Mục lục

    Quy hoạch hệ thống đô thị tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trên cơ sở định hướng phát triển không gian và các định hướng phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Long, đề xuất kế hoạch phân loại đô thị tỉnh Vĩnh Long như sau:

    Phương án phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Long
    Phương án phát triển đô thị tỉnh Vĩnh Long

    Thành phố Vĩnh Long

    a). Phạm vi, tính chất, định hướng phát triển

    (1). Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính thành phố Vĩnh Long. Diện tích 47,81 km2.


    (2). Tính chất:

    • đô thị loại I trực thuộc tỉnh, là đô thị vệ tinh độc lập trong vùng trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long;
    • Là trung tâm đào tạo cấp vùng;
    • Là trung tâm chính trị – hành chính, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục – đào tạo của tỉnh;
    • Là một trọng tâm kinh tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có tiềm năng phát triển: thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao,…
    • Là một đầu mối giao thông, giao lưu quan trọng của vùng. Có vị trí quan trọng về an ninh và quốc phòng.

    b). Tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn


    Phân chia thành 4 phân vùng lớn:

    – Phân vùng lõi đô thị: Phân vùng tập trung chức năng đô thị trung tâm, với trung tâm hành chính cấp tỉnh, cấp thành phố, tập trung các trọng điểm thương mại dịch vụ, văn phòng cấp tỉnh và thành phố.

    Phân vùng này có chức năng là trung tâm của thành phố, có trung tâm hành chính mới của tỉnh Vĩnh Long (phường 9) và khu vực đô thị lịch sử là trung tâm hành chính của thành phố Vĩnh Long (phường 1), tập trung các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ, văn phòng quan trọng của tỉnh và thành phố. Định hướng tập trung các chức năng đô thị, hướng đến hình thành đô thị sầm uất, đồng bộ xứng tầm là bộ mặt của tỉnh Vĩnh Long.

    Tại khu vực lõi đô thị, định hướng mật độ cao đối với công trình đô thị và nhà ở. Tuy nhiên, để hình thành hệ thống cây xanh mặt nước đặc trưng của tỉnh Vĩnh Long và tạo môi trường sống tốt, bố trí hành lang hạn chế phát triển tại các sông, kênh hiện hữu và đất cây xanh ven sông, đồng thời đảm bảo đất cây xanh tập trung quy mô lớn.

    – Phân vùng đô thị chuyển tiếp: Phân vùng có chức năng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho dân số gia tăng đến năm 2035, chủ yếu có chức năng đất dân cư và các công trình dịch vụ công cộng phục vụ dân cư.

    Vùng đô thị chuyển tiếp được hợp thành bởi các đô thị mới. Mỗi đô thị mới được hình thành do địa hình sông rạch bao bọc. Cây xanh từ ven các con sông, rạch bao bọc khu phố trải dài vào trong, làm cho trung tâm mỗi đô thị mới đều là khu vực có tính công cộng cao, giàu cây xanh. Những khu vực còn lại đều là khu vực dân cư giàu cây xanh. Trong mỗi khu vực dân cư đều xây đường vành đai, đảm bảo tính liên kết trong khu phố.

    Liên kết giữa các khu vực: đường giao thông kết nối với khu vực bên ngoài chạy xuyên qua trung tâm khu đô thị, liên kết với các trọng điểm cây xanh.
    Liên kết với lõi đô thị: bố trí đường giao thông trục chính liên kết trung tâm các đô
    thị mới với lõi đô thị giúp tăng cường liên kết về giao thông, hạ tầng và các hoạt động kinh tế trên toàn đô thị.

    – Phân vùng ngoại thành: Khu vực xung quanh đô thị có chức năng sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, chức năng bảo tồn môi trường xanh trù phú cho khu quy hoạch, đồng thời có chức năng kết nối giữa đô thị và các khu vực nông thôn bên ngoài khu quy hoạch.

    Phân vùng nằm ở vòng ngoài cùng của đô thị, là khu vực nhằm bảo vệ môi trường nhiều cây xanh của khu quy hoạch, và đóng vai trò kết nối đô thị và nông thôn. Tại đây, tổ chức các hoạt động nông nghiệp với các cơ sở sản xuất liên quan đến đất nông nghiệp và nông nghiệp, đóng vai trò góp phần thúc đẩy nông nghiệp xung quanh thành phố Vĩnh Long. Bố trí các trọng điểm sản xuất công nghiệp, dịch vụ du lịch, kho vận (logistic),… là các trọng điểm kinh tế đô thị quan trọng đóng góp cho sự phát triển của đô thị.

    Về cơ bản, định hướng không phát triển đô thị có mật độ cao hoặc quy mô lớn tại phân vùng ngoại thành. Tuy nhiên, có thể phát triển nhà ở quy mô nhỏ phục vụ người dân sản xuất nông nghiệp.

    Để cải thiện môi trường sống của các khu dân cư hiện hữu, từng bước cải tạo, xây dựng các trung tâm xã theo quy hoạch nông thôn mới (công trình hành chính, trường học, y tế, chợ,…), bổ sung công trình hạ tầng kỹ thuật như cấp nước, cấp điện, xử lý rác thải. Cải tạo, xây mới đường giao thông kết nối với trung tâm xã và tạo thuận lợi cho vận tải hàng hóa nông nghiệp.

    – Phân vùng Cù lao An Bình Là trọng điểm du lịch đậm chất đồng bằng sông Cửu Long với thiên nhiên phong phú, xây dựng với mật độ thấp, chú trọng bảo tồn cảnh quan vốn có.

    c). Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

    (1). Phát triển hạ tầng giao thông:

    – Giao thông đối ngoại thành phố dựa trên các trục quốc lộ, tỉnh lộ: Hệ thống giao thông đường bộ đối ngoại được bố trí đảm bảo phù hợp với các quy
    hoạch giao thông cấp vùng và quy hoạch giao thông tỉnh Vĩnh Long.
    Đường cao tốc TP Hồ Chí Minh – Mỹ Thuận – Cần Thơ đang được chuẩn bị xây
    dựng, đi qua khu quy hoạch ở khu vực phía Tây. Các trục giao thông đường bộ đối ngoại gồm:

    • Các đường Quốc lộ, tỉnh lộ hiện trạng: QL1, QL53, QL57, QL80, ĐT902
    • Bổ sung các tuyến đường tránh kết nối QL53, QL57 với QL1 để giảm giao thông đường dài đi qua đô thị trong tương lai.
    • Bổ sung tuyến đường kết nối Thị trấn Long Hồ với QL1
    • Bổ sung tuyến đường Võ Văn Kiệt nối dài kết nối với đường cao tốc.

    – Giao thông đường thủy:

    Mạng lưới đường thủy tuân thủ theo định hướng phát triển mạng lưới giao thông tỉnh Vĩnh Long với các tuyến trên Sông Tiền, Sông Cổ Chiên, Sông Cái Cam…Mạng lưới đường thủy đảm bảo đồng bộ về quy hoạch luồng tuyến và quy hoạch cảng, bến. Đồng bộ giữa cầu vượt sông và kích thước thông thuyền của giao thông đường thủy.

    Thị xã Bình Minh

    a). Phạm vi, tính chất, định hướng phát triển

    (1). Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính thị xã Bình Minh. Diện tích 93,63 km2.

    (2). Tính chất:

    • Trung tâm công nghiệp, trung tâm thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái của vùng ĐBSCL;
    • Là một đô thị xanh, phát triển hiện đại, với cảnh quan đặc trưng sông nước vườn cây ăn trái, đô thị phát triển bền vững
    • Đến năm 2035, thị xã Bình Minh sẽ trở thành một đô thị cấp vùng, kết nối với trung tâm thành phố Cần Thơ tạo nên một điểm nhấn về không gian đô thị trong vùng đô thị trung tâm ĐBSCL.

    b). Tổ chức không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn

    Hình thành 03 khu đô thị, với tổng diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 2.471ha. Cụ thể như sau:

    Khu đô thị trung tâm (Khu đô thị truyền thống)

    Khu đô thị sẽ được hình thành về phía Tây thị xã Bình Minh, đất xây dựng đô thị (gồm phường Thành Phước, phần lớn phường Cái Vồn và một phần phường Đông Thuận, xã Thuận An, xã Mỹ Hòa). Chức năng: Là khu đô thị truyền thống – trung tâm thị xã Bình Minh. Phát triển hỗn hợp, trung tâm hành chính chính trị thị xã, trung tâm thương mại, dịch vụ công cộng đô thị, trung tâm văn hóa – TDTT cấp vùng.

    Bố trí, sắp xếp khu dân cư

    Các khu dân cư được phân bố tại 3 khu đô thị với các loại hình ở bao gồm: Đất ở hiện hữu cải tạo chỉnh trang, đất phát triển hỗn hợp (đất ở kết hợp thương mại dịch vụ) và đất ở xây dựng mới (mật độ thấp và mật độ cao), với các loại hình nhà ở: nhà ở riêng lẻ (nhà liên kế, nhà biệt thự, nhà vườn) và nhà ở căn hộ dạng chung cư.

    Các khu ở đô thị chỉnh trang và phát triển hỗn hợp: Tập trung chủ yếu tại khu đô thị trung tâm truyền thống hiện hữu, một phần ở khu đô thị công nghiệp – thương mại Thuận An.

    Các khu ở đô thị tập trung mật độ cao: Phân bố tập trung chủ yếu tại khu đô thị trung tâm (khu đô thị truyền thống), một phần phát triển tại khu vực trung tâm các khu đô thị.

    Các khu ở đô thị mật độ thấp: Phân bố tại vùng phía ngoài của trung tâm các khu đô thị, phân bố phần lớn tại khu đô thị trung tâm (khu đô thị truyền thống), khu đô thị công nghiệp – thương mại Thuận An.

    c). Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật

    (1). Phát triển hạ tầng giao thông:

    Quốc lộ 1: Đoạn qua Thị xã Bình Minh dài khoảng 4,2km (không tính chiều dài trùng với đường cao tốc); trong đó, đoạn chạy trong khu vực nội thị dài 2,7km được quy hoạch là đường đô thị có lộ giới 36m; đoạn chạy ngoài đô thị dài 1,3km được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp II đồng bằng, phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn tuyến 79m.

    Quốc lộ 54:

    Nằm dọc sông Hậu, nối liền Đồng Tháp, Vĩnh Long và Trà Vinh dài 155 km. Quốc lộ 54 bắt đầu tại bến phà Vàm Cống và kết thúc tại thành phố Trà Vinh. Đoạn qua Thị xã Bình Minhdài khoảng 15,9km; trong đó đoạn chạy trong khu vực nội thị dài 9,1km được quy hoạch là đường đô thị với 3 phân đoạn :

    • Đoạn từ ranh phía Tây đến gần ngã ba bến phà cũ có lộ giới 30m (mặt cắt 5-5);
    • Đoạn từ ngã ba bến phà cũ đến đường cao tốc có lộ giới 42m (mặt cắt 1-1);
    • Đoạn tuyến còn lại (trong đô thị) có lộ giới 36m (mặt cắt 3-3);

    Đoạn chạy ngoài đô thị dài 6,8km được quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn là 50m (mặt cắt C-C).

    Đường ĐT.909: Đoạn qua Thị xã Bình Minh dài khoảng 5,7km quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn tuyến 36m (mặt cắt D-D).

    Đường ĐT.910: Đoạn qua thị xã Bình Minh dài khoảng 3,3km. Quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, phạm vi đất dành cho đường bộ và hành lang an toàn tuyến 36m (mặt cắt D-D).

    Hồ sơ QH tỉnh Vĩnh Long 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    (Quy hoạch đô thị tỉnh Vĩnh Long :  TP Vĩnh Long, TX Bình Minh, Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm.)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây