Bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thị xã An Nhơn (Bình Định) giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật 12/2024 bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Hành chính và vị trí địa lý
Vị trí địa lý của thị xã :
- Phía Đông giáp huyện Tuy Phước
- Phía Tây giáp các huyện Tây Sơn, Vân Canh
- Phía Nam giáp các huyện Tuy Phước, Vân Canh
- Phía Bắc giáp huyện Phù Cát.
Thị xã An Nhơn có diện tích 242,7 km² với 15 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm 5 phường: Bình Định, Đập Đá, Nhơn Hòa, Nhơn Hưng, Nhơn Thành và 10 xã: Nhơn An, Nhơn Hạnh, Nhơn Hậu, Nhơn Khánh, Nhơn Lộc, Nhơn Mỹ, Nhơn Phong, Nhơn Phúc, Nhơn Tân, Nhơn Thọ.
Thị xã An Nhơn có hệ thống giao thông rất thuận lợi gồm có đường quốc lộ 1A, quốc lộ 19 và đường sắt Bắc – Nam đi xuyên qua, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá trong và ngoài tỉnh.
Đây cũng là địa phương có dự án Đường cao tốc Quảng Ngãi – Bình Định và dự án Đường cao tốc Bình Định – Nha Trang đi qua đang được xây dựng.
Thị xã định hướng cơ cấu phát triển công nghiệp, trên địa bàn thị xã có Khu công nghiệp Nhơn Hòa và các cụm công nghiệp: Gò Đá Trắng, Phường Bình Định, Nhơn Phong, Thanh Liêm, Tân Đức, Gò Sơn, Đồi Hoả Sơn, Thắng Công, Nhơn Tân, An Mơ.
Quy hoạch thị xã An Nhơn đến năm 2030
Định hướng phát triển không gian đô thị
Thị xã An Nhơn có các tuyến giao thông Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19, Quốc lộ 19B đi qua, trong quy hoạch mở rộng không gian đô thị, thị xã tận dụng các lợi thế này để hình thành các chuỗi đô thị vệ tinh. Với mô hình phát triển đô thị theo hướng đơn trung tâm, đa cực, phát triển theo hệ thống giao thông, bao gồm:
– Khu vực trung tâm đô thị là phường Bình Định; các khu vực phát triển bao gồm một phần Nhơn Hưng, Nhơn An, một phần Nhơn Hoà.
– Cực phát triển phía Bắc xác định Phường Đập Đá làm hạt nhân phát triển, các khu vực xung quanh bao gồm Nhơn Thành, Nhơn Hậu, Nhơn Mỹ, Nhơn An, một phần Nhơn Hưng.
– Cực phát triển mới ở phía Nam là Nhơn Hòa, hỗ trợ cho khu vực Bình Định, Nhơn Thọ và hành lang công nghiệp dọc Quốc lộ 19.
– Cực phát triển phía Tây lấy Nhơn Phúc làm cực phát triển, hỗ trợ các xã Nhơn Khánh, Nhơn Lộc, trục tác động là ĐT 636 (Gò Bồi – Lai Nghi).
Định hướng sản xuất nông nghiệp
Tiếp tục tăng tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu ngành nông – lâm – thuỷ sản.
Đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị, gắn với việc xây dựng nông thôn mới. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên cơ sở ưu tiên đầu tư cho các loại cây, con có hiệu quả kinh tế cao.
Phát triển bền vững khu vực nông thôn theo hướng củng cố các thành quả xây dựng nông thôn mới, phát triển bền vững và nâng cao tiêu chuẩn, góp phần nâng cao mức sống người dân tại khu vực này. Ưu tiên bảo vệ nghiêm ngặt đất trồng lúa nước theo chỉ tiêu phân khai của tỉnh.
Theo đó ưu tiên phát triển trồng lúa và ổn định đất trồng lúa tại các khu vực hưởng lợi từ các công trình thuỷ lợi của thị xã. Đối với việc xác định diện tích linh hoạt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi đảm bảo không làm thay đổi tính chất, điều kiện sử dụng đất trồng lúa để có thể chuyển lại trồng lúa khi cần thiết; hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi đất trồng lúa, nhất là đất chuyên trồng lúa nước sang đất phi nông nghiệp.
Đối với các vùng gò đồi, địa hình dốc thoải, có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp thì ưu tiên phát triển trồng cây lâu năm hoặc phát triển trang trại chăn nuôi tập trung. Theo đó:
+ Khu vực sản xuất lúa nước: phân bố đều ở tất cả các xã, phường của thị xã An Nhơn, nhưng tập trung nhiều ở phường Nhơn Hoà là 723,18ha.
+ Khu vực trồng cây lâu năm: có ở hầu hết các xã, phường trong đó các xã, phường có diện tích lớn như: xã Nhơn Tân, xã Nhơn Thọ, xã Nhơn Mỹ, phường Nhơn Hòa.
– Khu lâm nghiệp: Phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng theo quy hoạch 03 loại rừng đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Đối với các vùng đất cao, độ dốc trên 250 được ưu tiên phát triển lâm nghiệp.
+ Vùng rừng phòng hộ: Chỉ tập trung phân bố ở xã Nhơn Tân – vùng đầu nguồn hồ Núi Một. + Vùng rừng sản xuất: Phân bố trải khắp địa bàn các xã/ phường, trong đó tập trung nhiều nhất ở địa bàn các xã/phường: xã Nhơn Tân, xã Nhơn Thọ và phường Nhơn Hòa.
Định hướng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
– Đẩy mạnh phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp với nhịp độ cao, hiệu quả, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng Công nghiệp – Xây dựng trong nền kinh tế thị xã.
Phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp gắn với các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm sản xuất ngoài cụm công nghiệp và làng nghề đã được quy hoạch, gắn với phát triển nông nghiệp và nông thôn để thúc đẩy tăng trưởng.
– Không gian phát triển: Ngành công nghiệp sản xuất linh kiện, thiết bị điện và điện tử, phát triển tại các cụm công nghiệp gần tuyến giao thông Quốc lộ 19B, gần sân bay Phù Cát.
Ngành công nghiệp chế biến gắn với chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp: chế biến nông sản, thức ăn chăn nuôi, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng… phát triển tại khu công nghiệp Nhơn Hòa, cụm công nghiệp Tân Nghi và các cụm công nghiệp dọc Quốc lộ 19.
Ngành công nghiệp sản xuất thực phẩm, may mặc, đóng gói, các sản phẩm phụ trợ công nghiệp,… phát triển tập trung tại các cụm công nghiệp trong các phường và khu vực lân cận. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề tập trung vào cụm công nghiệp Thắng Công và các điểm Tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
– Phát triển các sản phẩm chủ lực bao gồm chế biến đồ gỗ và lâm sản khác, Khai thác, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thức ăn gia súc, công nghiệp cơ khí, công nghiệp dệt may – da giày.
Lồng ghép chương trình phát triển Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và Nông nghiệp – nông thôn để tác động cùng nhau phát triển đạt hiệu quả. Xây dựng thông tin chuyên đề về phát triển công nghiệp trên địa bàn.
Định hướng phát triển thương mại – du lịch
– Vùng nội thị hành lang Quốc lộ 1A từ Nhơn Thành đến Nhơn Hòa: Phát triển hệ thống trung tâm thương mại, khách sạn nhà hàng, khu vui chơi giải trí, dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ du lịch tâm linh, đại lý phân phối lớn được nhượng quyền thương mại (hệ thống showroom, trung tâm giới thiệu sản phẩm) hệ thống chợ và cửa hàng bán buôn và hệ thống cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
– Vùng hành lang Quốc lộ 19 từ đến Nhơn Hòa (ngã 3 cầu Gành) đến giáp Tây Sơn: Phát triển đa dạng các dịch vụ phụ trợ liên quan đến quá trình phân phối hàng hoá (logistic) như: bảo quản, lưu kho hàng hoá; lắp ráp, sắp xếp và phân loại hàng hoá có khối lượng lớn, bốc dỡ và phân phối lại đối với hàng hoá khối lượng nhỏ, dịch vụ kho bãi chi phí thấp phục vụ cho các khu, cụm, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn cho vùng phía Nam và cho vùng phục cận, thành phố Quy Nhơn.
– Hình thành các tuyến du lịch sinh thái, văn hoá, lịch sử, tâm linh theo hướng kết nối với các tuyến và vùng du lịch của tỉnh để khai thác tiềm năng du lịch ở địa phương như: Thành Hoàng Đế, Đàn Nam Giao và Tháp Cánh Tiên – Nhơn Hậu, Chùa Thập Tháp – Nhơn Thành, Khu di tích Chi bộ Hồng Lĩnh – Nhơn Mỹ, Mộ tập thể liệt sỹ Sư đoàn 3 Sao Vàng – Đập Đá, Chùa Thiên Hưng – Nhơn Hưng; các làng nghề truyền thống như: rượu Bàu đá – Nhơn Lộc, rèn Tây Phương Danh – Đập Đá, tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, Mai vàng – Nhơn An; Hồ Núi Một gắn kết với Khu di tích An Trường – Nhơn Tân, khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng dọc hai bờ sông Cầu Gành gắn với tham quan Nhà lưu niệm Bàn Thành tứ hữu, di tích Cầu Gành – Bình Định,…
Tài liệu tham khảo :
- Quyết định phê duyệt KHSDĐ An Nhơn 2024
- Danh mục công trình dự án KHSDĐ An Nhơn 2024
- Quyết định 268, Báo cáo thuyết minh, Bản đồ, Phụ lục, … năm 2030
Bản đồ KHSDĐ TX. An Nhơn 2024 (12 MB)
Bản đồ QHSDĐ TX. An Nhơn 2030 (10,6 MB)
(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thị xã An Nhơn (Bình Định) năm 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)