Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp là một khái niệm khá phổ biến, mục đích của việc sáp nhập doanh nghiệp là tái cơ cấu để định hướng phát triển doanh nghiệp mạnh hơn còn việc mua lại có thể hiểu doanh nghiệp sẽ kế thừa phát triển hoặc đơn giản chỉ để triệt hạ đối thủ.
Khái niệm M&A được viết tắt từ 2 chữ Tiếng anh là “ Merger”(sáp nhập) và “Acquisition”(mua lại). Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật cụ thể nào quy định, giải thích về hoạt động M&A. Các quy định về M&A nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau như Luật Cạnh tranh, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Chứng khoán…
M&A THEO LUẬT CẠNH TRANH
Quy định tại Điều 17 Luật Cạnh tranh 2004
1. Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập. 2. Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất. 3. Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại. …”
Có thể thấy, theo pháp luật cạnh tranh thì khái niệm về sáp nhập, hợp nhất, mua lại doanh nghiệp đã được quy định cụ thể, tách rời các khái niệm về hợp nhất, sáp nhập…
Có thể phân biệt giữa sáp nhập và hợp nhất qua ví dụ sau:
Phương thức so sánh | Công ty A hợp nhất với công ty B | Công ty A sáp nhập với công ty B A: công ty bị sáp nhập B : là công ty sáp nhập |
Cách thức: | A và B cùng mang toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp góp chung lại trên tinh thần tự nguyện của hai bên. | A phải mang tài sản, quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp gộp chung với tài sản vốn có của B |
Hệ quả: | Hệ quả sau khi hợp nhất là công ty C A, B chấm dứt tồn tại. C được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của A, B | Hệ quả sau khi hợp nhất là công ty B A chấm dứt tồn tại, B được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của A |
Quyền quyết định | A, B có quyền quyết định trong Hội đồng quản trị mới tùy thuộc theo tỷ lệ vốn góp của mỗi bên tại C | Cổ đông của A không có quyền quyết định cũng như kiểm soát đối với B. |
Đặc biệt là quy định tại Khoản 2 Điều 29 Luật Cạnh tranh 2018 có hiệu lực ngày 01/7/2019 , đã bổ sung thêm về hậu quả pháp lý sau khi sáp nhập doanh nghiệp là chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị sáp nhập, đồng thời tại Khoản 4 Điều này đã bổ sung thêm quy định là một doanh nghiệp có thể mua lại toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
Theo góc độ của Luật cạnh tranh thì M&A là một trong những hành vi tập trung kinh tế và có những quy định điều chỉnh giao dịch M&A khi các bên tham gia hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp.
M&A THEO LUẬT DOANH NGHIỆP
Quy định tại Khoản 25 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014 thì sáp nhập, hợp nhất được coi là một hình thức để tổ chức lại doanh nghiệp.
• Những thay đổi quan trọng trong Luật doanh nghiệp 2020
Tại Khoản 1 Điều 194 và Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014 đưa ra khái niệm hợp nhất doanh nghiệp và sáp nhập doanh nghiệp , cụ thể:
1. Hai hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất. … Điều 195. Sáp nhập doanh nghiệp 1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. …”
Tại luật doanh nghiệp , chỉ rõ đối tượng sáp nhập, mua lại là công ty. Điều này phân biệt rõ hơn với doanh nghiệp tư nhân khi thực hiện sáp nhập, mua lại mà có hình thức là bán doanh nghiệp theo điều 187 Luật Doanh nghiệp 2014
Luật Doanh nghiệp 2014 không đưa ra khái niệm mua lại doanh nghiệp, việc mua lại doanh nghiệp như là việc mua lại một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp hoặc cổ phần đã phát hành của thành viên hoặc cổ đông trong công ty. Điều này không làm tăng vốn điều lệ của công ty nhưng có thể làm thay đổi cơ cấu sở hữu vốn góp hay cổ phần của công ty.
M&A THEO LUẬT CHỨNG KHOÁN
Liên quan đến việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp , M&A còn được điều chỉnh bởi pháp luật về chứng khoán.
Luật Chứng khoán sửa đổi 2010 cũng có quy định về M&A về việc điều chỉnh các hoạt động mua lại và sáp nhập trong lĩnh vực chứng khoán và các công ty đại chúng như chào mua công khai tại Khoản 11 điều 1 Luật Chứng khoán sửa đổi 2010 sửa đổi, bổ sung Điều 32 Luật chứng khoán 2006
Đồng thời, quy định về sáp nhập, hợp nhất trong công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ tại Điều 69 Luật chứng khoán 2006, cụ thể:
1. Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi phải được sự chấp thuận của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Thời hạn chấp thuận việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi là ba mươi ngày, kể từ ngày Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. …”
M&A THEO LUẬT ĐẦU TƯ
Khác với Luật Đầu tư 2005 , đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp được coi là hình thức đầu tư trực tiếp thì tại Luật Đầu tư 2014 không có quy định về vấn đề này.
• Luật Đầu Tư 2020, những thay đổi mang tính điểm nhấn
Quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Đầu tư 2014, đầu tư kinh doanh là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư.
Theo điều 24 Luật Đầu tư 2014, nhà đầu tư có quyền mua góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế theo quy định của luật này.
Thực hiện, hỗ trợ các thủ tục, giải pháp hành chính cho doanh nghiệp, cá nhân tại Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Phước, …trọn gói, nhanh chóng, đúng luật.
Địa chỉ: A5-08 Khu đô thị Ecohome 1, Phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương
Email : quangkhai206@gmail.com
Điện thoại : 0813 830 830