Mục lục

    Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Vĩnh Long, TX Bình Minh, Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Tam Bình, Trà Ôn, Vũng Liêm.

    Vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Long

    Tỉnh Vĩnh Long nằm ở trung tâm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, thuộc vùng giữa sông Tiền – sông Hậu; cách thành phố Hồ Chí Minh 136 km về hướng Đông Bắc. Tọa độ địa lý từ 9º52’45” đến 10º19’50” vĩ độ Bắc và từ 105º41’25” đến 106º17’00” kinh độ Đông; có địa giới hành chính như sau:

    • Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Tiền Giang và Bến Tre (với ranh giới là sông Tiền và sông Cổ Chiên).
    • Phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh.
    • Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang và Sóc Trăng (với ranh giới là sông Hậu).
    • Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp.

    Vĩnh Long có vị trí địa – chiến lược quan trọng của vùng, có điều kiện thuận lợi kết nối đường bộ, đường thủy, đường hàng không, đường sắt (trong tương lai) để trở thành trung tâm trung chuyển, kết nối giữa các tỉnh, thành phố trong vùng và các vùng kinh tế khác của cả nước:


    – Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có 04 tuyến vận tải đường thủy Quốc gia với hướng tuyến đi qua các sông Măng Thít, sông Hậu và sông Cổ Chiên, gồm:

    (i) Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau (qua kênh Xà No): từ Ngã 3 kênh Tẻ (TP. Hồ Chí Minh) – Chợ Gạo – Chợ Lách – Trà Ôn – Cần Thơ – Vị Thanh – đến cảng Cà Mau;


    (ii) Tuyến duyên hải Thành phố Hồ Chí Minh – Cà Mau: từ Ngã 3 kênh Tẻ (TP. Hồ Chí Minh) – Chợ Gạo – Chợ Lách – Trà Ôn – Đại Ngãi – Bạc Liêu – đến Cảng Cà Mau;

    (iii) Tuyến sông Cổ Chiên: từ cửa Cổ Chiên đến ngã ba sông Tiền: Là tuyến chính cho tàu biển vào các cảng thuộc lưu vực sông Tiền và quá cảnh đến cảng Phnom Penh của Campuchia;

    (iv) Tuyến cửa Định An – biên giới Campuchia (sông Hậu): Là tuyến chính cho tàu biển ra vào ĐBSCL, đồng thời là một trong hai tuyến chính cho tàu biển quá cảnh đi đến cảng Phnom Penh của Campuchia. Phạm vi hấp dẫn trực tiếp là các tỉnh thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu và giữa sông Tiền với sông Hậu.

    – Trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến/hành lang giao thông quan trọng của vùng, quốc gia đi qua như:

    • Hành lang Bắc – Nam là hành lang vùng, quốc gia, có vai trò quan trọng của cả nước do QL.1 và Cao tốc Bắc – Nam phía Đông (đoạn Mỹ Thuận – Cần Thơ;
    • Hành lang QL.53 và QL.80: kết nối thành phố Trà Vinhthành phố Vĩnh Longthành phố Sa Đéc;
    • Hành lang QL.54: kết nối Trà Vinh – thị xã Bình Minh – Đồng Tháp – thành phố Long Xuyên (cầu Vàm Cống);
    • Cao tốc Hồng Ngự – Trà Vinh: đoạn đi qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long, dài 35km (quy hoạch sau năm 2030),…;

    Định hướng tổ chức không gian các hoạt động kinh tế – xã hội

    Định hướng tổ chức không gian phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Vĩnh Long được chia thành 2 vùng kinh tế với 6 cực phát triển.

    (1) Vùng I: Vùng trung tâm, phía Tây Bắc của tỉnh, bao gồm: thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh vàcác huyện: Long Hồ, Tam Bình và Bình Tân.

    Cực phát triển của vùng bao gồm: Thành phố Vĩnh Long, thị xã Bình Minh, đô thị Phú Quới.

    Tiềm năng về tài nguyên nổi trội của vùng:

    – Vùng có vị trí địa – chiến lược: Là vùng động lực phát triển của tỉnh Vĩnh Long, thành phố Vĩnh Long là đô thị loại II cấp vùng, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – khoa học kỹ thuật của Vĩnh Long.

    – Nằm tại trung tâm của Vùng ĐBSCL, đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy và đường sắt cấp vùng và cấp quốc gia: Cao tốc, QL.1, QL.53, QL.54, QL.57, QL.80, ĐT.902 được nâng cấp, sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít.

    – Là cửa ngõ của thành phố Cần Thơ (trung tâm công nghiệp, thương mại – dịch vụ, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, y tế và văn hóa của vùng ĐBSCL) với thành phố Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam Bộ.

    – Nằm trên giao điểm 2 vành đai đô thị của vùng ĐBSCL.

    – Tiềm năng du lịch: Cảnh quan ven sông Tiền, các cù lao đều có điều kiện phát triển tốt về du lịch sông nước, du lịch sinh thái với nhiều địa danh như Cù lao An Bình với các đặc sản của vườn cây ăn trái; các di tích lịch sử, công trình văn hóa quan trọng,…

    Động lực phát triển của vùng:

    – Phát triển nhanh chuỗi đô thị của bao gồm thành phố Vĩnh Long, huyện Long Hồ (thị trấn Long Hồ, Phú Quới) và thị xã Bình Minh. Trong đó, thành phố Vĩnh Long là đô thị hạt nhân của toàn vùng, cụ thể:

    + Thành phố Vĩnh Long: đến năm 2030 hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí đô thị loại II; từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại I;

    + Thị xã Bình Minh: đến năm 2030 hoàn thiện và nâng cao các tiêu chí đô thị loại III; từng bước hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II;

    + Đô thị Phú Quới: năm 2025 đạt loại V; năm 2030 nâng cao chất lượng tiêu chí của đô thị loại V.

    + Thị trấn Long Hồ: đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V vào năm 2025; Đến năm 2030, từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV.

    + Đô thị Cái Ngang: đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V vào năm 2025; năm 2030 duy trì, nâng cao tiêu chí đô thị loại V;

    + Thị trấn Tam Bình: đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V vào năm 2025; Đến năm 2030, từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV.

    + Thị trấn Tân Quới: đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V vào năm 2025; năm 2030 nâng cao chất lượng tiêu chí của đô thị loại V.

    – Phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến hàng nông sản, thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, các ngành công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường. Thu hút đầu tư phát triển 4 KCN, bao gồm: Hòa Phú (mở rộng, giai đoạn 3), Bình Tân (giai đoạn I: Gilimex Vĩnh Long), Bình Minh, Đông Bình; 4 CCN bao gồm: Thuận An, Song Phú, Phú An và Tân Bình.

    – Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch, giải trí: Phát triển hệ thống các khu logistics, trung tâm thương mại, tài chính cấp vùng, trung tâm dịch vụ đào tạo, y tế chất lượng cao.

    + Phát triển du lịch sinh thái trên cù lao và dọc sông Tiền (các khu du lịch cù lao An Bình, khu du lịch Vinh Sang,…). Phát triển trung tâm dịch vụ du lịch, giải trí cấp vùng – nơi tập trung và gắn liền với các tuyến du lịch quốc gia (đường bộ, đường biển, đường không), quốc tế và các tuyến du lịch vùng lân cận.

    + Phát triển du lịch sinh thái vùng sông nước dọc sông Hậu, du lịch cộng đồng tại các khu nhà vườn trồng cây ăn trái tại Bình Tân, và du lịch sinh thái của thị xã Bình Minh, khai thác thế mạnh các loại nông sản đặc trưng như: Khoai lang, xà lách xoong, bưởi Năm Roi,…

    + Phát triển thể dục thể thao cấp quốc gia và cấp vùng: Hình thành sân vận động tiêu chuẩn quốc gia vừa phát triển TDTT của tỉnh vừa thu hút vận động viên trong nước đến du lịch nghỉ dưỡng sinh thái kết hợp tập luyện, thi đấu.

    – Phát triển nông nghiệp công nghệ cao, khai thác và nuôi trồng thủy sản: Hình thành các vùng luân canh cây nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực và các loại cây ăn trái thích hợp với đất phù sa ngọt.

    – Phát triển về giáo dục – đào tạo cấp vùng, cấp quốc gia: Là nơi tập trung hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề của Tỉnh, liên kết giáo dục với các trường đại học lớn trong cả nước. Vùng có thế mạnh phát triển giáo dục, đào tạo chuyên môn có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động.

    (2) Vùng II: Là vùng phát triển kinh tế động lực phía Đông Nam của tỉnh; bao gồm các huyện: Vũng Liêm, Trà Ôn và Mang Thít. Cực phát triển của vùng bao gồm các thị trấn: Vũng Liêm, Trà Ôn và Cái Nhum.

    Tiềm năng về tài nguyên nổi trội của vùng:

    – Có các trục hành lang kinh tế đô thị cấp quốc gia và tỉnh là các tuyến QL.53, QL.54, ĐT.901, ĐT.906, ĐT.907, thuận lợi phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ.

    – Tiềm năng quỹ đất lớn thuận lợi cho phát nông nghiệp, đô thị, công nghiệp và du lịch. Đất thích hợp loại cây trồng như lúa, cây ăn trái (bưởi, cam sành, xoài, sầu riêng), cây công nghiệp lâu năm.

    – Tiềm năng du lịch: du lịch sông nước, du lịch sinh thái, phát triển loại hình du lịch homestay miệt vườn. Động lực phát triển của vùng:

    – Phát triển đô thị: Phát triển vùng đô thị hóa phía Đông của tỉnh Vĩnh Long, giao nhau của hai trục hành lang kinh tế đô thị QL.53 và trục giao thông đường thủy quốc gia sông Măng Thít, có điều kiện phát triển vườn cây sinh thái, nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp và dịch vụ cấp tiểu vùng.

    – Hệ thống đô thị của vùng với hạt nhân là đô thị Vũng Liêm, Trà Ôn và Cái Nhum, bao gồm:

    + Thị trấn Vũng Liêm: năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại IV; năm 2030 hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí đô thị loại IV;

    + Đô thị Hựu Thành: đến năm 2025, đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V; đến năm 2030 đạt đô thị loại V;

    + Thị trấn Trà Ôn: năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại IV; năm 2030 hoàn thiện, nâng cao các tiêu chí đô thị loại IV;

    + Thị trấn Cái Nhum: đến năm 2025, đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội nhằm hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V; đến năm 2030, từng bước hoàn thiện các tiêu chí của đô thị loại IV;

    – Phát triển cụm công nghiệp công nghệ cao: Phát triển cụm ngành công nghiệp công nghệ cao với các ngành công nghiệp chủ yếu như: Chế biến nông sản, lương thực, thực phẩm, chế biến rau quả và các sản phẩm từ trái cây; chế biến thủy sản; các sản phẩm từ chăn nuôi; công nghiệp hàng tiêu dùng, bao bì,.. Thu hút đầu tư phát triển KCN An Định và các CCN: Mỹ Lợi, Vĩnh Thành, Hòa Tịnh và Trường Thọ.

    – Phát triển du lịch sông nước, nâng cấp và phát triển tại Trà Ôn.

    – Phát triển thương mại cấp tiểu vùng, du lịch sinh thái: Hình thành thương mại trao đổi hàng hóa với trung tâm đô thị Vĩnh Long và thị xã Bình Minh. Phát triển du lịch vùng sông nước dọc sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít, du lịch sinh thái tại các khu nhà vườn trồng cây ăn trái tại Trà Ôn và Vũng Liêm.

    – Phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả kinh tế như: trồng luân canh (lúa – rau, bắp, đậu nành, lúa – cây ăn trái, lúa – tôm càng xanh, cá có khả năng chịu mặn,…); Phát triển vùng chuyên canh cây ăn trái.

    Hình thành trang trại mô hình chăn nuôi heo, bò thịt, chăn nuôi gia cầm, nuôi cá theo hướng an toàn sinh học.

    Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Vĩnh Long

    Lưu ý: Tài liệu Quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 rà soát sau thẩm định

    Báo cáo tóm tắt quy hoạch tỉnh Vĩnh Long

    Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch tỉnh Vĩnh Long thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

    Bản đồ hiện trạng

    Bản đồ quy hoạch:

    Bản đồ phương án đô thị

    Bản đồ tổ chức không gian, phân vùng chức năng

    Bản đồ phương án văn hóa thông tin du lịch

    Bản đồ phương án y tế giáo dục_KHCN_ASXH

    Bản đồ phương án KCN_CCN

    Bản đồ phương án giao thông

    Bản đồ phương án thủy lợi cấp thoat nước_XLNT_CTR_NghiaTrang

    Bản đồ phương án cấp điện

    Bản đồ phương án thông tin truyền thông viễn thông

    Bản đồ phương án sử dụng đất

    Bản đồ phương án khai thác sử dụng tài nguyên

    Bản đô phương án bảo vệ môi trường đa dạng sinh học

    Bản đồ phương án phân vùng môi trường

    Bản đồ phương án vùng huyện 1

    Bản đồ phương án vùng huyện 2

    Bản đồ vị trí các dự án ưu tiên

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây