3 nguyên tắc cần lưu ý khi trồng cây phong thủy trong nhà

162
Lưu ý khi trồng cây xanh trong nhà để hợp phong thủy
Lưu ý khi trồng cây xanh trong nhà để hợp phong thủy
Mục lục

    Cây xanh không chỉ có vai trò thanh lọc không khí, làm mát nhà mà còn mang đến không gian xanh giúp cải thiện tâm trạng con người, cũng như đem lại tài vận cho gia chủ.

    Tuy nhiên, theo phong thủy Phùng Gia, khi trồng cây xanh trong nhà cũng cần nắm rõ các nguyên tắc sau để giúp bạn lựa chọn được cây phù hợp và tốt nhất.

    Phải tương quan, hài hòa với không gian

    Cũng cần quan niệm nhà ở không phải là rừng hay vườn cây, việc trồng cây phải tương quan hài hòa với tỉ lệ không gian sống. cây cối nhiều quá nếu không có hệ thống sắp xếp hợp lý sẽ dẫn đến ẩm thấp, tối tăm, vướng víu tầm mắt và dễ sinh ra hỏa hoạn (Mộc sinh Hỏa).

    Chọn lọc cây phù hợp với ngôi nhà

    Trong thiết kế xây dựng, dù là lâu đài phương Tây hay nhà vườn phương Đông, có diện tích đất rộng nằm giữa vườn cây thì phần chung quanh ngôi nhà vẫn phải là một khoảng trống thoáng đãng, chọn lọc các loại cây và tránh tình trạng cây cối luộm thuộm che chắn hay mọc bừa bãi sát nhà ở.

    Loại bỏ những cây khô héo

    Tình trạng của cây cối cũng là thước đo sinh khí cho mỗi ngôi nhà. Khi một loại cây trồng có dấu hiệu tàn úa, cần khắc phục ngay để duy trì trường khí.


    Gần thì điều chỉnh cho cây như xới đất, tưới nước hay tỉa cành, xa hơn là quan sát cả không gian xung quanh, xem có bị nắng nóng hay để cây quá sâu trong nhà khiến cây thiếu dưỡng khí.

    Tốt nhất gia chủ nên chọn các loại cây phù hợp với cấu trúc, hình khối và hướng của nhà (cây ưa nước, ưa nắng hay thích bóng râm, cây sậm lá hay nhiều hoa) để trang trí cho ngôi nhà của mình.

    Những bộ cây truyền thống được phong thủy xem là cát tường, mang lại sinh khí trong nhà ở, có thể sắp xếp tương ứng với các bộ sau:

    Bộ Tứ Linh: Đa – Sung – Sanh – Si, vốn là những cây lâu năm, dáng đẹp, rễ bám bền chắc và cành lá xum xuê.

    Bộ Tứ Quý:Tùng – Trúc – Cúc – Mai, tương ứng theo 4 mùa trong năm, trong đó tùng và trúc tượng trưng cho người quân tử, trượng phu, còn cúc – mai tượng trưng cho nữ nhi hiền thục.

    Bộ Tam Đa: Sung – Sai – Quả, tượng trưng cho phúc, lộc, vừng tượng trưng cho lộc, thiên tuế hay vạn tuế tượng trưng cho thọ.

    Theo GD&TĐ

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây