Tìm hiểu về loại hình công ty TNHH, khái niệm, ưu nhược điểm ?

256
Loại hình Công ty TNHH
Loại hình Công ty TNHH

Tìm hiểu về loại hình công ty TNHH, khái niệm, ưu nhược điểm của loại hình công ty này. Đây là một loại hình công ty phổ biến tại Việt Nam.

Loại hình Công ty TNHH là gì ?

Theo khoản 4 Điều 4 luật doanh nghiệp 2014, Công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm hai loại hình. Đó là: công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Công ty TNHH (Trách nghiệm hữu hạn) là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Những người góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Người góp vốn sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty gọi là thành viên góp vốn.

  • Là loại hình doanh nghiệp có không nhiều hơn 50 thành viên cùng góp vốn thành lập.
  • Có 2 loại công ty TNHH : Công ty TNHH 1 thành viên và Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  1. Công ty TNHH 1 thành viên là : 1 hình thức đặc biệt của công ty tnhh do một tổ chức hay một cá nhân là chủ sở hữu chịu toàn bộ trách nghiệp trước pháp luật
  2. Công ty TNHH 2 thành viên là: có 2 thành viên trở lên và không vượt quá 50 thành viên chịu toàn bộ trách nghiệm trước pháp luật
  • Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Không được quyền phát hành cổ phiếu để huy động vốn (Trái ngược với công ty cổ phần)
  • Được huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn, tín dụng từ các cá nhân, tổ chức. Công ty TNHH cũng có quyền phát hành trái phiếu.

Về cơ cấu tổ chức: Công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên phải có Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hội đồng thành viên, Giám đốc. Nếu có nhiều hơn mười một thành viên phải có Ban kiểm soát.

Ưu điểm

  • Công ty TNHH là loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất ở Việt nam hiện nay phù hợp với quy mô kinh doanh vừa và nhỏ
  • Các thành viên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn góp vào công ty nên ít gây rủi ro cho người góp vốn.
  • Số lượng thành viên công ty không nhiều (Giới hạn 50 thành viên) và các thành viên thường là người quen biết, nên độ tin cậy hay xử lý các công việc sẽ dễ dàng
  • Chế độ chuyển nhượng vốn được điều chỉnh chặt chẽ nên nhà đầu tư dễ dàng kiểm soát được việc thay đổi các thành viên

Nhược điểm

  • Do chế độ TNHH nên uy tín của công ty trước đối tác, ký kết hợp đồng khó khăn
  • Chịu sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật hơn là doanh nghiệp tư nhân hay công ty hợp danh;
  • Không có quyền phát hành cổ phiếu nên việc huy động vốn là hết sức khó khăn
4.7/5 - (7 bình chọn)

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 03:21 AM, 26/04/2024)



Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcCách định giá cho thuê và giá trị bất động sản phổ biến
Bài tiếp theoTìm hiểu về Công ty cổ phần, ưu điểm và nhược điểm?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây