Quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060: Thành phố Thủ Đức và 16 quận gồm Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 7, Quận 8, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú và 5 huyện : Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè.

Vị trí địa lý và phạm vi lập quy hoạch

TP. Hồ Chí Minh (TP.HCM) nằm ở trung tâm Nam Bộ và phía Tây Nam của vùng Đông Nam Bộ. Thành phố nằm trong tọa độ địa lý khoảng: 10 o 10’- 10o38’ vĩ độ Bắc và 106o22’ – 106o54’ kinh độ Đông. TP.HCM nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông, là tâm điểm của khu vực Đông Nam Á.

Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng, là cửa ngõ quốc tế (có cảng Sài Gòn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất) và nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp: toàn bộ địa giới hành chính Tp.HCM với tổng diện tích khoảng 2095 km2, bao gồm: 1 Thành Phố (TP. Thủ Đức), 16 quận và 5 huyện với 322 phường-xã, thị trấn.

Định hướng phát triển không gian

Mô hình phát triển không gian đô thị:

Thành phố Hồ Chí Minh phát triển theo mô hình đô thị đa trung tâm, gắn với đa dạng không gian sinh thái, bao gồm vùng đô thị trung tâm và 4 vùng đô thị phía Đông (thành phố Thủ Đức), phía Tây, phía Nam và phía Bắc; Hội tụ và lan tỏa động lực phát triển bởi sông Sài Gòn, 9 trục xuyên tâm, 3 vành đai và hành lang kinh tế biển; Kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia và quốc tế;

Mỗi vùng đô thị đều là những vùng đa chức năng, có thể đáp ứng nhu cầu việc làm và môi trường sống có chất lượng cao, tại chỗ, cho bộ phận lớn người dân và thực hiện vai trò trung tâm Vùng, Quốc gia và Quốc tế; Đô thị phát triển tập trung gắn với giao thông công cộng; Từ các trung tâm sản xuất, kinh doanh có thể kết nối đến cảng biển, sân bay và rừng ngập mặn, trong vòng 15 – 20 phút.

Định hướng phát triển không gian các vùng đô thị đô thị:

(1) Vùng đô thị trung tâm – được giới hạn bởi sông Sài Gòn, Quốc lộ 1, kênh Đôi và Kênh Tẻ: tính chất chính là hành chính, đối ngoại, thương mại, dịch vụ, kinh tế tri thức, đô thị sáng tạo…; Trung tâm của vùng đô thị trung tâm là khu vực trung tâm Sài Gòn, Chợ Lớn và phụ cận, đồng thời là trung tâm chính của toàn Thành phố. Dự báo quy mô dân số đến năm 2040 là khoảng 5,38 – 6,57 triệu người; đến năm 2060 là khoảng 5,44 – 6,65 triệu người. đất xây dựng đô thị khoảng 15.100 – 16.700 ha, đất dân dụng khoảng 12.000 – 13.300 ha – chỉ tiêu 20-22 m2/người.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 02:59 PM, 19/05/2024)


Bao gồm các khu vực:

● Khu vực trung tâm Sài Gòn và phụ cận – các quận 1,3,4 – khu vực lõi đô thị trung tâm:

+ Là khu đô thị mang tính chất biểu tượng, hành chính, ngoại giao, “CBD”, trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp và là điểm đến du lịch cũng như nơi ở có khả năng hấp dẫn nhóm lao động trình độ cao, du khách quốc tế.

+ Chú trọng bảo tồn cấu trúc đô thị cũ, bảo tồn di sản, đồng thời phát triển thật hiệu quả các khu đất có khả năng chuyển đổi, tạo động lực phát triển mới cho vùng lõi, đặc biệt là các khu vực: Cống Quỳnh, vùng ven kênh Bến Nghé (Quận 1), vùng ven kênh Nhiêu Lộc và khu vực xí nghiệp ga Hoà Hưng (Quận 3), vùng cảng Khánh Hội và dọc đường Bến Vân Đồn, Bạch Đằng (Quận 4).

+ Khuyến khích cải tạo, nâng cấp và tái phát triển các khu vực ven kênh Nhiêu Lộc (Quận 1), khu phía Tây Quận 3 cũng như các khu vực vùng ven khác trong khu vực lõi đô thị trung tâm.

● Khu vực đô thị Chợ lớn và phụ cận: Các quận 5, 6,10,11.

+ Phát huy giá trị của một trung tâm thương mại, một điểm đến du lịch tầm cỡ quốc tế.

+ Nâng cấp, cải tạo những khu vực chiến lược như khu vực C30 ở Quận 10, các khu đất y tế, giáo dục lớn đang có hệ số sử dụng thấp ở cả quận 10 và quận 5, khu vực trường đua Phú Thọ, công viên nước Đầm Sen, khu vực dọc kênh Tàu Hũ và kênh Đôi để tạo ra những động lực mới hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn, với mục tiêu chính là bổ sung không gian thương mại, dịch vụ, không gian xanh, công cộng, đặc biệt là những loại hình dịch vụ phục vụ thương mại như trung tâm thương mại, hội chợ triển lãm…

● Đô thị sân bay – thuộc các quận Phú nhuận, Tân bình, Tân phú: – Tiểu vùng Phú Nhuận và Tân Bình – Nam sân bay:

+ Tăng cường phát huy vai trò của đô thị sân bay, bao gồm các dịch vụ phục vụ hàng không, du khách, doanh nghiệp, văn phòng, khuyến khích phát huy vai trò của đầu mối ngành dệt may dần trở thành một trung tâm dịch vụ về may mặc, tạo mốt đẳng cấp quốc gia và khu vực, tận dụng nguồn nhân lực phân tán của lĩnh vực dệt may.

+ Khuyến khích tái cấu trúc lại một số điểm nút quan trọng, gắn với sân bay và chợ Tân Bình, để tạo thêm những không gian thương mại dịch vụ mới, hiện đại, quy mô, là những tổ hợp đa năng cao tầng, trong đó chức năng ở là thứ yếu, chủ yếu chỉ đảm bảo tái định cư tại chỗ.

+ Cải thiện, nâng cấp, làm rõ bản sắc không gian một số khu vực, điển hình là các khu vực hẻm đặc thù quận Phú Nhuận, để thuận lợi cho du khách và người dân tiếp cận sâu vào các cấu trúc không gian đô thị lịch sử, qua đó tạo thuận lợi cho việc phát huy yếu tố du lịch, dịch vụ may mặc, tạo mốt…

– Khu vực đô thị giữa hai sông (Sài Gòn và Vàm Thuật) – Quận 12:

+ Phát triển khu vực này thành một khu vực đô thị ven sông cao cấp, một điểm đến và không gian sống thật hấp dẫn và độc đáo ở phía Bắc của vùng đô thị trung tâm, là cửa ngõ đô thị phía Đông kết nối với Bình Dương, thông qua việc bảo tồn và phát huy cảnh quan sinh thái ven sông Sài Gòn và Vàm Thuật, tạo những hành lang xanh theo mạch nước hiện hữu, kết nối giữa hai sông, bổ sung kết nối giao thông thuỷ, bộ và giao thông công cộng dọc theo mạng hạ tầng xanh. Cấu trúc phát triển đô thị bao gồm một vùng đô thị thương mại dịch vụ đa năng, hệ số sử dụng cao, dọc theo đường vành đai 2 và những dải đô thị cao cấp, mật độ thấp hơn chạy theo các mạch không gian xanh giữa hai sông, đan xen những công trình điểm nhấn, không gian công cộng, du lịch cao cấp.

– Phía Đông, Bắc Gò Vấp – Bắc sân bay:

+ Tối đa hoá khả năng bổ sung việc làm trong khu vực, để giảm thiểu giao thông con lắc, đồng thời tăng cường kết nối giữa khu vực này với những trung tâm việc làm tại Thủ Đức và khu vực lõi của vùng đô thị trung tâm.

+ Phát triển dải trung tâm đô thị dọc sông Vàm Thuật – Tham Lương, kết nối với hành lang phát triển ven sông Sài Gòn và các tuyến giao thông Bắc Nam dẫn về trung tâm; chú trọng việc tái cấu trúc những khu vực đất công, để tạo ra những trung tâm đô thị đa năng mật độ cao; tái cấu trúc, điều chỉnh thiết kế công viên Gò Vấp để có thể tổ chức các lễ hội, sự kiện lớn, cần tập trung đông người. Nghiên cứu mở thêm ga hàng không về phía Bắc để phát triển khu này thành một khu đô thị sân bay mới, với những tiềm năng về du lịch, dịch vụ, logistics sân bay.

● Khu đô thị Gia định ven sông – thuộc các quận Bình thạnh, Gò vấp, một phần Quận 12:

+ Tăng cường liên kết, phát huy thế mạnh và bổ trợ động lực phát triển giữa các khu chức năng mới và các khu chức năng hiện hữu; tăng cường không gian xanh, không gian công cộng, cũng như kết nối xuyên suốt bên trong vùng đô thị hiện hữu. Tập trung tái cấu trúc dọc theo các rạch chính, đặc biệt là các rạch Văn Thánh, Cầu Bông, tạo ra những liên kết hạ tầng và không gian cảnh quan sinh thái theo hướng Bắc Nam.

● Khu vực Thanh Đa – Trung tâm đô thị, hành chính và công viên ngập nước tầm cỡ quốc tế

+ Phát triển Thanh Đa thành một điểm đến đặc biệt hấp dẫn, đẳng cấp quốc tế, tạo thành một tam giác với khu trung tâm đô thị lịch sử (trung tâm Sài Gòn, Chợ Lớn và phụ cận) và CBD hiện đại Thủ Thiêm.

+ Tính chất chính của khu này là một công viên vùng đất ngập nước hấp dẫn cấp quốc tế, thông qua việc tái cấu trúc thành một vùng trũng sinh thái, một nơi bảo tồn sinh quyển đất ngập nước với cảnh quan thật hấp dẫn và liên thông trong toàn khu; Trong đó, bố trí đan xen những trung tâm đô thị có hệ số sử dụng đất cao, nâng cao tầng để giảm thiểu mật độ xây dựng và có tầm nhìn rộng ra cả vùng cảnh quan, chức năng bao gồm hành chính, ở cao cấp, khách sạn, thương mại dịch vụ, đặc biệt là phục vụ du khách.

+ Phát huy và thể hiện những kỹ thuật xử lý môi trường sinh thái; tạo các kết nối thuỷ bộ, giao thông công cộng thật thuận tiện về trung tâm, sang khu vực Thủ Thiêm và tới sân bay.

+ Đảm bảo hình thành những điểm nhấn công trình quan trọng nhất, cao nhất, đẹp nhất của toàn thành phố, nổi bật trên một nền xanh lớn.

● Vùng đô thị công nghiệp – phần phía Đông của quận Bình Tân:

– Đô thị công nghiệp Tây Bắc của Vùng đô thị trung tâm:

+ Tái cấu trúc các quỹ đất công nghiệp theo hướng dịch vụ hoặc sản xuất với công nghệ tiên tiến, hiệu quả cao hơn, tạo thêm động lực phát triển và việc làm mới.

+ Khuyến khích tái phát triển các khu chức năng hiện hữu, bổ sung một số điểm trung tâm thương mại, dịch vụ, hỗn hợp, với hệ số sử dụng đất cao.

+ Tăng cường kết nối về sân bay và vào trung tâm.

+ Kết nối sông Vàm Thuật tới kênh Xáng và kênh Lò Gốm, cải tạo khu vực ven sông thành một hành lang xanh công cộng, đồng thời là nơi tập trung các không gian dịch vụ, công cộng.

– Đô thị công nghiệp Tây Nam của Vùng đô thị trung tâm:

+ Phát triển khu vực này thành một cực tăng trưởng lớn của Thành phố, với hai động lực chính là khu công nghiệp Tân Tạo – khuyến khích tái cấu trúc theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, hiệu quả cao hơn và phát triển khu CBD quanh khu vực Tên Lửa – đường số 7 và đường vành đai trong, tạo thành một vùng trung tâm đô thị thật hấp dẫn.

+ Tạo ra các tiểu lưu vực sống tương đối hoàn chỉnh để khắc phục nhược điểm kết nối khó khả thi theo hướng Bắc – Nam, gia tăng tính tổ hợp, tính độc lập và sự đa dạng trong từng tiểu lưu vực. Tái cấu trúc những điểm trọng yếu, bổ sung những khu vực đô thị đa năng với hệ số sử dụng đất cao, cao tầng.

(2) Thành phố Thủ Đức:

– Các chức năng chính: đô thị sáng tạo, giáo dục, đào tạo, công nghiệp công nghệ cao, dịch vụ tài chính, y tế, du lịch sinh thái…, trong đó, trung tâm tài chính quốc tế được định hướng phát triển tại khu vực Thủ Thiêm;

– Dự báo quy mô dân số đến 2040 là khoảng 2,2 triệu người; đến năm 2060 là khoảng 3,0 triệu người;

– Đất xây dựng đô thị khoảng 17.400 – 19.200 ha; đất dân dụng khoảng 12.700 – 14.800 ha – chỉ tiêu 58-67 m2/người;

– Trung tâm chính của TP. Thủ Đức được tổ chức tại khu vực Trường Thọ – Rạch Chiếc và phụ cận; Trung tâm hỗ trợ được tổ chức tại khu vực Long Phước – Tam Đa; – Toàn thành phố Thủ Đức được tổ chức thành 11 phân vùng đô thị (11 lưu vực sống), gắn với các trọng điểm phát triển.

(3) Vùng đô thị phía Bắc – bao gồm khu vực phía Bắc Quốc lộ 1 của Quận 12, huyện Hóc Môn và huyện Củ Chi hiện nay:

– Các chức năng chính bao gồm: dịch vụ giải trí, văn hoá, nghỉ dưỡng, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ sinh thái môi trường và nông nghiệp (nông nghiệp cảnh quan, hữu cơ, chất lượng cao, công nghệ cao), công nghiệp, giáo dục, đào tạo, hỗ trợ và đào tạo công nghệ phục vụ nông nghiệp và công nghệ sinh thái môi trường, du lịch sinh thái – văn hoá – lịch sử…

– Dự báo quy mô dân số đến năm 2040 là khoảng 3,2 – 3,9 triệu người, đến năm 2060 là khoảng 4,0 – 4,9 triệu người;

– Đất xây dựng đô thị khoảng 32.600 – 36.000 ha; Đất dân dụng khoảng 20.700 – 22.800 ha, chỉ tiêu 58 – 64 m2/người;

– Trung tâm chính của vùng đô thị phía Bắc được tổ chức tại khu vực Bắc Hóc Môn – Nam Củ Chi, nơi thuận lợi tiếp cận đường Vành đai 3, QL22 và đường cao tốc Mộc Bài – TP.HCM; Tổ chức các trung tâm khu vực tại trung tâm huyện Củ Chi hiện hữu và tại khu đô thị ven sông Sài Gòn – phía Đông Nam hồ trữ nước;

– Tổ chức dải đô thị dọc sông Sài Gòn, gắn với cảnh quan sông nước và cảnh quan sinh thái nông nghiệp; Điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị mới Tây Bắc theo hướng cải tạo, nâng cấp và giữ lại tối đa các khu dân cư hiện hữu, bổ sung các chức năng mới trên các quỹ đất phù hợp, nghiên cứu mở rộng không gian khu đô thị Tây Bắc, kết nối với khu vực phía Tây đường cao tốc Mộc Bài – TP. Hồ Chí Minh;

– Mở rộng và kết nối hệ thống kênh rạch phục vụ thoát nước và du lịch, tổ chức không gian cây xanh công cộng dọc theo hệ thống kênh; Các vùng đô thị thích ứng với thoát nước cần đảm bảo tỷ lệ đất cây xanh mặt nước công cộng hoặc sinh thái (cây xanh, mặt nước sử dụng hạn chế) chiếm tối thiểu 20% và được tổ chức liền mạch, thuận lợi hỗ trợ thoát nước;

– Tổ chức đường tránh cho quốc lộ 22 và tỉnh lộ 8; Điều chỉnh hướng tuyến đường cao tốc Mộc Bài – TP. Hồ Chí Minh để hạn chế giải tỏa dân cư và các khu chức năng hiện hữu; Bổ sung hoàn thiện mạng lưới giao thông trên cơ sở ưu tiên mở các tuyến mới đi kèm phát triển không gian đô thị mới và tái định cư hai bên tuyến; Quy hoạch 13 cầu qua sông Sài Gòn, kết nối với tỉnh Bình Dương (trong đó có 10 cầu mới);

– Các trục đô thị chính bao gồm Quốc lộ 22 hiện hữu (bề rộng mặt cắt ngang 45m), trục đường ven sông Sài Gòn, đường Phạm Văn Cội và các trục chính đô thị khác;

– Tổ chức các khu công nghiệp và các tổ hợp sản xuất sạch, công nghệ cao, đào tạo, dịch vụ đan xen với các khu dân cư; – Toàn vùng đô thị phía Bắc được tổ chức thành 14 phân vùng đô thị ( 14 lưu vực sống).

(4) Vùng đô thị phía Tây – bao gồm khu vực phía Đông Quốc lộ 1 của quận Bình Tân, khu vực phía Bắc và trung tâm của huyện Bình Chánh – đến phía Tây sông Cần Giuộc:

– Chức năng chính: đô thị công nghiệp, dịch vụ thương mại, công nghệ và dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trung tâm y sinh hóa dược, giáo dục đào tạo,…

– Dự báo quy mô dân số đến năm 2040 là khoảng 1,6 – 2,0 triệu người; đến năm 2060 là khoảng 1,9 – 2,4 triệu người; – Đất xây dựng đô thị khoảng 15.600 – 17.300 ha, đất dân dụng khoảng 8.600 – 9.500 ha – chỉ tiêu 48 – 52 m2/người;

– Trung tâm chính của Vùng đô thị phía Tây được tổ chức tại khu vực Tân Kiên và phụ cận, lấy các chức năng y tế, giáo dục cấp vùng làm trọng tâm; Quy hoạch các trung tâm khu vực tại Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B, dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh, tại khu đô thị đại học Hưng Long…, gắn với giao thông công cộng quy mô lớn;

– Tổ chức mạch cảnh quan, không gian mở công cộng kết hợp hành lang thoát nước theo hướng Bắc – Nam, kết nối các khu trung tâm đô thị; Tận dụng khả năng bố trí các mạch không gian cây xanh công cộng theo hướng Đông – Tây, phục vụ các khu đô thị hiện hữu; Các vùng đô thị thích ứng với thoát nước cần đảm bảo tỷ lệ đất cây xanh mặt nước công cộng hoặc sinh thái (cây xanh, mặt nước sử dụng hạn chế) chiếm tối thiểu 20% và được tổ chức liền mạch, thuận lợi hỗ trợ thoát nước;

– Kết nối giao thông và đô thị theo hướng Đông – Tây, kết nối với vùng đô thị trung tâm;

– Tổ chức các khu công nghiệp và các tổ hợp sản xuất sạch, công nghệ cao, đào tạo, dịch vụ đan xen với các khu dân cư;

– Khuyến khích chuyển đổi các khu vực sản xuất công nghiệp trong các khu đô thị hiện hữu sang mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả cao hơn;

– Tổ chức 4 tuyến đường giao thông kết nối với tỉnh Long An (3 kết nối mới);

– Toàn vùng đô thị phía Tây được tổ chức thành 8 phân vùng đô thị (8 lưu vực sống).

(5) Vùng đô thị phía Nam – bao gồm khu vực phía Nam Kênh Đôi thuộc Quận 8, khu vực phía Đông sông Cần Giuộc thuộc huyện Bình Chánh, Quận 7, huyện Nhà Bè và Cần Giờ hiện nay:

– Chức năng chính: Đô thị công nghệ cao, sinh thái nước, kinh tế tri thức, văn hoá nghệ thuật, triển lãm, hội chợ, giải trí, du lịch sinh thái, công nghiệp, logistic, trung tâm kinh tế biển…

– Dự báo quy mô dân số đến năm 2040 là khoảng 2,6 – 3,2 triệu người; đến năm 2060 là khoảng 3,0 – 3,7 triệu người.

– Đất xây dựng đô thị khoảng 23.800 – 26.300 ha, đất dân dụng khoảng 17.400 – 19.200 ha – chỉ tiêu 59 – 66 m2/người;

– Trung tâm chính của Vùng đô thị phía Nam được tổ chức tại Khu vực Phú Mỹ Hưng mở rộng xuống phía Nam, đến khu trung tâm đô thị gắn với công viên công cộng tại khu vực phía Bắc Phước Kiến (H. Nhà Bè hiện nay); Quy hoạch các trung tâm khu vực tại khu vực phía Nam Phước Kiến, ven sông Nhà Bè, dọc đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu vực Bình Khánh và tại khu đô thị lấn biển Cần Giờ, kết nối với trung tâm khu đô thị Cần Thạnh mở rộng;

– Duy trì các khu vực đã chuyển đổi sang mô hình công nghệ cao, dịch vụ; Chuyển đổi, tái cơ cấu các khu công nghiệp ven sông sang loại hình sản xuất với công nghệ cao, công nghệ tiên tiến hơn hoặc chức năng dịch vụ, hỗn hợp; Cần đảo bảo chức năng chính trong các khu vực này là phát triển kinh tế, công trình công cộng, chỉ bổ sung tỷ lệ đất xây dựng nhà ở chiếm không quá 10%;

– Tái phát triển không gian ven các kênh rạch, thành các khu trung tâm đô thị đa năng, tái định cư tại chỗ; – Các vùng đô thị thích ứng với thoát nước cần đảm bảo tỷ lệ đất cây xanh mặt nước công cộng hoặc sinh thái (cây xanh, mặt nước sử dụng hạn chế) chiếm tối thiểu 20% và được tổ chức liền mạch, thuận lợi hỗ trợ thoát nước;

– Toàn vùng đô thị phía Nam được tổ chức thành 15 phân vùng đô thị (15 lưu vực sống).

Định hướng phát triển không gian khu vực nông thôn:

Các khu vực nông thôn của Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến bao gồm các xã: xã Phú Mỹ Hưng, xã An Phú, xã An Nhơn Tây, xã Trung Lập Thượng, xã Nhuận Đức, xã Trung Lập Hạ, xã Phước Hiệp, xã Phước Thạnh, xã Thái Mỹ (thuộc vùng đô thị phía Bắc); xã Bình Lợi, xã Đa Phước, xã Quy Đức (thuộc vùng đô thị phía Tây); xã Nhơn Đức; xã Tam Thôn Hiệp, xã Thạnh An, xã Lý Nhơn (thuộc vùng đô thị phía Nam).

Duy trì ở mức tối đa sự ổn định của hệ thống khu dân cư hiện hữu. Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông theo tiêu chuẩn đô thị, kết nối với khung hạ tầng vùng và của Thành phố. Phát triển thêm các khu trung tâm, nhà ở mới theo hướng tập trung, phù hợp với các đặc thù cảnh quan, sinh thái, để đáp ứng nhu cầu nhà ở trong tương lai. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao. Hình thành các khu dân cư tập trung, liên kết chặt chẽ với mạng lưới đô thị, kết nối giao thông với các tuyến liên xã, liên vùng. Kiến trúc nhà ở và cơ sở hạ tầng được xây dựng và cải tạo phù hợp với điều kiện sống hiện đại, cũng như đặc trưng từng vùng.

Bản đồ, tài liệu quy hoạch TP Hồ Chí Minh 2040

Lưu ý: Hồ sơ lấy ý kiến Quy hoạch chung TP Hồ Chí Minh đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060

Báo cáo thuyết minh, tóm tắt quy hoạch

Sơ đồ liên hệ vùng TP HCM

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Bản đồ phát triển giao thông đường bộ

Bản đồ phát triển giao thông công cộng

Bản vẽ thiết kế đô thị (BV1, BV2, BV3)

Bản đồ tổng hợp các công trình đầu mối kỹ thuật (01, 02)

Bản đồ định hướng không gian và phát triển đô thị

Bản đồ quy hoạch theo đơn vị hành chính:

TP Thủ ĐứcQuận 1Quận 3
Quận 4Quận 5Quận 6
Quận 7Quận 8Quận 10
Quận 11Quận 12Bình Tân
Bình ThạnhGò VấpPhú Nhuận
Tân BìnhTân PhúBình Chánh
Cần GiờCủ ChiHóc Môn
Nhà Bè

Tổng hợp bởi Duan24h.net


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây [DANH SÁCH ỦNG HỘ]:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcUyển Ân là ai? Tiểu sử và sự nghiệp em gái út MC Trấn Thành
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Ninh Sơn (Ninh Thuận)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây