Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Tam Kỳ, Hội An, thị xã Điện Bàn và 15 huyện Bắc Trà My, Đại Lộc, Đông Giang, Duy Xuyên, Hiệp Đức, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn, Núi Thành, Phú Ninh, Phước Sơn, Quế Sơn, Tây Giang, Thăng Bình, Tiên Phước.

Vị trí địa lý tỉnh Quảng Nam

Quảng Nam là tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung. Tọa độ tỉnh Quảng Nam: từ 107o12’40” đến 108o44’20” kinh độ Đông, từ 14057’10’’ đến 16o03’50” vĩ độ Bắc:

  • Phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
  • Phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Kon Tum.
  • Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
  • Phía Đông giáp Biển Đông với đường bờ biển chạy dài trên 125 km và vùng đặc quyền kinh tế rộng hơn 40.000km2.

Phạm vi ranh giới: Toàn bộ phần lãnh thổ tỉnh Quảng Nam, với diện tích tự nhiên là 10.574,74 km2.

Nằm ở vị trí chiến lược của vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung – một trong những vùng kinh tế phát triển sôi động nhất cả nước, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, nhiều tập đoàn, công ty xuyên quốc gia lớn trên thế giới; phía Bắc là thành phố Đà Nẵng (trung tâm kinh tế – chính trị- văn hóa lớn nhất của miền Trung), phía Nam là KKT Dung Quất, đồng thời  là cửa ngõ ra biển đối với các tỉnh vùng Tây Nguyên, Trung và Nam Lào, tỉnh Quảng Nam đang có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc thu hút đầu tư, khoa học công nghệ, giao lưu kinh tế, văn hoá với cả nước và quốc tế.

Quảng Nam xếp thứ 3 về quy mô diện tích và thứ 4 về quy mô dân số so với 14 tỉnh trong Vùng; Quảng Nam có hệ thống giao thông với đầy đủ các phương thức vận tải gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không, là yếu tố quan trọng tạo thuận lợi trong giao lưu thương mại, hợp tác kinh tế, phát triển văn hóa – xã hội trong Vùng.

Vị trí địa lý của tỉnh Quảng Nam cũng nằm trên trung độ cả nước, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh là đầu mối giao lưu của hướng Bắc – Nam, đồng thời là cửa ngõ của khu vực miền Trung, Tây Nguyên và các nước lân cận.

Phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế – xã hội

Mô hình cấu trúc không gian phát triển “hai vùng, hai cụm động lực, sáu hành lang phát triển”, phát huy tiềm năng và lợi thế địa kinh tế – văn hoá – chính trị, tạo dựng các trung tâm, các trục hành lang, vùng chức năng thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Nam, cụ thể:

Phát triển không gian thành 02 vùng

Vùng Đông

Phát triển không vùng Đông gồm các huyện, thị xã, thành phố đồng bằng và ven biển, là vùng động lực của tỉnh, các ngành kinh tế chủ đạo là kinh tế biển, dịch vụ, công nghiệp sạch, du lịch, nông nghiệp công nghệ cao; tập trung các đô thị lớn, trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 01:18 PM, 03/05/2024)


Tam Kỳ là đô thị trung tâm hành chính, kinh tế, giáo dục, đào tạo; Hội An là đô thị di sản, du lịch, giao lưu quốc tế với các sản phẩm đặc sắc có chiều sâu văn hóa; Điện Bàn là đô thị phát triển công nghiệp, khoa học, đổi mới sáng tạo

Vùng Tây

Phát triển không gian vùng Tây gồm các huyện miền núi, là vùng bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên; phát triển vùng nguyên liệu lâm sản và dược liệu quốc gia; kinh tế vườn, trang trại, chăn nuôi; khai thác thuỷ điện, khoáng sản; bảo vệ khu vực biên giới.

Đô thị Khâm Đức – Phước Sơn và Thạnh Mỹ – Nam Giang là các đô thị chuyển tiếp, kết nối, giao lưu phát triển giữa khu vực đồng bằng tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng với Tây Nguyên và các nước trên Hành lang Đông Tây 2. Tập trung đầu tư các trục Quốc lộ liên kết vùng Đông với vùng Tây để tạo động lực phát triển vùng Tây.

Phát triển hình thành 02 cụm động lực

Cụm động lực Điện Bàn – Hội An – Đại Lộc

Xây dựng trở thành cực tăng trưởng phía Bắc của tỉnh, kết nối với các không gian kinh tế của thành phố Đà Nẵng. Thông qua tuyến đường bộ, hệ thống sông Vu Gia, Thu Bồn, Cổ Cò hình thành chuỗi đô thị ven sông, ven biển; phát triển hành lang du lịch dựa trên tuyến giao thông đường thủy sông Thu Bồn, Cổ Cò; nâng cao chất lượng khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc và các cụm công nghiệp tại Điện Bàn; điều chỉnh các cụm công nghiệp trên trục Quốc lộ 14B huyện Đại Lộc theo hướng kết nối, mở rộng thành các khu công nghiệp với hạ tầng đồng bộ, xử lý môi trường đảm bảo; khai thác nhu cầu đô thị hóa của thành phố Đà Nẵng và Hội An để phát triển không gian đô thị Điện Bàn, ưu tiên hình thành đô thị nghỉ dưỡng – giải trí ven biển và ven sông Cổ Cò, quản lý không gian công cộng và kiến trúc hai bên sông Cổ Cò chặt chẽ để hình thành tuyến sông du lịch đẹp của Việt Nam

Cụm đô thị động lực Phú Ninh – Tam Kỳ – Núi Thành

Kết nối các không gian kinh tế của 3 đơn vị hành chính Tam Kỳ, Núi Thành, Phú Ninh thành khu vực phát triển kinh tế công nghiệp, dịch vụ logistic cảng biển, hàng không, thương mại, du lịch biển, y tế, giáo dục – đào tạo, đô thị thông minh.

Chu Lai là khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, với hạt nhân là THACO Trường Hải, tiếp tục tái cấu trúc đồng thời với tổ chức sản xuất các sản phẩm mới phù hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 bảo vệ.

Bảo vệ và khai thác hiệu quả, bền vững hồ Phú Ninh thành khu du lịch sinh thái. Liên kết với tỉnh Quảng Ngãi trở thành cực tăng trưởng kinh tế trọng điểm của tỉnh.

Phát triển không gian thành 06 hành lang

Phát triển 03 hành lang Bắc – Nam

Phát triển 03 hành lang Bắc Nam gồm có :

(1) hành lang kinh tế ven biển nằm giữa QL1A và không gian ven biển, phát triển dọc tuyến đường Võ Chí Công và đường hành lang ven biển, tập trung các khu vực kinh tế biển, các không gian công nghiệp sinh thái, công nghiệp công nghệ cao, du lịch xanh và đô thị sông, biển gắn với cửa ngõ quan trọng là cảng biển và sân bay Chu Lai;

(2) hành lang kinh tế giữa QL1A và đường cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi, là hành lang kinh tế tổng hợp với công nghiệp theo hướng sinh thái, các đô thị trung tâm cấp huyện, kết nối với các không gian công nghiệp và đô thị Đà Nẵng, Quảng Ngãi, thúc đẩy mối liên kết vùng và các chuỗi giá trị

(3) hành lang đường Đông Trường Sơn và đường Hồ Chí Minh thuộc không gian phía Tây tỉnh, tập trung công nghiệp thuỷ điện, khai thác, chế biến khoáng sản, nông, lâm nghiệp, bảo tồn, phát huy văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số; là cửa ngõ giao thương với các tỉnh Tây Nguyên và Thừa Thiên-Huế.

Phát triển 03 hành lang Đông – Tây

Phát triển hành lang Đông – Tây, gồm: (1) hành lang QL40B kết nối phát triển du lịch biển với miền núi, vùng căn cứ cách mạng, vùng trung du đặc trưng Xứ Quảng, vùng dược liệu quí.

Kết nối hiệu quả không gian du lịch sinh thái – văn hóa thành phố Tam Kỳ với hồ Phú Ninh và Tiên Phước làm động lực phát triển lên Bắc Trà My và Nam Trà My (2) hành lang dọc QL14E và tuyến đường HCM qua Khâm Đức nối với cửa khẩu quốc tế Bờ Y, là trục giao lưu với vùng kinh tế Tây Nguyên và Nam Lào – Bắc Campuchia; (3) hành lang 14D nối với cửa khẩu quốc tế Nam Giang, thúc đẩy giao lưu kinh tế, hàng hóa với các nước trên Hành lang kinh tế Đông – Tây 2.

Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Quảng Nam

Lưu ý: Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình rà soát sau thẩm định

Quyết định phê duyệt và Báo cáo quy hoạch tỉnh Quảng Nam

Bản đồ hiện trạng

Bản đồ quy hoạch:

B_3_Sơ đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị, nông thôn

B_4_Sơ đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng

B_5.1_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (Kết cấu hạ tầng văn hóa, thể dục, thể thao)

B_5.2_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (Kết cấu hạ tầng thương mại)

B_5.3_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (Kết cấu hạ tầng giáo dục và đào tạo)

B_5.4_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (Kết cấu hạ tầng y tế)

B_5.5_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (Kết cấu hạ tầng bảo trợ xã hội, GDNN công lập)

B_6.1_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (mạng lưới giao thông)

B_6.2_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (mạng lưới cấp điện)

B_6.3_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (mạng lưới thủy lợi và mạng lưới cấp nước)

B_6.4_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (khu xử lý chất thải và nghĩa trang)

B_6.5_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (mạng lưới thông tin và truyền thông)

B_6.6_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (hạ tầng viễn thông thụ động)

B_7_Bản đồ phương án phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất

B_8.1_Bản đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

B_8.2_Bản đồ phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước

B_9.1_Sơ đồ phương án BVMT, thiên nhiên và đa dạng sinh học

B_9.2_Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai, thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu

B_10_Sơ đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện

B_11_Sơ đồ vị trí các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư trong thời kỳ quy hoạch

B_12.1_Sơ đồ chuyên đề (Phương án phát triển du lịch)

B_12.2_Sơ đồ chuyên đề (Phương án phát triển khoa học và công nghệ)

B_12.3_Sơ đồ chuyên đề (Phương án phát triển khu công nghiệp)

B_12.4_Sơ đồ chuyên đề (Phương án phát triển cụm công nghiệp)

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.7/5 - (6 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcLuật Căn Cước 2024 nghiêm cấm giữ, cầm cố, mua bán CCCD của người dân
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Bạch Thông (Bắc Kạn)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây