Cổ phiếu bị hủy niêm yết là các mã cổ phiếu đã đăng ký niêm yết và được chấp thuận trên sàn giao dịch chứng khoán như HOSE hay HNX. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động tình hình kinh doanh thua lỗ khiến công ty không đạt được những tiêu chí niêm yết ban đầu.
các cổ phiếu hủy niêm yết sẽ bị chấm dứt mọi hoạt động trên trên sàn giao dịch như trước đó. Một số công ty hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán và sau đó niêm yết trên Upcom để đảm bảo tính thanh khoản cho cổ phiếu.
Cổ phiếu bị hủy niêm yết đồng nghĩa với việc quyền kinh doanh chứng khoán sẽ không được chuyển nhượng qua công ty chứng khoán hay sở giao dịch chứng khoán. Hiện nay, hoạt động hủy niêm yết chứng khoán thường diễn ra khá phổ biến và liên tục, được rà soát định kỳ.
Các hình thức hủy niêm yết chứng khoán
Các mã cổ phiếu có thể bị hủy niêm yết bắt buộc hoặc tự nguyện, tùy thuộc vào từng công ty:
Đối với hình thức hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc
Mã chứng khoán bị bắt buộc hủy niêm yết trên sàn hoặc sở giao dịch. Khi các mã cổ phiếu này không đáp ứng đủ các điều kiện, quy định cho việc niêm yết chứng khoán. Một số lý do thường gặp dẫn đến việc cổ phiếu bị hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc như vi phạm về luật chứng khoán, không hoạt động kinh doanh từ 1 năm trở lên…
Ví dụ: Thaco bị hủy niêm yết chứng khoán bắt buộc do không đáp ứng tiêu chí niêm yết, tại thời điểm chốt danh sách cổ đông ngày 3/3/2021 do Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam thực hiện, THACO hiện có 2.172 cổ đông, 3% tổng số cổ phần biểu quyết của THACO được sở hữu bởi các cổ đông nhỏ lẻ, nghĩa là chưa đạt điều kiện 10% của Luật Chứng khoán 2019.
Đối với hình thức hủy niêm yết chứng khoán tự nguyện
Mã chứng khoán của doanh nghiệp, tổ chức sẽ tự nguyện đề nghị hủy niêm yết trên sàn. Trong trường hợp công ty A muốn rút khỏi sàn chứng khoán và có hơn 50% số phiếu chấp thuận của các cổ đông, yêu cầu sẽ được duyệt.
Lý do cổ phiếu hủy niêm yết chứng khoán
Cổ phiếu bị hủy niêm yết có thể do các lý do sau:
- Hủy niêm yết do chuyển sàn giao dịch: Nếu công ty đang niêm yết trên sàn HOSE muốn chuyển sang sàn HNX hoặc ngược lại, công ty có thể dừng giao dịch 1- 2 ngày. Sau đó công ty sẽ được giao dịch trên sàn mới bình thường
- Hủy niêm yết do lựa chọn của công ty: để làm được việc này công ty cần có thông báo từ trước.
- Hủy niêm yết do yêu cầu của sở GDCK vì không đáp ứng được các điều kiện niêm yết như minh bạch thông tin tài chính hoặc kết quả kinh doanh yếu kém. Trước khi hủy, nhà đầu tư có thể nhận biết dấu hiệu như bị sở GDCK cảnh báo nhiều lần về hoạt động yếu kém.
Nhà đầu tư làm gì khi cổ phiếu hủy niêm yết?
Khó khăn nhất của các cổ đông nhỏ là rất khó chuyển số cổ phiếu đang nắm giữ thành tiền mặt. Do vậy, đã có không ít nhà đầu tư không biết làm gì khi cổ phiếu hủy niêm yết và khó kiểm soát tâm lý đầu tư ở giai đoạn này.
Để bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư khi cổ phiếu hủy niêm yết, bản thân công ty phải mua lại số cổ phiếu này bằng tiền của mình hoặc bằng cách bán tài sản (máy móc, nhà xưởng, bất động sản, v.v.). Nếu không, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ yêu cầu công ty chuyển cổ phiếu lên UPCOM (sàn giao dịch không chính thức hoặc thứ cấp) để giao dịch. Khi ấy, nhà đầu tư có thể tiếp tục bán cổ phiếu tại đây và hình thức này gọi là hủy niêm yết chuyển sàn.
Hủy niêm yết chuyển sàn
Có 02 khả năng sẽ xảy ra:
- Hủy niêm yết chuyển sang sàn lớn hơn, ví dụ như từ Upcom chuyển sang Hose. Như trường hợp của HHV thời gian gần đây.
- Hủy niêm yết Sở giao dịch lớn chuyển xuống sàn Upcom.
Nếu cổ phiếu được niêm yết tại sàn lớn hơn, giá cổ phiếu có thể sẽ tăng khi niêm yết mới. Đồng thời, số lượng cổ phiếu chúng ta đang nắm giữ cũng không ảnh hưởng. Sàn sẽ tiến hành thủ tục thực hiện chuyển đổi nhanh chóng cho mọi nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu.
Trong trường hợp cổ phiếu bị hủy niêm yết do kinh doanh không tốt hay vi phạm quy định niêm yết thì kết quả sẽ khác. Theo quy định, sau khi hủy niêm yết, các doanh nghiệp sẽ tự động được đăng ký giao dịch trên sàn UPCOM để duy trì thanh khoản. Tuy nhiên, thanh khoản sẽ rất khó khăn khi cổ phiếu phải chuyển lên UPCOM, không giống như hai sàn còn lại.
Đối với các nhà đầu tư, bạn nên chú ý và liên tục cập nhật tất cả các thông tin về cổ phiếu và doanh nghiệp. Khi ấy, bạn sẽ dễ dàng nhận ra các dấu hiệu có vấn đề với công ty thông qua tin tức hoặc báo cáo tài chính được cung cấp hàng quý. Điều quan trọng nhất là thận trọng khi phân tích các vấn đề có thể xảy ra với doanh nghiệp từ những bước đầu.
Khi nhận thấy cổ phiếu có khả năng bị hủy niêm yết do lỗi từ phía công ty thì bạn nên bán ngay tại thời điểm tình hình kinh doanh không tốt. Với những doanh nghiệp có thể đối diện với những nguy cơ phá sản, tính thanh khoản cổ phiếu đó thường sẽ thấp. Còn với những cổ phiếu có triển vọng phục hồi, bạn mới có thể bán đi nhanh chóng.
Hủy niêm yết không chuyển sàn
Các cổ phiếu sẽ không được niêm yết trên sàn chứng khoán nữa, cho dù là Upcom. Nếu rơi phải trường hợp này, bạn hãy liên hệ với phòng cổ đông của công ty để được cấp lại sổ, xem lại các chính sách thu mua lại cổ phiếu của doanh nghiệp hoặc bán dưới dạng thương lượng thỏa thuận với người khác.
Thế nhưng, nhà đầu tư cũng không cần quá lo lắng nếu cổ phiếu đang nắm giữ bị hủy niêm yết bắt buộc. Bạn vẫn sẽ được đảm bảo về nguồn sở hữu đối với cổ phiếu, bởi cổ phiếu bị huỷ niêm yết nhưng không phải huỷ giá trị.
Về phía doanh nghiệp phát hành cổ phiếu, họ có trách nhiệm đảm bảo cho nhà đầu tư sở hữu hợp pháp cổ phiếu. Có thể nó sẽ khó để bán hơn nhưng vẫn có một số nhà đầu tư lớn thu mua với mục đích tái cấu trúc hoặc thâu tóm doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể lựa chọn nắm giữ đối với những cổ phiếu bị hủy niêm yết có khả năng phục hồi. Tuy nhiên, việc phân tích và đánh giá về khả năng phục hồi của 1 cổ phiếu bị hủy niêm yết là cực kỳ khó. Điều này đòi hỏi bạn phải có nhiều kiến thức cũng như nắm rõ các thông tin nội bộ.
Trên thị trường những năm qua, có rất nhiều cổ phiếu sau khi bị hủy niêm yết đã phục hồi rất tốt. Cải thiện này là nhờ vào các dự án đầu tư mới, việc tái cấu trúc doanh nghiệp hay được dẫn dắt bởi các nhà lãnh đạo mới.
Nhìn chung, cổ phiếu này phải buộc phải “rời khỏi sàn” là vì doanh nghiệp làm ăn thua lỗ triền miên hay không minh bạch về công bố thông tin. Vì vậy, là một nhà đầu tư 4.0, bạn cần cập nhật thông tin liên tục để tránh khỏi những rủi ro không đáng có.
Theo Anfin