Tìm hiểu về Công ty cổ phần, ưu điểm và nhược điểm?

412
Loại hình Công ty cổ phần
Loại hình Công ty cổ phần
Mục lục

    Loại hình công ty Cổ phẩn thực sự có nhiều điểm mạnh so với các loại hình khác và đây là loại hình Công ty phổ biến nhất tại Việt Nam.

    Loại hình công ty Cổ phần là gì ?

    Theo khoản 1 Điều 110 Luật Doanh nghiệp 68/2014, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:

    • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
    • Cổ đông công ty cổ phần có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Tối thiểu phải có 03 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa;
    • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
    • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong 03 năm đầu sau khi thành lập.

    Ưu điểm Loại hình Công ty Cổ phần

    • Công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn nên mức độ rủi ro không cao;
    • Quy mô hoạt động lớn, không giới hạn số lượng cổ đông tối đa thuận lợi khi mở rộng kinh doanh;
    • Cơ cấu vốn, khả năng huy động vốn cao thông qua phát hành cổ phiếu – đây là ưu điểm nổi bật của loại hình doanh nghiệp này so với các loại hình khác.
    • Công ty cp có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
    • Công ty có tính độc lập cao giữa quản lý và sở hữu, việc quản lý sẽ đạt hiệu quả cao hơn

    Nhược điểm của Công ty Cổ phần

    • Số lượng cổ đông có thể rất lớn, việc quản lý, điều hành công ty tương đối phức tạp đặc biệt trong trường hợp xuất hiện những nhóm cổ đông đối lập về lợi ích;
    • Khả năng bảo mật kinh doanh, tài chính bị hạn chế do công ty phải công khai và báo cáo với các cổ đông.

    Đại hội đồng cổ đông

    Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cp.


    Đại hội đồng cổ đông có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    • Thông qua định hướng phát triển của công ty;
    • Quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cổ tức hằng năm của từng loại cổ phần;
    • Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên;
    • Quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ hoặc một giá trị khác;
    • Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
    • Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
    • Quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại;
    • Xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty;
    • Quyết định tổ chức lại, giải thể công ty;
    • Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

    Hội đồng quản trị công ty cổ phần

    Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng biểu quyết tại cuộc họp, lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết.


    Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị. Thành viên hội đồng quản trị do đại hội đồng cổ đông công ty bầu.

    Hội đồng quản trị bầu một thành viên của hội đồng quản trị làm chủ tịch hội đồng quản trị

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây