Tỷ phú Trần Đình Long từ đại gia thép đến “ông trùm” bất động sản

602
Doanh nhân Trần Đình Long, ông chủ của Tập đoàn Hòa Phát
Doanh nhân Trần Đình Long, ông chủ của Tập đoàn Hòa Phát

Ông Trần Đình Long sinh năm 1961 tại TP Hà Nội là doanh nhân, ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG).

Thời điểm gầm nhất vào tháng 05/2020, số liệu của Forbes, tính đến ngày 10/5 tài sản của ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát đã tăng lên 3,1 tỷ USD. Ông là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng.

Vợ ông là bà Vũ Thị Hiền, tính đến 16/6/2017, bà Vũ Thị Hiền có 110,522,391 cổ phiếu HPG với giá trị 4,492.7 tỉ đồng. Năm 2013, bà là một trong 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cùng ông Trần Đình Long, hai người con của vợ chồng doanh nhân Trần Đình Long lần lượt tên là Trần Vũ Minh và Trần Huyền Linh.

Con đường trở thành đai gia ngành thép

Ông Trần Đình Long tốt nghiệp hệ cử nhân tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành kinh tế năm 1986. Từ năm 1992 ống bắt đầu kinh doanh với việc thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng.

Công ty ban đầu chủ yếu buôn đồ cũ từ Nga. Năm 1993, ông Long cùng các cộng sự lần đầu tiên có chuyến xuất ngoại để tìm hiểu thị trường và nhập hàng về buôn.

GỢI Ý LỌC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ

DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN DUAN24H.NET

Đến năm 1994, khi thấy thị trường đồ nội thất nhập ngoại đang rất sôi động, ông đã quyết định gia nhập lĩnh vực này. Ông thành lập công ty nội thất, chuyên nhập hàng từ các nhà cung cấp đến từ Đài Loan, Malaysia, Singapore…

Nội thất là một ngành nghề thế mạnh của Tập đoàn Hòa Phát
Nội thất là một ngành nghề thế mạnh của Tập đoàn Hòa Phát

Năm 1996, công ty Thiết bị Phụ tùng thường phải mua ống thép về làm giàn giáo, nhưng việc mua ống thép hết sức khó khăn. Nhận thấy việc làm ống thép không khó, ông Long đã quyết định thành lập công ty Ống thép Hòa Phát, sử dụng công nghệ Đài Loan.

Từ năm 1996 đến năm 2005, ông Long giữ chức Chủ tịch HĐQT các công ty thuộc nhóm Hòa Phát bây giờ.

Năm 2007, Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát ra đời. Giữa nhiều thương hiệu mang tên gọi sính ngoại, ông Long vẫn quyết định chọn “Hòa Phát” (với nghĩa Hòa hợp và Phát triển) để đổi tên cho các công ty, thống nhất và khẳng định một thương hiệu Việt.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 09:56 AM, 19/04/2024)


Tiếp đó, khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng với mục tiêu sẽ trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam. Đúng như mục tiêu đã định ra, Hòa Phát ngày càng khẳng định được sự lớn mạnh của mình dưới “bàn tay” lãnh đạo của ông Trần Đình Long.

Năm 2007, Hòa Phát lập kỷ lục với kết quả kinh doanh ấn tượng, đạt 3 triệu tấn thép thành phẩm các loại, vươn lên khẳng định vị thế doanh nghiệp thép số 1 trên thị trường.

Điều này cho thấy khả năng quản lý, lãnh đạo, xây dựng chiến lược kinh doanh của ông Long rất hiệu quả. Sự tăng trưởng này đều đến từ việc ông Long nhạy bén với thị trường, biết đầu tư vào những lĩnh vực tiềm năng.

Do xuất thân từ vùng quê nghèo và từ hai bàn tay trắng làm nên tất cả nên vị chủ tịch này có những quan điểm trong cuộc sống cũng trong công việc rất đáng nể phục. Ông tâm sự: “Chúng tôi không tính kế hoạch trong điều kiện thị trường thuận lợi mà tính đến trường hợp thị trường xấu nhất, mình vẫn sống được”.

Sau nhiều năm gắn bó với ngành thép, đầu năm 2016, ông Long tiếp tục đầu tư thêm vào lĩnh vực Nông nghiệp với việc cho ra đời Công ty Phát triển Nông Nghiệp Hòa Phát. Số vốn điều lệ của công ty này được công bố là 2.500 tỷ đồng.

Năm 2017, Việt Nam bước lên ngôi “vương” về tiêu thụ thép tại khu vực các nước Đông Nam Á. Thép Hòa Phát dẫn đầu thị trường thép xây dựng với thị phần chiếm tới 27,5%. Nhờ sự tăng trưởng mang tính “bứt phá” ấy, giá cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát tăng mạnh, giúp nâng tổng giá trị tài sản của ông Long lên trên 1 tỷ USD.

Năm 2018, Hòa Phát tiến hành triển khai dự án khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất với tổng vốn đầu tư 60.000 tỷ đồng, công suất thiết kế 4 triệu tấn thép/năm, chế biến thép theo công nghệ lò cao khép kín.

Kho thành phẩm thep cuộn cán nóng Hòa Phát
Kho thành phẩm thep cuộn cán nóng Hòa Phát

Sau khi xây dựng vị trí vững chắc với sản phẩm thép, năm 2019, ông Long bắt đầu mở rộng kinh doanh ra nhiều ngành nghề như nội thất, điện lạnh, bất động sản…và đạt nhiều thành tựu đáng kể.

Hoà Phát vẫn chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội trong năm 2020 bất chấp dịch Covid-19. Theo số liệu của VSA, trong mảng thép xây dựng, năm 2020, HPG gia tăng thị phần mạnh mẽ từ 26,2% trong năm 2019 lên 32,5%.

Khu liên hợp gang thép Hòa Phát tại Hải Dương đã hoàn thành việc đầu tư nâng công suất cán thành phẩm cho dây chuyền cán số 2, đưa tổng công suất của Khu liên hợp này lên 2,5 triệu tấn/năm từ cuối quý IV/2020.

Tại Dung Quất, dự kiến, lò cao số 4 Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất hoàn thành và đi vào hoạt động từ tháng 1/2021, đánh dấu sự hoàn thành toàn bộ hai giai đoạn đầu tư dự án, chính thức đưa công suất thép thô của Hòa Phát lên mức 8 triệu tấn/năm. Với sản lượng thép thô này, Hòa Phát ước đặt mức sản lượng 4,6 triệu tấn thép xây dựng thành phẩm trong năm 2021, qua đó nâng thị phần lên 40%.

Một trong những doanh nhân sở hữu máy bay riêng đầu tiên tại Việt Nam

Ông Trần Đình Long được biết đến là một trong 2 đại gia tại Việt Nam bỏ ra hàng trăm tỷ đồng sắm máy bay riêng (cùng với ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai).

Mát bay riêng của ông Trần Đình Long hiện đang cho công ty thuê lại
Mát bay riêng của ông Trần Đình Long hiện đang cho công ty thuê lại

Năm 2010, ông Trần Đình Long mua một chiếc trực thăng EC 135P2i 6 chỗ ngồi với giá gần 5 triệu USD (tương đương gần 96 tỷ đồng). Sau đó, ông chi thêm 2 tỷ đồng mỗi tháng để nuôi chiếc máy bay triệu đô này.

Đến năm 2011, ông đổi sang chiếc trực thăng 12 chỗ ngồi mang mã VN-D668. Chiếc trực thăng này có thể bay chặng dài Hà Nội – Đà Nẵng mà không cần phải tiếp thêm nhiên liệu. Chiếc trực thăng này thuộc sở hữu của riêng ông, hiện nay đang cho Tập đoàn Hòa Phát thuê.

Trở thành tập đoàn đa ngành trong đó có bất động sản

Nói về lý do làm bất động sản, ông Trần Đình Long cho biết : “Không ai có thể làm thép mãi được. Hoà Phát cũng như mọi tập đoàn khác sớm muộn phải đa ngành nghề và một trong những hướng đa ngành là bất động sản”.

Từ năm cuối năm 2020, Tập đoàn Hòa Phát đã quyết định cơ cấu lại mô hình tổ chức theo hướng tập trung vào 4 mảng chính: gang thép, sản phẩm thép hạ nguồn (gồm ống thép, tôn mạ màu, thép rút dây, thép dự ứng lực); nông nghiệp và bất động sản.

Trong đó, lĩnh vực bất động sản sẽ do Công ty CP phát triển bất động sản Hòa Phát (Tổng công ty bất động sản) đảm nhiệm. Công ty này được thành lập vào tháng 12/2020 với vốn điều lệ 2.000 tỉ đồng. Lĩnh vực bất động sản của Hòa Phát bao gồm hai mảng kinh doanh chính là bất động sản khu công nghiệp (KCN) và khu đô thị.

Về bất động sản Khu công nghiệp (KCN), Hòa Phát đang đầu tư khai thác hạ tầng kỹ thuật 3 KCN bao gồm:

  • Khu công nghiệp Phố Nối A (600ha)
  • Khu công nghiệp Yên Mỹ II (giai đoạn 1: 97,5ha) – Hưng Yên;
  • Khu công nghiệp Hòa Mạc – Hà Nam (131ha).
Khu công nghiệp Phố Nối A
Khu công nghiệp Phố Nối A

KCN Hòa Mạc đã nâng tỷ lệ lấp đầy lên 75% diện tích, trong khi KCN Phố Nối A, Yên Mỹ II đạt 100% diện tích đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, tính đến thời điểm cuối năm 2020.

Đối với mảng bất động sản khu đô thị, Hòa Phát đã đầu tư xây dựng các dự án như :

  • Khu phức hợp Mandarin Garden 1 (diện tích: 2,5ha) tại Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Khu phức hợp Mandarin Garden 2 (diện tích: 1,3ha) tại 493 Trương Định, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
  • Khu Chung cư tại 70 Nguyễn Đức Cảnh.
Phối cảnh Khu phức hợp Mandarin Garden 1 (diện tích: 2,5ha) tại Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Phối cảnh Khu phức hợp Mandarin Garden 1 (diện tích: 2,5ha) tại Khu đô thị Đông Nam Trần Duy Hưng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Ngoài ra, tập đoàn đang phát triển một dự án khu đô thị lớn khác là Khu đô thị Bắc Phố Nối, Hưng Yên, tại xã Phan Đình Phùng, xã Nhân Hòa, thị trấn Bần Yên Nhân, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên với diện tích 262 ha.

Mới đây, UBND thành phố Cần Thơ đã có văn bản chấp thuận cho Tập đoàn Hòa Phát tiến hành khảo sát, nghiên cứu, đề xuất 2 dự án tại các quận Cái Răng và Ninh Kiều. Văn bản đề nghị của Hòa Phát được gửi đến cơ quan nhà nước vào ngày 13/4.

Dự án đầu tiên là Khu đô thị thương mại dịch vụ có quy mô 88,2 ha tại phường Phú Thứ, quận Cái Răng. Trong đó bao gồm khu nhà ở 58,2 ha và trung tâm hội chợ triển lãm 30 ha.

Dự án tiếp theo là Khu đô thị thương mại – dịch vụ quy mô 6,24 ha tại đường Lê Lợi và đường Trần Văn Khéo thuộc phường Cái Khế, quận Ninh Kiều.

Theo Tổng hợp

4.9/5 - (7 bình chọn)

Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcQuy hoạch cảng biển Kiên Giang
Bài tiếp theoTây Hồ Group – Chủ đầu tư đứng sau dự án ID Junction là ai ?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây