Tiềm năng bất động sản Chơn Thành qua quy hoạch giao thông

984
Trung tâm hành chính huyện Chơn Thành
Trung tâm hành chính huyện Chơn Thành
Mục lục

    Gần đây Chơn Thành (Bình Phước) nóng lên như một địa điểm thu hút nhà đầu tư trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và dự án đô thị.

    Theo định hướng Chơn Thành sẽ phát triển theo hướng công nghiệp hóa để trở thành huyện công nghiệp trọng điểm của tỉnh Bình Phước từng bước đáp ứng các điều kiện lên thị xã trong năm 2020 – 2025.

    Hiện tại nơi đây đã có nhiều Khu công nghiệp lớn đàn hoạt động như Khu công nghiệp Chơn Thành 1 + 2, KCN Minh Hưng Hàn Quốc, KCN Minh Hưng 3, … đặc biệt phải kể tới siêu dự án Khu liên hợp công nghiệp dịch vụ Becamex Bình Phước có quy mô lên tới 4600 ha thu hút hàng trăm ngàn lao động từ khắp mọi nơi về đây làm việc và sinh sống.

    Trung tâm hành chính huyện Chơn Thành
    Trung tâm hành chính huyện Chơn Thành

    Nhu cầu an sinh là bức thiết khiến nhiều nhà đầu tư, đơn vị phát triển dự án bất động sản đổ dồn về đây làm nóng thị trường như Becamex, Đại Nam, Hoàng Cát, Trần Anh, Minh Việt Phát, …

    Hãy cùng địa ốc Trường Thịnh Phát tìm hiểu các quy hoạch giao thông tại Chơn Thành để thấy được tiềm năng thị trường bất động sản nơi đây và tại sao nhà đầu tư lại đặc biệt quan tâm khu vực này:


    1, HỆ THỐNG ĐƯỜNG BỘ

    Đường cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành – Hoa Lư

    Theo Quyết định số 06/2011/QĐ-TTg ngày 24/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bình Phước dự kiến xây dựng tuyến cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành. Lộ trình toàn tuyến dài 69km, xuất phát từ đường vành đai 2 trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh (QL.1A), đi qua Thủ Dầu Một (Bình Dương) và kết thúc tại huyện Chơn Thành, quy hoạch xây dựng tuyến đạt quy mô 6-8 làn xe.

    Dự kiến xây dựng sau năm 2020. Quy hoạch đề xuất phương án tuyến kéo dài đến cửa khẩu Hoa Lư (Lộ trình tuyến đã được quy hoạch và phê duyệt tại Quyết định số 589/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch xây dựng vùng thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời tuyến cũng được định hướng và quy hoạch trong quy hoạch xây dựng chung của thị xã Bình Long và quy hoạch Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư).

    Tuyến Quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh)

    Quốc lộ 14 (QL.14) là tuyến đường độc đạo nối hai vùng kinh tế lớn, Tây Nguyên và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Dọc theo trục đường này là vùng có quỹ đất xây dựng lớn, có tuyến đường sắt quy hoạch đi Đắk Nông khai thác bô xít, các điểm du lịch tạo thêm lợi thế tiềm năng để phát triển các đô thị, công nghiệp và dịch vụ dọc tuyến.

    Đoạn từ thị xã Đồng Xoài đến trung tâm hành chính huyện Chơn Thành dài 23,6km, được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp I, với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80-100km/h (có tính đến nâng cấp thành đường cao tốc), đang thực hiện theo dự án vốn trái phiếu Chính phủ đạt quy mô cấp III với 4 làn xe.

    Đoạn tuyến tránh Chơn Thành được xây dựng theo phương án hướng tuyến như sau: điểm đầu giao với QL14 tại Km995+500, đi theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và giao QL.13 tại km65+500 đi tiếp qua tỉnh Bình Dương. Đoạn qua địa bàn tỉnh dài 9,5km xây dựng theo tiêu chuẩn cấp III.

    Tuyến Quốc lộ 13 

    Tuyến có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vùng ngoại vi và đảm nhận chức năng giao thương Quốc tế. Dọc theo tuyến, quỹ đất xây dựng còn tương đối lớn, đồng thời với tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh – Campuchia được quy hoạch sẽ là các nhân tố thuận lợi để phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ du lịch dọc tuyến. Tuyến có chiều đài 79,9km được quy hoạch với quy mô 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/h.

    Đoạn từ ranh tỉnh Bình Dương đến thị xã Bình Long dài 32,7km chạy qua thị trấn Chơ Thành đã được đầu tư theo hình thức BOT với 6 làn xe đang kinh doanh thu phí.

    2, HỆ THỐNG ĐƯỜNG SẮT

    Theo Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành GTVT đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh Bình Phước có 02 tuyến đường sắt :

    Tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh – Campuchia

    Quy hoạch tuyến đường sắt xuyên Á *** đường đơn, điểm đầu nối với đường sắt quốc gia tại Dĩ An, tỉnh Bình Dương đi theo hướng song song với QL.13 qua ranh giới Campuchia tại cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư, phần lớn đi theo nền đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh trước đây, toàn tuyến dài 128,2km, đoạn qua địa bàn tỉnh khoảng 66,3 km.

    Hướng tuyến: từ Km59+370 tuyến đi vào địa phận tỉnh Bình Phước (thuộc xã Thành Tâm, huyện Chơn Thành), tuyến đi song song phía Tây và cách QL.13 khoảng 430m. Tại Trung tâm huyện Chơn Thành tuyến cách QL.13 khoảng 1000m, đến Km76+700 tuyến cắt ngang QL.13 và tiếp tục đi song song phía Đông QL.13, đến Km 105+000 tuyến rẽ trái cắt QL.13 và tiếp tục đi đến điểm nối ray tiếp giáp với Campuchia tại Km128+200 cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư.

    Đoạn đi qua địa bàn tỉnh dự kiến sẽ có 8 ga, cụ thể là Chơn Thành (Km61+050), Minh Hưng (Km71+900), Tân Khai (Km79+500), An Lộc (Km89+350), Thạnh Phú (Km95+700), Đồng Tâm (Km102+450), Lộc Ninh (Km111+700) và Hoa Lư (Km122+550).

    *** Tuyến đường sắt xuyên Á dự kiến sẽ liên kết các quốc gia trong khối ASEAN với nhau và với Trung Quốc. Kế hoạch này sẽ tạo cơ hội cho không chỉ các nhà đầu tư mà còn cho các doanh nghiệp và cư dân của những thành phố dọc theo tuyến đường.

    Tuyến Chơn Thành – Đăk Nông

    Đây là một phần của dự án phát triển mạng lưới đường sắt Tây Nguyên, bao gồm trục chính là Đà Nẵng – Kon Tum – Đăk Lăk – Buôn Ma Thuột – Chơn Thành – Tp. Hồ Chí Minh. Đoạn tuyến dự kiến có lộ trình nằm song song QL14.

    Theo Quang Khải (duan24h.net) Trích “09/2014/QĐ-UBND”

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây