Tỉnh Long An có diện tích 4.494,79 km² thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương liền kề với Thành phố Hồ Chí Minh.
Long An nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống các quốc lộ: 1, 50, 62, N1, N2 (Đường Hồ Chí Minh). Tỉnh được xem là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng Sông Cửu Long.
DANH MỤC TỈNH LONG AN
Thông tin, bản đồ quy hoạch tỉnh Long An |
Tin tức bài viết liên quan đến Long An |
Dự án tại tỉnh Long An |
Địa điểm nổi tiếng tại tỉnh Long An |
Thông tin chung tỉnh Long An
Tỉnh Long An có 15 đơn vị hành chính cấp huyện gồm Thành phố Tân An, Thị xã Kiến Tường và 13 huyện : Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng.
Tỉnh Long An thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, có tọa độ địa lý từ 105030′ 30 đến 106047′ 02 kinh độ Đông và 10023’40 đến 11002′ 00 vĩ độ Bắc, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 45 km theo Quốc lộ 1, có vị trí địa lý:
- Phía đông và đông bắc giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh
- Phía tây và tây bắc giáp giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Prey Veng, Vương quốc Campuchia
- Phía nam giáp tỉnh Tiền Giang
- Phía bắc tỉnh Svay Rieng, Vương quốc Campuchia
Long An được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam.
Quy hoạch giao thông
Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long, có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông kết nối tỉnh với khu vực khá hoàn chỉnh, bao gồm đường bộ lẫn đường thủy.
Các tuyến quốc lộ – cao tốc:
- Hiện hữu: 1, 50, 62, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương.
- Dự kiến: 50B (Đường động lực TPHCM – Long An – Tiền Giang), N1, Đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Đường Vành đai 3, Đường Vành đai 4.
Các tuyến đường tỉnh được đánh số từ 816 – 840.
Ngoài hệ thống giao thông đường bộ Long An cũng là tỉnh có hệ thống giao thông đường thủy chằng chịt với các tuyến giao thông như sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây, sông Rạch Cát (sông Cần Giuộc). Các tuyến đường thủy quan trọng như Thành phố Hồ Chí Minh – Kiên Lương, Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh – Tây Ninh đều qua Long An theo kênh Nước Mặn, sông Rạch Cát, sông Vàm Cỏ Đông. Các loại phương tiện vận tải thủy trên 100 tấn có thể theo các kênh rạch như Phước Xuyên, Dương Văn Dương, Trà Cú, Kinh Xáng, sông Bến Lức, sông Rạch Cát, kinh Thủ Thừa… đi từ miền Tây đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Dọc theo tuyến biên giới ở Long An, hiện nay có 5 cửa khẩu, bao gồm:
- Mỹ Quý Tây (Xòm-Rông) – Đức Huệ
- Hưng Điều A (Đức Huệ)
- Bình Hiệp (Prây-Vo) – Thị xã Kiến Tường
- Vàm Đồn – Vĩnh Hưng
- Kênh 28 – Vĩnh Hưng
Ngoài ra, còn có 5 điểm trao đổi hàng hoá khác như Voi Đình, Sóc Rinh thuộc huyện Đức Huệ, Tà Lọt thuộc huyện Mộc Hoá, Rạch Chanh, Tàu Nu, Cây Trâm Dồ thuộc huyện Vĩnh Hưng.
Những khu du lịch Long An nổi tiếng
- Nhà cổ trăm cột có địa chỉ tại Xã Long Hựu Đông, huyện Cần Đước, tỉnh Long An
- Cảng biển Tân Lập có địa chỉ tại Tân Lập, Cần Giuộc, Long An
- Làng nổi Tân Lập có địa chỉ tại Xã Tân Lập, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An
- Khu du lịch sinh thái Đồng Tháp Mười có địa chỉ thuộc các huyện Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thạnh Hóa và Tân Thạnh
- Khu du lịch sinh thái Cát Tường Phú Sinh có địa chỉ tại tỉnh lộ 9, xã Mỹ Hạnh, Đức Hòa, Long An
- Đất ngập nước láng sen có địa chỉ tại xã Vĩnh Lợi-Vĩnh Đại, huyện Tân Hưng, tỉnh Long An