Định hướng quy hoạch giao thông tỉnh Long An giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm : đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển.
Đường bộ cao tốc tại tỉnh Long An
Trên địa bàn tỉnh Long An đến 2030 sẽ hình thành 4 tuyến cao tốc, các tuyến cao tốc này, đều trên các hành lang vận tải đối ngoại chính kết nối về TP Hồ Chí Minh:
Cao tốc TP HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận: đã hoàn thành đoạn qua Long An (dài 28 km, quy mô 4 + 2 làn xe). Định hướng sau 2020 nâng cấp lên 8 làn xe vào thời điểm phù hợp.
Đường vành đai 3 TP. HCM: đoạn qua tỉnh Long An đi ven ranh giới giữa Tp.Hồ Chí Minh và huyện Bến Lức, huyện Cần Giuộc. Đến năm 2020 sẽ xây dựng xong giai đoạn 1 dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành với quy mô cao tốc 4 làn xe. Định hướng đến 2030 nâng cấp 6-8 làn xe.
Đường vành đai 4 TP. HCM: Trên địa bàn tỉnh Long An, tuyến đi qua huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc qua các điểm khống chế là hướng tuyến ĐT .823, ĐT.825, ĐT.830, đoạn mới Bến Lức – Hiệp Phước. Tuyến được quy hoạch xây dựng sau năm 2020. Vị trí và quy mô tuyến đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết với quy mô cao tốc đô thị, cụ thể như sau:
- Đoạn từ Đức Hoà (ranh Tp.HCM) – QL.1: dài 35km, quy mô 6-8 làn xe.
- Đoạn từ QL.1- ranh Tp.HCM, Khu công nghiệp Hiệp Phước: dài 26,5km, qua các Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, quy mô 6 làn xe.
Cao tốc Hồ Chí Minh: Được thực hiện sau năm 2020 theo Quyết định số 194/QĐ- TTg ngày 15/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ. Phần đoạn tuyến qua Long An dài khoảng 100 km thuộc đoạn Chơn Thành -Đức Hòa-Mỹ An dài 158 km, quy hoạch theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe.
Phát triển mạng lưới đường quốc lộ
Quốc lộ 1: Đoạn qua địa bàn tỉnh Long An dài 30 km, từ ranh TP. HCM đến ranh tỉnh Tiền Giang. Đây là tuyến đường bộ quan trọng đã được nâng cấp mở rộng quy mô lên 4 làn xe ô tô, 2 làn hỗn hợp.
Quốc lộ 50: QL.50 từ TP. HCM đi Tiền Giang, qua địa phận tỉnh Long An dài 26 km đang được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III với quy mô 2-4 làn xe. Định hướng đến năm 2030, nâng cấp QL.50 đoạn trong Vành đai IV (TP. HCM) từ Cần Giuộc đến ranh TP. Hồ Chí Minh có quy mô cấp II, 4 làn xe.
Quốc lộ 50B (Đường trục Động lực kết nối Tp.HCM – Long An – Tiền Giang): Tuyến có chiều dài khoảng L=55km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Long An khoảng 35,6km. Điểm đầu tuyến bắt đầu từ đường Phạm Hùng thuộc địa phận TPHCM và điểm cuối kết thúc tại Ngã ba Trung Lương tỉnh Tiền Giang. Định hướng đến 2030, quy mô đường cấp III đạt 06 làn xe, quy mô nền đường 40m (riêng đoạn qua tỉnh Long An theo tiêu chuẩn đường đô thị 10-12 làn xe, quy mô nền đường 78m).
Quốc lộ 62: QL.62 từ Tân An đến thị xã Kiến Tường (huyện Mộc Hoá cũ) dài 77 km. Đến năm 2020 hoàn thiện nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III, 2 làn xe; riêng đoạn từ đường Hùng Vương đến cao tốc TP.HCM- Trung Lương (km 0+50÷km3+00) thành đường đô thị từ 4-6 làn xe, đoạn cửa khẩu Bình Hiệp có tiêu chuẩn kỹ thuật cao hơn theo quy hoạch không gian khu kinh tế cửa khẩu. Đoạn tuyến từ TP. Tân An – Gò Công tỉnh Tiền Giang nâng cấp từ đường tỉnh 827B đến Quốc lộ 50 Gò Công tỉnh Tiền Giang.
Tuyến tránh QL.62: Quy hoạch tuyến tránh theo quy hoạch đô thị thị xã Kiến Tường chiều dài khoảng 5km, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III, tối thiểu 2 làn xe.
Đường Hồ Chí Minh: (trùng đường QL.N2): Theo quy hoạch đến năm 2020, hoàn thiện giai đoạn 2 của dự án đường HCM theo các dự án gồm đoạn Chơn Thành – Đức Hòa và dự án đoạn Tân Thạnh – Mỹ An, đoạn Thạnh Hóa – Tân Thạnh theo hướng tuyến QL.62.
Trước đó quy hoạch đến năm 2015 thông tuyến theo tiêu chuẩn tối thiểu đường cấp IV, đến năm 2020 nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III. Giai đoạn sau năm 2020 sẽ nâng cấp và xây dựng thành cao tốc HCM.
Đường N1 (Đức Huệ – Châu Đốc): Quy hoạch sau năm 2020 sẽ nâng cấp đoạn nối dài đến đường Hồ Chí Minh (Đức Hòa) theo đường ĐT.822 và cải tạo tuyến đoạn Đức Huệ – Tân Hiệp (không theo tuyến ĐT.839) quy mô đạt tiêu chuẩn cấp III.
Quốc lộ 14C: Xây dựng mới trên địa bàn tỉnh Long An trên cơ sở kéo dài tuyến QL.14C hiện hữu từ khu vực cửa khẩu Buprăng (Đắk Nông) dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia qua địa phận tỉnh Tây Ninh xuống Long An, nối với đường N1 tại UBND huyện Đức Huệ.
Theo quy hoạch đến năm 2020 sẽ xây dựng tuyến dài khoảng 17 km trên địa phận Long An, hướng tuyến trùng một số đoạn đường tỉnh ĐT.838C và ĐT.838, quy mô đạt cấp III.
Đường kết nối Quốc lộ N1 và N2: Tuyến mới có chiều dài khoảng 38km. Điểm đầu tại nút giao của đường Hồ Chí Minh với ĐT.821. Sau đó tuyến đi mới qua xã An Ninh Tây (huyện Đức Hòa) vượt sông VCĐ rồi đi mới qua các xã Mỹ Hạnh Bắc, Bình Thành (huyện Đức Huệ) giao ĐT.838, ĐT.839 rồi đi trùng đường ĐT Mới 04. Điểm cuối tuyến kết nối với QL.N2 tại xã Thuận Nghĩa Hòa (huyện Thạnh Hóa). Định hướng đến 2030, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
Đường kết nối Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: Tuyến có chiều dài khoảng 66km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Long An khoảng 38km. Điểm đầu tuyến tại nút giao giữa đường Vành đai 3 và đường Nguyễn Văn Tạo (huyện Nhà Bè), sau đó tuyến đi trùng với đường Long Hậu – Tân Tập, ĐT.826B, đường Cần Đước – Chợ Gạo, QL50 và kết thúc khi đến vị trí giao với QL1 tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Định hướng đến 2030, quy mô đạt tiêu chuẩn đường cấp III.
Đường trục Động lực kết nối Tp.HCM – Long An – Tiền Giang: Tuyến có chiều dài khoảng L=45,3km, trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Long An khoảng 31,1km. Điểm đầu tuyến bắt đầu từ vị trí giao giữa QL50 và đường Đoàn Nguyễn Tuân (điểm cuối của dự án đường trục động lực Tây Nam TP.HCM). Tuyến đi mới song song và cách QL.50 về phía Tây Bắc khoảng 2km, sau đó vượt sông VCĐ, VCT, kết nối vào đường ĐT827D, ĐT879B. Khi cách ranh giới giữa Long An và Tiền Giang khoảng 2km trên đường ĐT.879B thì tuyến đi mới hoàn toàn và kết nối vào điểm cuối là ngã ba Trung Lương.
Tuyến khi đi qua địa phận huyện Cần Giuộc sẽ tạo thêm nhánh phụ dài 5,3km để kết nối vào đường Vành đai thị trấn Cần Giuộc và điểm cuối của nhánh phụ kết nối vào vòng xoay tại vị trí giao giữa đường ấp 3 Long Hậu và đường trục Động lực Tây Nam TPHCM. Định hướng đến 2030, quy mô đường cấp II đạt 06-08 làn xe cho đoạn ngoài đô thị và đường đô thị khi qua khu dân cư, quy mô nền đường 40m.
Phát triển mạng lưới đường tỉnh
Mạng đường do Tỉnh quản lý được quy hoạch chủ yếu là giải quyết nối thông mạng lưới do sông rạch chia cắt, hoàn chỉnh cấp kỹ thuật, chỉ làm mới một số đoạn tuyến nhằm hoàn thiện mạng lưới. Chia mạng lưới đường tỉnh theo 03 khu vực như sau:
- Khu vực 1 gồm khu vực trung tâm và các huyện phía Đông Nam QL.1 là Tân An, Bến Lức, Tân Trụ, Châu Thành, Cần Đước và Cần Giuộc.
- Khu vực 2 là khu vực phía Bắc QL.1 gồm 2 huyện Đức Hòa, Đức Huệ, một phần huyện Bến Lức và huyện Thủ Thừa.
- Khu vực 3 gồm huyện Thủ Thừa và 5 huyện còn lại ở phía Tây là Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Vĩnh Hưng, Tân Hưng.
Bổ sung các tuyến đường mới kết nối ĐT.830 với Vành đai 3 và kết nối với Tp. Hồ Chí Minh
Do nhu cầu phát triển kinh tế và và dịch vụ trên địa bàn huyện Bến Lức và Đức Hòa, UBND tỉnh Long An đã có chủ trường mở rộng ĐT.830 đoạn từ Bến Lức đến Đức Hòa theo quy mô đường cấp III (Bm/Bn=11m/12m) và ĐT.824 theo quy mô đường đô thị (Bm/Bn = 12m/20m).
Tuy nhiên, do đây sẽ là trục đường chính, tập trung nhiều cụm công nghiệp nên để hạn chế tình trạng quá tải khi vận chuyển hàng hóa qua Quốc Lộ 1 và ĐT.824. Tư vấn đề xuất điều chỉnh bổ sung quy hoạch thêm 1 số tuyến đường kết nối ĐT.830 với Vành Đai 3, kết nối với Tp.HCM theo quy hoạch của huyện Bình Chánh cũng như một số tuyến đường chuyên dùng phục vụ phát triển công nghiệp – dịch vụ khu vực phía Bắc, cụ thể như sau:
*/ Đường trục động lực Đức Hòa (kết nối ĐT.825 – ĐT.822 – ĐT.823 – ĐT.823B – ĐT.825):
Chiều dài khoảng 25,6km, gồm có 3 nhánh kết nối:
- Nhánh kết nối chính nối ĐT.825 với ĐT.823: dài 9,5km, điểm đầu giao ĐT.825, điểm cuối kết nối với ĐT.823.
- Nhánh kết nối chính nối ĐT.823 với ĐT.825: dài 13km, điểm đầu giao ĐT.823, điểm cuối kết nối với ĐT.825 (ngã 3 ĐT.825 và đường Hải Sơn-Tân Đức).
- Nhánh kết nối phụ dài 3,1km: điểm đầu giao với ĐT.823B (cách ĐT.823 khoảng 4,2km), điểm cuối giao với nhánh chính.
Định hướng quy hoạch đến năm 2030 là đường phố chính đô thị thứ yếu quy mô 30m-34m, 6 làn xe.
*/ Đường Hải Sơn – Tân Đô:
Đường hiện hữu rộng 33m, dài khoảng 4,8km trong khu công nghiệp Hải Sơn – Tân Đô. Được đề xuất kết nối với ĐT.830 và đường Võ Văn Kiệt nối dài với chiều dài kết nối 10,9km gồm có 2 nhánh như sau:
Nhánh kết nối chính dài 5,3km: điểm đầu kết nối đường ĐT.830 (phía sau mố B cầu Kênh Xáng) và điểm cuối là cuối đường Hải Sơn – Tân Đô hiện hữu.
Nhánh kết nối phụ dài 5,6km: điểm đầu là cuối đường Hải Sơn – Tân Đô hiện hữu, điểm cuối kết nối đường Võ Văn Kiệt nối dài (quy hoạch của huyện Bình Chánh đường Võ Văn Kiệt nối dài sẽ kết nối với đường Vành đai 3 hiện tại đang triển khai thi công đoạn từ nút giao giữa đường Võ Văn Kiệt với QL1 đến đường Tân Tạo – Chợ Đệm dài 2,7km).
Định hướng quy hoạch đến năm 2030 đoạn từ ĐT.830 đến Hải Sơn – Tân Đô là đường phố chính đô thị thứ yếu quy mô 33m, 6 làn xe. Đoạn từ Hải Sơn – Tân Đô đến đường Võ Văn Kiệt nối dài là đường phố chính đô thị chủ yếu quy mô 2x30m, 8 làn xe.
*/ Đường Lương Hòa – Bình Chánh:
Chiều dài khoảng 4,55Km; điểm đầu giao ĐT.830 (cách ĐT.824 khoảng 9Km, cách cầu Kênh Xáng Lớn khoảng 700m), điểm cuối kết nối với đường dẫn vào cầu Kênh Xáng Ngang tại ranh giữa Bến Lức và Bình Chánh. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 là đường phố chính đô thị thứ yếu quy mô 60m, 8 làn xe.
*/ Đường Gia Miệng (tuyến Tân Hòa – Mỹ An/ĐT mới 05):
Chiều dài khoảng 11,8Km; điểm đầu giáp mép sông VCT sau đó tuyến đi trùng với đường đá hiện hữu dài khoảng 2,9Km đến giao với ĐT.830. Từ ĐT.830 tuyến đường đi mới song song với đường Gia Miệng hiện hữu khoảng 2,8Km rồi chuyển hướng đi mới khoảng 6,1Km để điểm cuối kết nối với đường Lê Đình Chi (huyện Bình Chánh).
Định hướng quy hoạch đến năm 2030 đoạn từ sông VCT đến ĐT.830 là đường phố chính đô thị thứ yếu quy mô 2x30m, 8 làn xe; đoạn từ ĐT.830 đến đường Lê Đình Chi đạt quy mô 30m, 6 làn xe.
*/ Đường Hựu Thạnh – Tân Bửu:
Chiều dài khoảng 12,8km, gồm có 2 nhánh kết nối:
- Nhánh kết nối chính dài 12km; điểm đầu giao đường kết nối Hải Sơn – Tân Đô – Võ Văn Kiệt nối dài (cách ĐT.830 khoảng L=2,2Km), điểm cuối kết nối đường Láng Le – Bàu Cò (huyện Bình Chánh) tại nút giao giữa Láng Le – Bàu Cò và đường Vành Đai 3.
- Nhánh kết nối phụ dài 0,8km kéo dài từ điểm cuối của nhánh chính kết nối với đường Bà Tỵ (huyện Bình Chánh).
Định hướng quy hoạch đến năm 2030 nhánh phụ đường Hựu Thạnh – Tân Bửu là đường phố chính đô thị thứ yếu quy mô 30m, 6 làn xe. Nhánh chính là đường phố chính đô thị chủ yếu quy mô 102m, 8 làn xe.
Phát triển mạng lưới đường chuyên dùng mới phục vụ phát triển Công nghiệp – Đô thị:
*/ Các đường chuyên dùng phục vụ phát triển Công nghiệp – Đô thị góp phần hình thành mạng lưới đường xương cá tạo thuận tiện cho đi lại giữa các đường huyện và tỉnh, các đường kết nối với TP. Hồ Chí Minh và các cụm quy hoạch Công nghiệp – Đô thị. Gồm có 9 tuyến đường như sau:
– Đường tỉnh ĐT.823D (trục mở mới Tây Bắc kết nối Long An – thành phố Hồ Chí Minh): Có tổng chiều dài khoảng 14,2km. Tuyến bắt đầu từ điểm giao với đường mở mới Tây Bắc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh. Điểm cuối tại nút giao vòng xoay Hậu Nghĩa, giao với QL.N2 – đường Hồ Chí Minh. Tuyến đi qua các Khu công nghiệp quan trọng của huyện Đức Hòa và kết nối với thành phố Hồ Chí Minh.
Tuyến đường được đầu tư nhằm mục tiêu cải thiện điều kiện hạ tầng, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải của tỉnh Long An; kết nối giao thông khu vực huyện Đức Hòa tỉnh Long An với Tp.HCM qua tuyến đường Mở mới Tây Bắc – kết nối tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên thông qua đường Chơn Thành – Đức Hòa, QL14,…. góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế vùng phía Bắc tỉnh Long An nói riêng và đóng góp cho sự phát triển kinh tế tỉnh Long An nói chung. Định hướng Quy hoạch đến năm 2030 đường Đức Hòa – Hậu Nghĩa là đường đô thị quy mô 40m, 6 làn xe.
– ĐT.827E (Quốc lộ 50B): Tuyến có chiều dài khoảng khoảng 35,6km (là 1 phần của Quốc lộ 50B). Điểm đầu giáp ranh với TPHCM tại xã Tân Kim, huyện Cần Giuộc và điểm cuối tại huyện Châu Thành và giáp ranh với tỉnh Tiền Giang. Định hướng đến 2030 là đường đô thị quy mô 78m, 10-12 làn xe.
– ĐT.830E: Tuyến có chiều dài khoảng khoảng 32,7km. Điểm đầu tại nút giao cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Trung Lương với ĐT.830 tại xã An Thạnh, huyện Bến Lức và điểm cuối giáp ranh với TPHCM tại xã Vĩnh Đông, huyện Cần Giuộc. Định hướng đến 2030 là đường đô thị quy mô 74,5m, 12 làn xe.
– Đường dọc làm mới Lương Hòa – Phú An Thạnh (Đ.ĐD1): chiều dài khoảng 6,6Km; điểm đầu giao đường Lương Hòa – Bình Chánh, tuyến đi mới song song cách sông VCĐ khoảng 1,0Km, điểm cuối giao đường Phú An Thạnh. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 đường ĐD1 đạt quy mô 30m.
– Đường dọc làm mới Lương Hòa – An Thạnh (Đ.ĐD2): chiều dài khoảng 5,5Km; điểm đầu tại nút giao giữa đường Lương Hòa – Bình Chánh (cách ĐT.830 1,15Km). Tuyến đi mới giao với đường ĐN1, cắt qua Gia Miệng, Phú An Thạnh và điểm cuối giao với đường ĐN3. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 đường ĐD2 đạt quy mô 30m.
– Đường dọc làm mới Lương Bình – Tân Hòa (Đ.ĐD3): chiều dài khoảng 7Km; điểm đầu giao đường Tân Sơn – Hải Đô, tuyến đi mới cắt qua các đường Lương Hòa – Bình Chánh, ĐN1, Gia Miệng và điểm cuối giao đường trong khu công nghiệp Phú An Thạnh. Quy hoạch chung đô thị Bến Lức đến năm 2030 sẽ có tuyến đường mới từ khu công nghiệp Phú An Thạnh đi đường Rạch Tre. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 đường ĐD3 đạt quy mô 30m.
– Đường ngang làm mới Lương Hòa – Tân Hòa (Đ.ĐN1): chiều dài khoảng 2,95Km; điểm đầu giao sông VCĐ, điểm cuối giao với nút giao giữa ĐT.830 với đường Gia Miệng. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 đường ĐN1 đạt quy mô 30m.
– Đường Rạch Tre: chiều dài khoảng 7,6Km; hiện hữu là đường đá điểm đầu giao với đường dẫn vào cao tốc Tp.HCM – Trung Lương, điểm cuối giao với đường Vành đai 3. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 đường Rạch Tre đạt quy mô 30m.
– Đường kết nối QL1A và ĐT.830: chiều dài khoảng 3,8Km; hiện hữu đã có 1,6Km đường nội bộ 6 làn xe thuộc khu công nghiệp Phúc Long. Điểm đầu giao với QL1A, điểm cuối giao với đường ĐT.830. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 đường kết nối QL1A và ĐT.830 đạt quy mô 30m.
– Đường Phú An Thạnh: Chiều dài khoảng 8,1Km (hiện hữu đã có 3km đường trong khu công nghiệp An Phú Tây); điểm đầu giao ĐT.830, bổ sung quy hoạch kéo dài đường An Phú Tây thêm 5,1Km để điểm cuối kết nối với đường Vành Đai 3. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 là đường phố chính đô thị thứ yếu quy mô 60m, 8 làn xe.
– Đường An Thạnh (song song với đường Phú An Thạnh): Chiều dài khoảng 8,3Km; điểm đầu giao ĐT.830 (cách đường Phú An Thạnh khoảng 1,4km) điểm cuối kết nối đường Vành đai 3. Định hướng quy hoạch đến năm 2030 là đường phố chính đô thị thứ yếu quy mô 30m, 6 làn xe.
Phát triển hệ thống cầu trên các tuyến chính
– Trong giai đoạn đến 2022, trên địa bàn tỉnh sẽ xây dựng thêm cầu mới, chủ yếu trên các tuyến quốc lộ. Trên các tuyến đường tỉnh, chỉ xây dựng một số cầu trên một số trục quan trọng để tăng kết nối, các tuyến có nhu cầu đi lại không cao sẽ được đầu tư xây dựng cầu vào giai đoạn sau 2022.
– Đối với các cầu hiện hữu chưa đủ tải trọng phù hợp với đường, quy hoạch nâng cấp hoặc thay thế các cầu này đảm bảo tải trọng thiết kế tương đương HL 93.
Trung tâm Logistic tỉnh Long An
Quy hoạch đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 hình thành các trung tâm Logistic nhằm góp phần đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa Long An với các tỉnh trong Vùng KTTĐ phía Nam và các tỉnh Vùng ĐBSCL. Cụ thể:
– Giai đoạn 2020 – 2030 hình thành 08 trung tâm Logistic gồm:
- Khu tiếp nhận kho vận – logistics tại Cảng quốc tế Long An (147ha);
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở xã Thạnh Phú (10ha);
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở xã Lương Hoà (50ha);
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở xã Thạnh Lợi (16ha);
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở khu cửa khẩu Bình Hiệp (10ha);
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở khu cửa khẩu Mỹ Quý Tây (10ha);
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở xã Phước Vĩnh Đông (71ha);
- Trung tâm kho vận và dịch vụ logistics ở xã Hiệp Thạnh (150ha)
Phát triển mạng lưới đường sắt qua tỉnh Long An
Quy hoạch đường sắt Quốc gia, đường sắt đô thị và đường sắt chuyên dùng sẽ kết nối đồng bộ với hệ thống đường bộ một cách hợp lý:
Đường sắt quốc gia: tuyến Tp.HCM – Mỹ Tho – Cần Thơ
– Hướng tuyến: tuyến kết nối với tuyến đường sắt Trảng Bom – Hòa Hưng tại ga lập tàu An Bình, sau đó tuyến đi qua huyện Dĩ An (tỉnh Bình Dương); quận Thủ Đức, quận 12, huyện Hóc Môn, quận Bình Tân, huyện Bình Chánh (thành phố Hồ Chí Minh); huyện Bến Lức, thành phố Tân An (tỉnh Long An); phạm vi kết thúc nghiên cứu khu vực đầu mối tại thành phố Tân An thuộc tỉnh Long An. Chiều dài toàn tuyến là 174,0 km và chiều dài tuyến trong phạm vi nghiên cứu từ ga An Bình đến ga Tân An là L = 62,20 km.
– Khổ đường: Đường sắt đôi, khổ đường 1435mm.
Đường sắt chuyên dùng: tuyến Ga Long Định – cảng Hiệp Phước
Hướng tuyến: Điểm đầu từ ga Long Định của đường sắt tốc độ cao thành phố Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Cần Thơ tuyến đi song song với đường Vành đai 4, giao cắt với quốc lộ 50, vượt sông Cần Giuộc đi vào ga Tiền Cảng Hiệp Phước. Từ đây tuyến rẽ nhánh 2 đi vào cảng Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè và khu cảng Đông Nam Á của tỉnh Long An. Chiều dài tuyến trong phạm vi nghiên cứu từ ga Long Định đến ga Cảng Hiệp Phước và ga Cảng Long An là L= 38,11 km.
– Khổ đường: Đường sắt đôi, khổ đường 1435 mm.
Đường sắt đô thị: (đường sắt đô thị Tân An – Tp.HCM)
Điểm đầu: Ga Hưng Nhơn (Thuộc tuyến số 3a – Tp.Hồ Chí Minh);
Điểm cuối:
- Giai đoạn 1: Khu đô thị Nam Long – Thị trấn Bến Lức (huyện Bến Lức – tỉnh Long An).
- Giai đoạn 2: Phường 5, Tp. Tân An – tỉnh Long An.
– Tuyến đi dọc Quốc lộ 1 đến thị trấn Bến Lức sau đó rẽ phải vào Khu đô thị Nam Long VCĐ (xã An Thạnh, huyện Bến Lức) và tiếp tục theo QL.1 kết thúc tại Phường 5, Tp. Tân An, Long An.
Phát triển mạng lưới đường thủy
Đường thủy liên tỉnh
Các tuyến liên tỉnh của tỉnh Long An đồng thời nằm trên các tuyến vận tải thủy chính của ĐBSCL, kết nối giữa các tỉnh miền Đông và miền Tây Nam Bộ.
Quy mô, cấp kỹ thuật các tuyến theo quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Đường thủy nội địa Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 đã được Bộ GTVT phê duyệt.
06 tuyến hiện có đã được Bộ GTVT phê duyệt quy hoạch cụ thể bao gồm:
- Tuyến Sài Gòn – Cà Mau (qua kênh Xà No): Từ ngã ba kênh Tẻ (giao với sông Sài Gòn) đến cảng Cà Mau; cấp III, dài 336 km.
- Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Lấp Vò): Từ ngã ba kênh Tẻ qua Kiên Lương đến đầm Hà Tiên; cấp III, dài 320 km.
- Tuyến Sài Gòn – Bến Kéo (sông VCĐ): Từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Bến Kéo (thị xã Tây Ninh); cấp III, dài 142,9 km.
- Tuyến Sài Gòn – Mộc Hóa (sông VCT): Từ ngã ba kênh Tẻ đến cảng Mộc Hóa; cấp III, dài 143,4 km.
- Tuyến Sài Gòn – Kiên Lương (qua kênh Tháp Mười số 1): Từ ngã ba kênh Tẻ đến Ba Hòn (thị trấn Kiên Lương); cấp III, dài 288 km.
- Tuyến Sài Gòn – Hà Tiên (qua kênh Tháp Mười số 2): Từ ngã ba kênh Tẻ – kênh Tri Tôn Hậu Giang – kênh Tám Ngàn (kênh số 1) – đầm Hà Tiên; cấp III, dài 277,6 km.
Đường thủy nội tỉnh
Hệ thống giao thông đường thủy nội tỉnh được quy hoạch chủ yếu là giải quyết nối thông mạng lưới, hoàn chỉnh cấp kỹ thuật. Các kênh rạch trên các tuyến đường thủy nội tỉnh chính và tuyến kênh kết nối chính được quy hoạch cấp kỹ thuật cấp III-IV.
Các kênh rạch còn lại được quy hoạch cấp kỹ thuật cấp V để phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng đầu tư khai thác, cải tạo nâng cấp các cầu đường bộ và quy hoạch đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi.
– Trên cơ sở các tuyến vận tải liên tỉnh và nội tỉnh đã xác định, quy hoạch chi tiết các tuyến đường thủy nội tỉnh như sau:
*/ Các tuyến trục chính gồm:
– Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An)- Bến Lức – Đức Hòa: từ ngã ba Soài Rạp đi theo sông Vàm Cỏ – VCĐ đến ranh tỉnh Tây Ninh) dài 166,5 km, quy hoạch cấp III, đoạn từ ngã ba Soài Rạp đến cầu Bến Lức cấp đặc biệt.
– Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An)- Bến Lức – Mộc Hóa: từ ngã ba Soài Rạp đi theo sông Vàm Cỏ – VCĐ – Kênh Thủ Thừa – sông VCT đến Mộc Hóa dài 174,8 km, quy hoạch cấp III, đoạn từ ngã ba Soài Rạp đến cầu Bến Lức cấp đặc biệt.
– Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) – Tân An – Đức Hòa: từ ngã ba Soài Rạp đi theo sông Vàm Cỏ – VCT – Kênh Thủ Thừa – sông VCĐ đến ranh tỉnh Tây Ninh, quy hoạch cấp III, đoạn từ ngã ba Soài Rạp đến cầu Tân An cấp đặc biệt.
– Tuyến Tân Tập (cảng biển Long An) – Tân An – Mộc Hóa: từ ngã ba Soài Rạp đi theo sông Vàm Cỏ – VCT đến Mộc Hóa dài 164,3 km, quy hoạch cấp III, đoạn từ ngã ba Soài Rạp đến cầu Tân An cấp đặc biệt.
– Tuyến Phước Đông – Tân Kim: từ ngã ba sông Vàm Cỏ đi theo Kênh Nước Mặn – sông Cần Giuộc đến khu côn nghiệp Tân Kim (ranh thành phố Hồ Chí Minh) dài 37,5 km, quy hoạch cấp II.
*/ Các tuyến nhánh gồm:
- Tuyến Thủ Thừa – Vĩnh Hưng (kênh BoBo – K. 61 – Bình Hiệp – kênh 28): dài 92,8 km, quy hoạch cấp IV.
- Tuyến Mộc Hóa – Vĩnh Hưng (sông VCT – kênh 28): dài 40,8 km, quy hoạch cấp IV
- Tuyến Mộc Hóa – Tân Hưng (sông VCT – kênh Hồng Ngự): dài 42,7 km, quy hoạch cấp IV
- Tuyến Thạnh Hóa – Tân Thạnh (kênh Dương Văn Dương) dài 45 km: cấp III
- Tuyến Thạnh Hóa – Tân Hưng (kênh 79): dài 51 km, cấp IV
- Tuyến kênh An Hạ: dài 20 km, quy hoạch cấp V
- Tuyến kênh Xáng Lớn: dài 17 km, quy hoạch cấp IV
- Tuyến kênh Cầu Duyên: dài 7,9 km, quy hoạch cấp V
- Tuyến sông Rạch Dơi – Cần Giuộc: dài 7,4 km, quy hoạch cấp IV
- Tuyến rạch Bảo Định: dài 7,9 km, trong đó đoạn từ ngã ba VCT đến cống Bảo Định cấp IV, đoạn từ cống Bảo Định đến ranh Tiền Giang quy hoạch cấp V
- Tuyến Rạch Long Khốt: từ xã Thái Bình Trung đến biên giới Cam pu chia dài 10 km, cấp IV
*/ Các tuyến kênh rạch kết nối chính gồm:
- Kênh An Xuyên – Trà Cú Thượng: dài 31, km, cấp IV
- Kênh Bà Giải: dài 20 km, cấp IV
- Kênh Bà Miêu: dài 10 km, cấp V
- Kênh Bà Mía: dài 16 km, cấp V
- Kênh Mười Hai: dài 25 km, cấp IV
- Kênh Thủy Tân: dài 13 km, cấp IV
- Kênh Tân Thành – Lò Gạch: dài 13,5 km, cấp IV
- Sông Lò Gạch: dài 15 km, cấp IV
- Rạch Cá Rô – Kênh Quận: dài 17,1 km, cấp IV
- Tuyến kênh Bảy Thước – kênh 30/4: dài 44,7 km, cấp V
Phát triển mạng lưới cảng thủy nội địa:
Hệ thống cảng hàng hóa
– Hệ thống cảng hàng hóa gồm 16 cảng, công suất quy hoạch đến năm 2020 là 7,4 triệu tấn/năm, định hướng đến năm 2030 khoảng 12,9 triệu tấn/năm.
*/ Các cảng chính
Bao gồm 12 cảng phục vụ cho vùng phía Đông Nam tỉnh Long An (vùng trọng điểm kinh tế).
Quy mô xây dựng các cảng này đáp ứng cho tàu hàng bách hóa, tầu hàng rời trọng tải 200 tấn – 5.000 tấn.
Năng lực thông qua đến năm 2020 đạt 5,7 triệu tấn/năm. Năm 2030 đạt khoảng 10,3 triệu tấn.
Yêu cầu về quy hoạch: quy hoạch các cảng chính đủ năng lực thực hiện bốc xếp, chuyển tiếp hàng hoá cho khu vực và liên hiệp vận chuyển giữa đường đường thuỷ, đường bộ.
*/ Các cảng khác
– Bao gồm 04 cảng, phục vụ hoạt động kinh tế của các địa phương vùng phía Bắc và phía Tây tỉnh Long An.
– Các cảng quy hoạch gồm:
- Cảng Mộc Hóa, Tuyên Bình: phục vụ cho khu vực phía Tây.
- Cảng Trà Cú, Hựu Thạnh phục vụ cho khu vực phía Bắc
– Quy mô xây dựng các cảng này đáp ứng cho tàu hàng bách hóa, tầu hàng rời trọng tải 200 tấn – 5.000 tấn.
– Năng lực thông qua: đến năm 2030 đạt 2,6 triệu tấn
Cảng biển tỉnh Long An
– Long An là tỉnh tiếp giáp với khu vực ĐBSCL có nhiều kênh, rạch nên việc vận chuyển bằng đường thủy là ưu tiên hàng đầu và Long An sẽ là một trong những điểm đến để thu hút đầu tư vào khu công nghiệp khi chủ trương của TP. Hồ Chí Minh sẽ chuyển các nhà máy vào các khu công nghiệp thuộc các tỉnh lân cận.
– Với chủ trương di dời một số cảng ra khỏi trung tâm của TP. Hồ Chí Minh thì các cụm cảng của Thành phố này gồm Cảng Sài Gòn, Cảng Bến Nghé, Cảng VITC, Cảng Cát lái, Cảng Hiệp Phước… thuộc nhóm 5 trên luồng sông Xoài Rạp sẽ kết hợp với Cảng Long An, Cảng Cái Mép và Cảng Vũng Tàu tạo nên hệ thống cảng hỗ trợ lẫn nhau. Khi hoàn thành đầu tư, Cảng quốc tế Long An có thể bốc xếp 15 triệu tấn đối với hàng rời và 50 triệu tấn đối với hàng container.
– Mục tiêu trong giai đoạn tới có thể đón được tàu có trọng tải lên đến 100.000 DWT. Đồng thời, nâng tổng chiều dài liên tục của hệ thống cầu cảng lên đến 2.368m, trở thành một trong những cầu cảng quốc tế có chiều dài bờ cảng lớn nhất Việt Nam hiện nay. Quy mô công suất hàng hóa thông quan đạt khoảng 80 triệu tấn/năm.
Kèm theo đó là diện tích kho lưu trữ tại cảng hơn 400.000m2, phục vụ nhu cầu vận chuyển, lưu kho hàng nông thủy sản, phân bón, sắt thép… của khu vực ĐBSCL và là cửa ngõ để các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tập kết đóng hàng và phân phối bằng đường bộ, đường biển hoặc thủy nội địa.
– Cảng quốc tế Long An là tiền đề thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các khucụm công nghiệp, góp phần phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL, đồng thời giảm ách tắc giao thông đường bộ, giảm chi phí vận tải, logistics cho các doanh nghiệp đầu tư, được các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh Long An nói riêng và ĐBSCL nói chung đánh giá rất cao. Hiện nay 70% đến 80% lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của ĐBSCL phải dồn hết lên cụm cảng TP. Hồ Chí Minh bằng đường bộ.
Điều này đã làm tăng áp lực giao thông đường bộ trên quốc lộ 1 và TP Hồ Chí Minh luôn gây ra tình trạng kẹt xe, gây tai nạn giao thông. Chi phí hàng hóa tăng cao từ 170-180 USD/container hoặc từ 7- 10 USD/tấn chi phí vận chuyển và lưu kho. Thời gian vận chuyển kéo dài, bất lợi đối với hàng nông sản và giảm lợi thế canh tranh của nông sản hàng hóa ĐBSCL.
– Do đó, Cảng quốc tế Long An ngoài việc giúp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, giảm áp lực giao thông cho các cảng tại TPHCM thì còn đóng vai trò động lực phát triển kinh tế- xã hội của cả vùng kinh tế động lực phía Nam và các tỉnh Tây Nam Bộ. Cảng quốc tế Long An sẽ trở thành trung tâm đầu mối xuất nhập khẩu cho cả vùng ĐBSCL.
(Quy hoạch giao thông tỉnh Long An : Tân An, Kiến Tường, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành, Đức Hòa, Đức Huệ, Mộc Hóa, Tân Hưng, Tân Thạnh, Tân Trụ, Thạnh Hóa, Thủ Thừa, Vĩnh Hưng.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)