Chi nhánh công ty là gì ? Quyền hạn và nghĩa vụ của chi nhánh công ty

1977
Tìm hiểu về chi nhánh công ty
Tìm hiểu về chi nhánh công ty
Mục lục

    Chi nhánh công ty là gì ? Những điều cần biết về quyền hạn và nghĩa vụ của chi nhánh. Hãy cùng Duan24h.net tham khảo thông tin dưới đây, nếu khách hàng muốn mở chi nhánh đàn băn khoăn về thủ tục có thể liên hệ chúng tôi tư vấn miễn phí qua số điện thoại (0902 951 333 hoặc 0813 830 830).

    Chi nhánh công ty là gì ?

    Theo quy định tại luật doanh nghiệp 2014: “Chi nhánh, là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp”

    Quyền hạn và nghĩa vụ

    Chi nhánh công ty thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền


    Chi nhánh công ty có quyền:

    • Khắc con dấu
    • Mở tài khoản ngân hàng
    • Ký kết hợp đồng lao động
    • Mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của chi nhánh
    • Ký kết hợp đồng kinh tế (nếu có văn bản ủy quyền của công ty chủ quản)
    • Xuất hóa đơn (nếu chi nhánh được công ty chủ quản đồng ý)

    Nghĩa vụ của chi nhánh


    • Thực hiện các chức năng của doanh nghiệp theo giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh
    • Hạch toán kế toán và kê khai thuế GTGT, TNDN, TNCN nếu chi nhánh hạch toán độc lập
    • Chuyển số liệu, chứng từ về cho công ty chủ quản để hạch toán nếu chi nhánh hạch toán phụ thuộc

    Quy định về số lượng chi nhánh

    Doanh nghiệp có quyền lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.

    (Pháp luật không giới hạn số lượng chi nhánh mà công ty thành lập, và chi nhánh có thể đặt tại cùng tỉnh, khác tỉnh với công ty mẹ)

    Chi nhánh công ty có tư cách pháp nhân không ?

    Theo điều 94 Bộ luật Dân sự, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi hội đủ 4 điều kiện sau đây:

    1. Tổ chức đó được thành lập hợp pháp (theo quy định của pháp luật Việt Nam).
    2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
    3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó.
    4. Nhân danh mình tham gia vào quan hệ pháp luật một cách độc lập.

    Như vậy theo các quy định trên, chi nhánh công ty là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ có con dấu và tài khoản riêng nhưng chưa độc lập hoàn toàn về tài sản, phải nhân danh doanh nghiệp chủ quản thực hiện các quan hệ pháp luật chứ không nhân danh bản thân chi nhánh thực hiện các quan hệ pháp luật. Vì vậy, chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân.

    Chi nhánh công ty có được vay vốn không ? Có được ký hợp đồng không ?

    Như đã trình bày ở phần trên, chi nhánh không có tư cách pháp nhân; Có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền.

    Chính vì vậy chi nhánh có thể được vay vốn và và ký kết hợp đồng trong trường hợp: Người đại diện theo pháp luật của công ty chủ quản lập văn bản ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh (đơn vị phụ thuộc) làm đại diện theo ủy quyền của công ty, nhân danh công ty ký kết hợp đồng hoặc vay vốn. Chữ ký của người đứng đầu chi nhánh tham gia ký kết hợp đồng được đóng con dấu của công ty.

    Nếu muốn mở rộng địa bàn hoạt động ra ngoài trụ sở chính có phải lập chi nhánh không ?

    Về nguyên tắc doanh nghiệp có thể chủ động trong việc quyết định mở chi nhánh để hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật khi tiến hành các hoạt động của công ty. Trong mọi trường hợp, doanh nghiệp đều phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và nghĩa vụ khác.

    Nếu doanh nghiệp mở rộng địa bàn hoạt động trong cùng tỉnh thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, doanh nghiệp có thể chọn các hình thức: Chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Địa điểm kinh doanh (Kho chứa hàng, cửa hàng, xưởng sản xuất, cửa hàng, phòng giao dịch..)

    Nếu doanh nghiệp mở rộng địa bàn hoạt động trong khác tỉnh thành phố với nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính, doanh nghiệp có thể chọn hình thức: Văn phòng đại diện, Chi nhánh; Văn phòng đại diện có chức năng “giao dịch và tiếp thị” còn chi nhánh sẽ được hoạt động rộng hơn, thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp.

    Và sau khi thành lập chi nhánh khác tỉnh, công ty có thể lập nhiều địa điểm kinh doanh (Kho chứa hàng, cửa hàng, xưởng sản xuất, cửa hàng, phòng giao dịch..) trực thuộc chi nhánh (Nhằm mục đích đỡ được thời gian, chi phí trong việc kê khai và thực hiện các nghĩa vụ về thuế)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây