Đông; phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam, Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Sơn La; phía Đông và phía Đông Nam giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía Tây và phía Tây Nam giáp tỉnh Điện Biên.
Thời kỳ lập quy hoạch
– Thời kỳ lập quy hoạch tỉnh: 2021-2030.
– Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.
Mục tiêu lập quy hoạch
– Cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng ở cấp tỉnh về không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên cơ sở kết nối quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn.
– Sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kết cấu hạ tầng, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn để sử dụng các nguồn lực phục vụ mục tiêu phát triển cân đối, hài hòa, hiệu quả và bền vững trong thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
– Là công cụ để lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý toàn diện, thống nhất trên địa bàn tỉnh; là căn cứ để hoạch định chính sách và kiến tạo động lực phát triển. Đặc biệt, là cơ sở để triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn trên địa bàn tỉnh Lai Châu, đảm bảo tính khách quan, khoa họcvà hiệu quả.
– Quy hoạch tỉnh sẽ đưa ra các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp để đẩy nhanh việc thực hiện các khâu đột phá của tỉnh, là căn cứ để xây dựng và thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm và hằng năm, là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định các chủ trương, giải pháp chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh; cung cấp cho các nhà đầu tư và nhân dân những thông tin cần thiết về tiềm năng, cơ hội đầu tư và nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.
– Loại bỏ các quy hoạch chồng chéo cản trở đầu tư phát triển trên địa bàn; bảo đảm công khai minh bạch, công bằng trong huy động, tiếp cận cũng như phát huy tối đa các nguồn lực trong hoạt động đầu tư và phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
– Xây dựng kịch bản phát triển, ý tưởng và phương án tổng thể, bố trí hợp lý nhằm giải quyết các vấn đề xung đột về không gian trên địa bàn tỉnh hiện nay và định hướng không gian cho các nhu cầu phát triển trong tương lai trên cơ sở huy động hợp lý các điều kiện bên trong và thu hút các nguồn lực từ bên ngoài.
– Tối ưu hóa và bảo đảm tính khả thi, bền vững trong quản lý, bảo vệ, khai thác và sử dụng các nguồn lực phục vụ phát triển tỉnh; Hướng tới phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế – xã hội – môi trường trong tỉnh và đảm bảo phát triển bền vững trong dài hạn.
– Nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh, tạo dựng sự phát triển hài hòa, bền vững giữa các vùng và địa phương; bảo đảm khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế của tỉnh, vùng, huyện, thành phố và khả năng hội nhập.
– Xây dựng phương án đảm bảo vừa phát triển kinh tế, vừa gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống và phát triển các giá trị văn hóa mới; góp phần tạo ra nhiều việc làm, ổn định sinh kế, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường sinh thái để phát triển kinh tế – xã hội bền vững.
Phương án sắp xếp không gian phát triển tỉnh Lai Châu
– Vùng kinh tế động lực QL.32 và QL.4D (bao gồm Lai Châu, huyện Phong Thổ, Tam Đường, Than Uyên, Tân Uyên): tập trung phát triển thương mại, DV, kinh tế cửa khẩu, cây CN, trồng rừng, CNCB nông – lâm sản, các mặt hàng chủ lực là chè, lúa gạo, thảo quả, thịt trâu, bò, đất hiếm, gỗ CN, mủ cao su, vật liệu xây dựng, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Phát triển cơ sở hạ tầng KKTCK quốc tế Ma Lù Thàng, cửa khẩu U Ma Tu Khoòng và lối các lối mở biên giới đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa; khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế, phát triển hàng nông sản địa phương.
Hình thành chuỗi đô thị động lực: Thị trấn Phong Thổ và Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng – TP Lai Châu – Thị trấn Tam Đường – Thị trấn Tân Uyên – Thị trấn Than Uyên. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, nâng cấp TT Tân Uyên và Than Uyên từ cấp đô thị loại V hiện nay lên cấp đô thị loại IV.
Giải pháp để tăng quy mô dân số, phát triển hạ tầng cho các thị trấn này là phát triển các KCN, CCN tại Than Uyên, Tân Uyên theo mô hình KCN đô thị – dịch vụ nhờ cự ly gần và kết nối thuận lợi với cao tốc Lào Cai – Hà Nội. Đồng thời, đẩy nhanh xây dựng dự án Hầm đường bộ qua đèo Hoàng Liên, rút ngắn quãng đường và thời gian di chuyển từ Sa Pa (Lào Cai) đến TT Tam Đường, cùng với việc nâng cấp QL.4D và triển khai các dự án đầu tư điểm du lịch để tạo đột phá về du lịch. Phấn đấu đến năm 2030, TP Lai Châu đạt phần lớn các chỉ tiêu nâng cấp lên đô thị loại II để có cơ sở tiếp hoàn thành các chỉ tiêu còn lại để trở thành đô thị loại II trong giai đoạn sau đó.
Xác định KKTCK quốc tế Ma Lù Thàng là một động lực, kết nối phát triển kinh tế quan trọng của Tỉnh nói riêng, tiểu vùng Tây Bắc nói chung. Phát triển KKTCK quốc tế Ma Lù Thàng trở thành cửa khẩu quan trọng trong trung chuyển, xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc và tiếp nhận khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam. Bên cạnh đó, với hạ tầng giao thông đang được cải thiện mạnh mẽ, tỉnh Lai Châu có thể tận dụng ưu thế kết nối với KKTCK quốc tế Lào Cai để phát triển kinh tế.
– Vùng kinh tế lâm – nông nghiệp sinh thái sông Đà (bao gồm huyện Mường Tè, Nậm Nhùn, Sìn Hồ): hướng phát triển chính là khoanh nuôi bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, rừng phòng hộ, trồng cây cao su với xây dựng các cơ sở chế biến. Khai thác lợi thế giao thông đường thủy, các trục đường giao thông QL.12, ĐT.127 phát triển dịch vụ vận tải, du lịch.
Sử dụng có hiệu quả diện tích mặt nước của các hồ thủy điện, phát triển nuôi trồng thủy sản. Sản phẩm chủ yếu: sản xuất điện, mủ cao su, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Kinh tế du lịch sinh thái, văn hóa dân tộc và NN chất lượng cao (ở cao nguyên Sìn Hồ): phát triển vùng thành khu du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nghỉ dưỡng, phát triển cây dược liệu, hoa, cây ăn quả ôn đới.
Nghiên cứu, đề xuất xây dựng cửa khẩu trên tuyến biên giới Việt – Trung đoạn cột mốc 17-18 để gia tăng xuất nhập khẩu.
Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Lai Châu
Báo cáo tóm tắt QH tỉnh Lai Châu
Báo cáo thuyết minh tổng hợp QH tỉnh Lai Châu
Tổng hợp bởi Duan24h.net