Mục lục

    Trọn bộ bản đồ quy hoạch Việt Nam năm 2024 bao gồm giao thông, đô thị, liên kết vùng, phát triển không gian và những dự án ưu tiên đầu tư.

    Thông tin Bản đồ Việt Nam

    Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam nằm trọn trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu, thuộc khu vực Đông Nam Á, có vị trí địa lý:

    Lãnh thổ Việt Nam có hình chữ S kéo dài theo hướng Bắc Nam với 3.260 km bờ biển (với trên 3.000 hải đảo lớn nhỏ, trong đó có khoảng 2.773 hòn đảo ven bờ) và biên giới đất liền dài 4.550 km.

    Tổng diện tích tự nhiên trên đất liền và các đảo là 331.236 km2, dân số năm 2020 là 97,58 triệu người, mật độ dân số bình quân đạt 295 người/km2. Ngoài phần đất liền và các quần đảo, đảo lớn nhỏ, nước ta còn có phần lãnh hải rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

    Việt Nam chia thành 3 miền, khu vực, cụ thể :


    Bản đồ Việt Nam theo vùng miền
    Bản đồ Việt Nam theo vùng miền

    Miền Bắc Việt Nam

    Với phân chia hiện tại thì miền Bắc Việt Nam, còn được gọi là Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh ở phía bắc tỉnh Thanh Hóa. Theo các cách phân chia về địa lý và kinh tế thì miền Bắc gồm các tiểu vùng như sau:

    Vùng lãnh thổ miền Bắc này được chia thành 3 vùng lãnh thổ nhỏ:

    Tây Bắc bộ (bao gồm 6 tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La). Vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng. Riêng Lào Cai, Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc.

    Đông Bắc bộ (bao gồm 9 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.)

    Đồng bằng sông Hồng (bao gồm 10 tỉnh thành: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.)

    Bản đồ địa lý Việt Nam mô phỏng 3D
    Bản đồ địa lý Việt Nam mô phỏng 3D

    Miền Trung Việt Nam

    Trung Bộ hiện nay được chia thành 3 khu vực nhỏ hơn là Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với thành phố trung tâm là Đà Nẵng.

    Trung Bộ bao gồm 19 tỉnh được chia làm 3 tiểu vùng:

    • Bắc Trung Bộ gồm có 6 tỉnh gồm : Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế
    • Duyên hải Nam Trung Bộ gồm có 7 tỉnh và 1 thành phố gồm :Tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận
    • Tây Nguyên gồm có 5 tỉnh gồm : Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

    Hai vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ được gọi chung là Duyên hải miền Trung. Khối núi Bạch Mã, nơi có đèo Hải Vân được coi là ranh giới giữa Bắc và Nam Trung Bộ.

    Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có khi được gọi tắt là Nam Trung Bộ, khiến cho nhiều người hiểu là Nam Trung Bộ và Tây Nguyên là hai vùng riêng biệt, dẫn đến một số tài liệu cũng có cách gọi như vậy.

    Hiện tại, vùng Trung Bộ có diện tích 151.234 km² (tỷ lệ 45,5% so với tổng diện tích cả nước) với số dân 26.460.660 người (tỷ lệ 27,4% so với tổng dân số cả nước), mật độ dân số bình quân 175 người/km².

    Miền Nam Việt Nam

    Nam Bộ có 19 tỉnh và thành phố được chia làm 2 tiểu vùng:

    • Đông Nam Bộ (còn gọi là Miền Đông) gồm có 5 tỉnh và 1 thành phố : Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh
    • Đồng bằng sông Cửu Long (còn gọi là Tây Nam Bộ hay Miền Tây) gồm có 12 tỉnh và 1 thành phố :Cần Thơ, An Giang, Bạc Liêu, Bến Tre, Long An, Cà Mau, Sóc Trăng, Hậu Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Kiên Giang, Tiền Giang

    Riêng tài liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (và một số ít tài liệu khác dựa theo số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê) lại xếp 5 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận vào miền Đông Nam Bộ.

    Bản đồ vùng kinh tế Việt Nam

    Việt Nam có sáu vùng kinh tế – xã hội gồm: Trung du và miền núi phía Bắc (14 tỉnh), đồng bằng sông Hồng (11 tỉnh, thành), Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung (14 tỉnh, thành), Tây Nguyên (5 tỉnh), Đông Nam Bộ (6 tỉnh, thành) và đồng bằng sông Cửu Long (13 tỉnh, thành).

    Bản đồ 6 vùng kinh tế xã hội của Việt Nam
    Bản đồ 6 vùng kinh tế xã hội của Việt Nam

    Xem trước bản đồ Việt Nam (size nhỏ)

    Tải về bản đồ Việt Nam khổ lớn năm 2024

    1. Sơ đồ vị trí Việt Nam (Tải về ⇓)
    2. Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên (Tải về ⇓)
    3. Hiện trạng đô thị dân cư (Tải về ⇓)
    4. Hiện trạng kinh tế xã hội (Tải về ⇓)
    5. Hiện trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (Tải về ⇓)
    6. Hiện trạng hạ tầng xã hội cấp quốc gia (Tải về ⇓)
    7. Hiện trạng phân vùng (Tải về ⇓)
    8. Định hướng phân vùng – liên kết vùng (Tải về ⇓)
    9. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật (Tải về ⇓)
    10. Định hướng hạ tầng xã hội (Tải về ⇓)
    11. Định hướng đô thị và nông thôn (Tải về ⇓)
    12. Định hướng sử dụng tài nguyên quốc gia (Tải về ⇓)
    13. Định hướng phát triển không gian (Tải về ⇓)
    14. Dự án ưu tiên được đầu tư (Tải về ⇓)

    Xem thêm : Danh sách bản đồ quy hoạch 63 tỉnh, thành phố tại Việt Nam

    Video giới thiệu nhanh địa lý Việt Nam

    Bản đồ Việt Nam (Vietnam Map, 越南地图, ベトナムの地図, 베트남 지도, Carte Viêt Nam, वियतनाम का नक्शा, แผนที่เวียดนาม, ផែនទី, ប្រទេសវៀតណាម, Peta Vietnam)

    Các dự án quan trọng giai đoạn đến năm 2030

    • Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025, tổng vốn dự kiến 262.783 tỷ đồng
    • Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành, giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 336.630 tỷ đồng
    • Dự án đường vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 38.396 tỷ đồng
    • Dự án đường vành đai 4 vùng thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 19.312 tỷ đồng
    • Dự án đường bộ cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 20.473 tỷ đồng
    • Dự án đường bộ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu, giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 15.590 tỷ đồng
    • Dự án đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng, giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 48.424 tỷ đồng
    • Dự án đường bộ cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài, giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 21.171 tỷ đồng
    • Dự án đường bộ cao tốc Cam Lộ – Lao Bảo, giai đoạn 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 11.024 tỷ đồng
    • Dự án đường bộ cao tốc Nội Bài – Bắc Ninh – Hạ Long, giai đoạn 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 16.479 tỷ đồng
    • Dự án đường bộ cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên, giai đoạn 2021 – 2025, 2026 – 2030 và sau năm 2030, tổng vốn dự kiến 61.371 tỷ đồng
    • Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku – Lệ Thanh, giai đoạn 2026 – 2030 và sau năm 2030, tổng vốn dự kiến 36.221 tỷ đồng
    • Dự án đường bộ cao tốc Hà TiênRạch Giá – Bạc Liêu, giai đoạn 2026 – 2030 và sau năm 2030, tổng vốn dự kiến 45.421 tỷ đồng
    • Dự án đường vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội, giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 38.771 tỷ đồng
    • Dự án đường vành đai 4 vùng Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 88.494 tỷ đồng
    • Dự án đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Tây, giai đoạn 2026 – 2030 và sau năm 2030, tổng vốn dự kiến 267.461 tỷ đồng
    • Dự án đường sắt tốc độ cao Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, giai đoạn 2021 – 2025 và 2026 – 2030, tổng vốn dự kiến 158.842 tỷ đồng
    • Dự án đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ, giai đoạn 2026 – 2030 và sau năm 2030, tổng vốn dự kiến 157.254 tỷ đồng
    • Dự án đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, giai đoạn 2026 – 2030 và sau năm 2030, tổng vốn dự kiến 56.883 tỷ đồng
    • Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (Phương án 180-200 km/h), giai đoạn 2026 – 2030 và sau năm 2030, tổng vốn dự kiến 1.334.243 tỷ đồng

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.


    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây