Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Đức Huệ (Long An)

101
Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Đức Huệ (Long An)
Bản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Đức Huệ (Long An)
Mục lục

    Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Đức Huệ (Long An) giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật  12/2024  bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.

    Hành chính và vị trí địa lý

    Huyện Đức Huệ tọa lạc ở phía bắc của tỉnh Long An và có vị trí địa lý như sau:

    Diện tích tự nhiên của huyện là 43.092,4 ha với 11 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Đông Thành (huyện lỵ) và 10 xã: Bình Hòa Bắc, Bình Hòa Hưng, Bình Hòa Nam, Bình Thành, Mỹ Bình, Mỹ Quý Đông, Mỹ Quý Tây, Mỹ Thạnh Bắc, Mỹ Thạnh Đông, Mỹ Thạnh Tây.

    Đức Huệ nằm tại rìa phía đông bắc của vùng Đồng Tháp Mười, gần vùng “Mỏ vẹt” của Campuchia. Kinh tế của huyện chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nhưng cũng có tiềm năng phát triển thương mại với Campuchia.

    Vị trí địa lý của Đức Huệ nằm tại rìa phía đông bắc của vùng Đồng Tháp Mười và tiếp giáp với vùng Đông Nam Bộ, là nơi chuyển tiếp từ Đông Nam Bộ xuống Đồng bằng sông Cửu Long.


    Trong tương lai, khi hoàn thành xây dựng các trục giao thông chính và tuyến đường vành đai biên giới N1, Đức Huệ sẽ khai thác các lợi thế phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

    Định hướng quy hoạch không gian huyện Đức Huệ

    Tính chất: là trung tâm công nghiệp – đô thị và dịch vụ, trung tâm thương mại biên giới gắn với kho CCN chế biến, vùng phát triển kinh tế quan trọng trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng ĐBSCL, vùng Đồng Tháp Mười và mậu dịch viên giới Campuchia.

    Hướng phát triển trọng tâm

    – Phát triển huyện Đức Huệ phát triển mạnh về công nghiệp, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp, hình thành trung tâm thương mại biên giới. Định hướng phát triển trọng tâm của huyện Đức Huệ là phát triển Khu công nghiệp và phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Áp dụng công nghệ kỹ thuật hiện đại vào công nghiệp và nông nghiệp, đảm bảo phát triển đô thị vùng với một nền công nghiệp hiện đại, thương mại dịch vụ phát triển mạnh và một nền nông nghiệp sinh thái.

    – Thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo nguồn lực phát triển kinh tế khu vực;

    – Cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống đô thị, các trung tâm dân cư xã trở thành các trung tâm kinh tế, khu công nghiệp, thúc đẩy các vùng trong huyện;

    – Thực hiện triển khai các dự án quy hoạch, môi trường trên phương thức tích hợp đa ngành.

    Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư

    (1) Định hướng phát triển thị trấn trong huyện

    – Thị trấn Đông Thành ( định hướng lên đô thị loại IV): Là đô thị hạt nhân của huyện Đức Huệ, liên kết với các đô thị, công nghiệp – dịch vụ xung quanh và phát triển khu kinh tế cửa khẩu quốc gia Mỹ Quý Tây. Là động lực phát triển của huyện Đức Huệ kết hợp với việc mở rộng, chỉnh trang đô thị và xây dựng mới, là trung tâm hành chính, văn hóa, kinh tế cho huyện Đức Huệ theo từng giai đoạn phát triển. Các đô thị chức năng xung quanh hình thành các đô thị vệ tinh, với các trung tâm thương mại và dịch vụ, phục vụ cho nhu cầu phát triển đô thị. Dân số phát triển và đô thị hóa nhanh chóng, thu hút dân nhập cư, gắn liền với khu nhà ở chung cư và các khu trung tâm thương mại dịch vụ. Phát triển theo hướng: thương mại – dịch vụ, nông nghiệp và công nghiệp.

    – Đẩy mạnh các hoạt động thương mại tại các trung tâm thương mại, các chợ, dọc theo tuyến QL.N2, ĐT.816 và các trục giao thông kết nối chính. Tiếp tục phát triển các loại hình du lịch sinh thái – tâm linh, mở rộng và đa dạng các loại hình du lịch, sản phẩm du lịch.

    Quy mô đất đai: 320ha

    Quy mô dân số: Năm 2025: 9.560 người; Năm 2030: 16.000 người.

    (2) Xác định các cụm xã

    – Các cụm xã gắn liền với sản xuất tại huyện Đức Huệ bao gồm sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Hình thái dân cư là dạng tuyến – cụm theo mô hình NTM.

    – Phát triển cây lúa chủ yếu tại các xã, thực hiện cánh đồng lớn. Phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các xã Bình Hòa Nam, Bình Hòa Hưng và Mỹ Bình trở thành cực phát triển nông nghiệp của huyện. Phát triển khu phức hợp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, điện năng lượng mặt trời và sân golf. Phát triển vùng chuyên canh cây chanh.

    – Phát triển mô hình cánh đồng lớn tại các xã như Mỹ Thạnh Đông, Mỹ Thạnh Tây, Mỹ Quý Tây, Bình Hòa Bắc, Mỹ Bình và Bình Thành với việc chuyên canh lúa chất lượng cao…

    – Ngoài ra, tập trung phát triển khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao “Nuôi trồng, chế biến, bảo quản nông sản” tại xã Mỹ Thạnh Tây; khu trồng chuối công nghệ cao xuất khẩu tại xã Mỹ Bình, Mỹ Thạnh Bắc.

    – Vùng phát triển công nghiệp tập trung tại 2 xã: Mỹ Thạnh Bắc (với khu công nghiệp Mỹ Thạnh Bắc quy mô 162ha), và xã Mỹ Quý Tây (với CCN Mỹ Quý Tây có quy mô 50 ha).

    – Phân bố các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng tại các xã: Bình Thành, Mỹ Thạnh Bắc, Bình Hòa Bắc, Mỹ Quý Đông.

    – Phân bố các nhà máy sản xuất điện năng lượng mặt trời tại các xã: Mỹ Thạnh Tây, Bình Hòa Nam, Mỹ Thạnh Bắc.

    Định hướng hạ tầng giao thông

    (i) Đường bộ:

    – Hoàn thiện mạng lưới đường tỉnh giúp kết nối tốt các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện với các tuyến Quốc lộ và Cửa khẩu Mỹ Quý Tây.

    – Các tuyến đường huyện đảm bảo đạt cấp kỹ thuật cấp V, cấp VI, các tuyến đường trục xã đảm bảo thông suốt quanh năm đối với xe 4 bánh.

    – Đối với thị xã và các trung tâm huyện đầu tư nhựa hoá và nâng cấp các tuyến, đồng thời mở mới một số đoạn tuyến để phục vụ nhu cầu vận tải.

    – Đầu tư xây dựng, nâng cấp đảm bảo 100% xã có đường với mặt đường được cứng hóa nối từ quốc lộ, đường tỉnh đến trung tâm xã và đi lại thuận tiện quanh năm.

    – Nâng cấp đường trục xã, liên xã đến năm 2020 có 100% đạt cấp kỹ thuật đường GTNT loại A, B và C. Sau năm 2020 sẽ đạt 100% tiêu chuẩn đường GTNT tối thiểu loại AH, A.

    – Nâng cấp, xây dựng mới đường trục ấp, xóm đạt tỷ lệ cứng hóa chung là 50% và xóa bỏ cầu khỉ trên các tuyến này.

    (ii) Đường thủy:

    – Các tuyến nội huyện phấn đấu liên thông đồng bộ, thuận lợi cho các phương tiện trọng tải đến 100 tấn, tàu khách 15 – 30 ghế đến tất cả các trung tâm huyện, các điểm dân cư.

    – Xây dựng, nâng cấp hệ thống cảng trên sông Vàm Cỏ.

    Bản đồ KHSDĐ Đức Huệ 2024 (13,2 MB)

    Bản đồ QHSDĐ Đức Huệ 2030 (6,47 MB)

    (Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Đức Huệ (Long An) năm 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây