Quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: Thủ Đức, Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú, Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.
Cập nhật: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1711/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tổng quan và vị trí địa lý TP Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, hay TP.HCM (viết tắt), còn được biết đến dưới cái tên thân thuộc Sài Gòn, là trung tâm đô thị lớn nhất tại Việt Nam và đồng thời là một siêu đô thị tiềm năng trong tương lai gần. Nó đóng vai trò quan trọng như là trung tâm kinh tế, giải trí, cũng như là một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục hàng đầu tại Việt Nam. TP.HCM có đặc điểm là thành phố trực thuộc trung ương và thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam.
Nằm giữa khu vực chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, TP.HCM hiện nay có tổng diện tích là 2.095 km2 (tương đương 809 dặm vuông Anh). Dữ liệu điều tra dân số sơ bộ năm 2021 ghi nhận tổng dân số là 9.166.800 người, chiếm 9,3% dân số cả nước, với mật độ dân số trung bình là 4.375 người/km², mức cao nhất trên toàn quốc. Tuy nhiên, nếu tính cả những người cư trú không đăng ký hộ khẩu, dân số thực tế của TP.HCM vào năm 2018 gần đạt 14 triệu người.
Vào năm 2011, TP.HCM đóng góp 21,3% vào tổng sản phẩm nội địa (GDP) và 29,38% vào tổng thu ngân sách của Việt Nam. Thành phố này còn nổi bật với chỉ số phát triển con người ở mức cao, đứng ở vị trí thứ hai trong số các đơn vị hành chính trên toàn quốc.
TPHCM nằm ở phía Nam Việt Nam, thuộc miền Đông Nam Bộ, cách Hà Nội 1.730 km theo đường bộ, có vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á; nằm trên các tuyến hàng hải, đường bộ, hàng không trọng yếu quốc tế, là cửa ngõ quốc tế chính phía Nam của Việt Nam; là một đầu mối giao thông quan trọng, nối liền các tỉnh trong vùng.
Ranh giới hành chính: Bao gồm thành phố Thủ Đức và 21 đơn vị hành chính cấp quận, huyện.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương;
- Phía Nam giáp biển Đông;
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;
- Phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Định hướng phát triển hệ thống đô thị
Hệ thống đô thị: Toàn TP.HCM là đô thị loại đặc biệt, bao gồm 5 đô thị:
(i) 01 đô thị trung tâm loại đặc biệt;
(ii) 01 TP. Thủ Đức loại 1;
(iii) 03 Thành phố vệ tinh: Thành phố phía Bắc gồm H. Hóc Môn – H. Củ Chi (loại III), Thành phố phía Tây gồm H. Bình Chánh (loại III), Thành phố phía Nam gồm Quận 7 – H. Nhà Bè – H. Cần Giờ (loại III).
Ranh giới chính thức của các thành phố trực thuộc TP.HCM được xác định tại đề án thành lập các thành phố này.
Định hướng phát triển các đô thị:
– Hệ thống đô thị phát triển theo mô hình đa trung tâm, lấy các vùng có tiềm năng trở thành các động lực kinh tế hoặc đã là các động lực phát triển kinh tế làm trung tâm, gắn kết môi trường sống và làm việc hợp lý, để giảm thiểu nhu cầu giao thông và tăng sức hấp dẫn của các không gian làm việc.
– Phát triển đô thị theo các hành lang, vùng trọng điểm, tạo nên những hệ sinh thái đô thị, kinh tế, văn hoá đô thị có khả năng tạo ra những giá trị tương hỗ, tích hợp trong tổng thể chung.
– Phát triển đô thị trên cơ sở tôn tạo, bảo tồn và khai thác sự đa dạng về sinh thái, cảnh quan để làm gia tăng giá trị kinh tế đô thị và làm giàu bản sắc đô thị.
– Phát triển đô thị lấy giao thông công cộng làm trọng tâm, kết hợp với khai thác, phát huy hợp lý hệ thống giao thông đa phương tiện.
– Phát triển đô thị trên cơ sở nâng cao hiệu quả và chất lượng quản lý đô thị, tạo ra những dư địa phát triển và giá trị mới, trên nền tảng những giá trị đã có và tiếp tục được bổ sung trong các giai đoạn quy hoạch.
Bản đồ, tài liệu quy hoạch TP HCM
Lưu ý: Hồ sơ quy hoạch thành phố Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình rà soát sau thẩm định
Báo cáo tóm tắt quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch TP Hồ Chí Minh
Danh sách bản đồ quy hoạch:
2. Sơ đồ đánh giá tổng hợp đất đai theo các mục đích sử dụng TP Hồ Chí Minh
3. Sơ đồ phương án quy hoạch hệ thống đô thị nông thôn
4. Sơ đồ phương án tổ chức không gian và phân vùng chức năng
5.1. Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (y tế, giáo dục, an sinh xã hội)
5.2. Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng xã hội (văn hóa, di tích lịch sử, thể thao, chợ)
5.3. Sơ đồ phương án phát triển Du lịch
6.1. Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng cấp nước sạch
6.4. Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy)
6.5. Sơ đồ phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật thủy lợi
7. Sơ đồ phương án phân bổ và khoanh vùng các chỉ tiêu sử dụng đất TP Hồ Chí Minh
8. Sơ đồ phương án thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên
9.1. Sơ đồ phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học
9.2. Sơ đồ phương án phòng chống thiên tai và ứng phó biến đối khí hậu
10. Sơ đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện, vùng huyện
12.1. Sơ đồ phương án phát triển lâm, nông nghiệp và thủy sản
Tổng hợp bởi Duan24h.net