Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 686/QĐ-TTg ngày 13/6/2023 phê duyệt.

Theo đó, Long An nhắm tới mục tiêu trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả và bền vững của khu vực phía Nam, cửa ngõ trên tuyến hành lang kinh tế đô thị – công nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đầu mối hợp tác, giao thương quan trọng với Campuchia.

Bên cạnh đó, tỉnh Long An cũng đặt ra nhiều mục tiêu cụ thể trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục, môi trường và giao thông vận tải. Phạm vi quy hoạch tỉnh Long An bao gồm toàn bộ lãnh thổ tỉnh Long An với tổng diện tích tự nhiên là 4.494,8 km2.

Mục tiêu phát triển tỉnh Long An đến năm 2030

Tức năm 2030, Long An đặt ra mục tiêu trở thành trung tâm phát triển kinh tế năng động, hiệu quả và bền vững của khu vực phía Nam. Để đạt được mục tiêu này, tỉnh Long An đặt ra các chỉ tiêu như sau:

1. Tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9%/năm, GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt trên 180 triệu đồng.

2. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 80%, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 40%.

3. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia ở cấp học mầm non đạt 80%, cấp tiểu học đạt 100%, cấp trung học cơ sở đạt 70%, cấp trung học phổ thông đạt 45%. Hoàn thành phổ cập giáo dục mẫu giáo cho trẻ 3 – 4 tuổi.

4. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì ổn định ở mức 3,3%. Diện tích cây xanh bình quân trên mỗi người dân đô thị đạt khoảng 8 -10 m2.

5. Quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 11:54 AM, 28/04/2024)


6. Người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Mục tiêu phát triển tỉnh Long An đến năm 2050

Đến năm 2050, Long An sẽ trở thành tỉnh công nghiệp phát triển hàng đầu của cả nước, một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Bên cạnh đó, Long An sẽ đạt được các mục tiêu như:

1. Xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và văn minh, con người phát triển toàn diện và môi trường sống trong lành.

2. Phân bổ hợp lý các loại đất, phát triển các khu kinh tế, thương mại, du lịch và công nghiệp.

3. Hoàn thiện mạng lưới giao thông vận tải và logistics, kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cấp quốc gia với hệ thống kết cấu hạ tầng cấp tỉnh.

Các khu vực trong quy hoạch

Tổ chức hoạt động kinh tế-xã hội theo mô hình “một trung tâm, hai hành lang kinh tế, ba vùng kinh tế-xã hội, sáu trục động lực”:

1. Trung tâm chính trị-hành chính-đô thị hạt nhân-đô thị vệ tinh Thành phố Tân An.

2. Hành lang đường Vành đai 3-4 và hành lang phát triển phía Nam.

3. Ba vùng kinh tế-xã hội: Vùng đô thị và công nghiệp, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu, vùng đệm sinh thái.

Hành lang đường Vành đai 3-4 sẽ bám dọc theo các trục đường Vành đai 3, Vành đai 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.

Hành lang phát triển về phía Nam của khu vực này bám dọc theo trục động lực liên tỉnh từ Thành phố Hồ Chí Minh đi qua tỉnh Long An và kết nối với tỉnh Tiền Giang thông qua quốc lộ 50B.

Khu vực này bao gồm ba vùng kinh tế – xã hội chính:

1. Vùng đô thị và công nghiệp

Vùng đô thị và công nghiệp tập trung phát triển đô thị và công nghiệp tổng hợp, hình thành hành lang phát triển đô thị trung tâm ở Bến Lức – Tân An và các đô thị công nghiệp ở các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, Cần Đước. Ngoài ra, còn phát triển khu kinh tế ở các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và phát triển nông nghiệp ven đô, chuyên canh, ứng dụng công nghệ cao tại huyện Châu Thành, Tân Trụ và thành phố Tân An.

2. Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu

Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch và kinh tế cửa khẩu bao gồm thị xã Kiến Tường và các huyện Vĩnh Hưng, Tân Hưng, Mộc Hóa, Tân Thạnh, Thạnh Hóa và một phần huyện Thủ Thừa. Khu vực này tập trung phát triển dịch vụ, công nghiệp tại khu kinh tế cửa khẩu, đồng thời phát triển du lịch sinh thái liên quan đến cảnh quan đặc trưng của vùng Đồng Tháp Mười. Mục tiêu là xây dựng thương hiệu du lịch Đồng Tháp Mười là một thương hiệu quốc gia và phát triển thị xã Kiến Tường thành trung tâm của vùng Đồng Tháp Mười.

3. Vùng đệm sinh thái

Vùng đệm sinh thái bao gồm huyện Đức Huệ, một phần huyện Thủ Thừa và một phần huyện Tân Trụ. Khu vực này phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và phân bổ đất hợp lý cho phát triển công nghiệp, đô thị sinh thái và khu trung chuyển nội tỉnh.

Quy hoạch giao thông tỉnh Long An

Đối với mạng lưới giao thông vận tải và logistics, quyết định nhấn mạnh việc hình thành các nút giao đấu để kết nối hệ thống giao thông quốc gia với hệ thống giao thông tỉnh, nhằm tăng cường tính kết nối giao thông giữa các vùng, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, kế hoạch bao gồm việc bố trí thêm các lối ra và vào với cao tốc Bắc – Nam phía Đông tại các huyện Bến Lức và Thủ Thừa.

Ngoài ra, kế hoạch còn bao gồm cải tạo và nâng cấp 53 tuyến đường tỉnh hiện có và xây dựng 29 tuyến đường tỉnh mới. Ưu tiên sẽ được đặt vào việc nâng cấp và xây dựng các tuyến đường quan trọng như Đường tỉnh 827E, trục động lực Đức Hòa, đường song hành quốc lộ 62, trục động lực Mỹ Quý Tây – Lương Hòa – Bình Chánh, và đường Tân Tập – Long Hậu. Đồng thời, sẽ có sự đầu tư vào việc nâng cấp và xây dựng hệ thống giao thông đô thị, tạo ra một cơ sở hạ tầng đô thị hoàn chỉnh và hợp lý. Tỷ lệ quỹ đất xây dựng hạ tầng giao thông đô thị đạt 18% – 25% so với quỹ đất xây dựng tại các đô thị.

Đối với đường sắt đô thị, kế hoạch bao gồm việc xây dựng hai tuyến đường sắt đô thị mới để kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh và phục vụ phát triển du lịch. Hai tuyến đường sắt đô thị này là tuyến Hưng Nhơn – Tân An và tuyến bến xe Cần Giuộc mới – Cần Đước.

Cuối cùng, đối với đường sắt chuyên dụng, kế hoạch bao gồm xây dựng một tuyến đường sắt chuyên dụng để kết nối từ tuyến đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Cần Thơ đến cảng Hiệp Phước, đi qua các huyện Bến Lức, Thủ Thừa, Tân Trụ, Cần Đước, Cần Giuộc và tiếp tục đi qua huyện Nhà Bè và Thành phố Hồ Chí Minh.

Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Long An

Lưu ý : Hồ sơ rà soát Quy hoạch tỉnh Long An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sau phiên họp thẩm định

Báo cáo tóm tắt quy hoạch tỉnh Long An

Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch tỉnh Long An

1_Ban do vi tri va cac moi quan he cua tinh 230109_2h21-Model

2_1_Ban do HT dieu kien tu nhien

2.2.Bản đồ hiện trạng phát triển kinh tế – xã hội_Long An (1)

2.3.Bản đồ phương án phát triển khu công nghiệp_12-01-2023

2.4.Bản đồ hiện trạng phát triển cụm công nghiệp_18-01-2023

2.5.Bản đồ hiện trạng phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản

2.6.Bản đồ hiện trạng phát triển dịch vụ_16-01-2022 (1)

2.7. Bản đồ hiện trạng phát triển du lịch

2.8.Bản đồ hiện trạng phát triển văn hóa, thể thao_17-01-2023

2.9.bản đồ hiện trạng phát triển giáo dục-Model

2.10.Ban do hien trang phat trien y te-Model

2.11.Bản đồ hiện trạng phát triển an sinh xã hội_12-01-2023

2.12.Bản đồ hiện trạng hạ tầng viễn thông thụ động-Model

2.13.Ban do HT phat trien he thong do thi – nong thon_230109-Model

2.14 BAN DO HTPT KET CAU HA TANG GTVT

2.15 BdhtPTKC HT PCTT V TL

2.16 HT-Cap va thoat nuoc-LongAn-Model

2.17. Bản đồ hiện trạng phát triển mạng lưới cấp điện tỉnh-Model

2.18.Bản đồ hiện trạng phát triển thông tin và truyền thông tỉnh-Model

2.19.Bản đồ hiện trạng môi trường, thiên nhiên và đa dạng sinh học_Long An

2.20.Bản đồ hiện trạng thăm dò, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên_18-01-2023

2.21.Bản đồ hiện trạng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước_Diễn biến mặn_Long An

2.22. HT sử dụng đất Long An 2020 10-1-2023 khungmoi

2.23.Bản đồ hiện trạng phát triển khoa học và công nghệ_12-01-2023 (1)

2.24_Ban do hien trang di tich lich su van hoa T-Model

4_PA QH he thong do thi nong thon_230111-Model

5_Ban do PA to chuc khong gian va phan vung chuc nang 20230118 T-Model

6.1.Bản đồ phương án phát triển dịch vụ_16-01-2023

6.2.Bản đồ phương án phát triển du lịch_16-01-2023

6.3_ Ban do PA phat trien van hoa-the thao-Model (1)

6.4_ Ban do phuong an phat trien giao duc và dao tao, giao duc nghe nghiep-Model (1)

6.5_Ban PA Phat trien y te-Model (1)

6.6.Bản đồ phương án phát triển an sinh xã hội_12-01-2023

6.7.Bản đồ phương án phát triển khoa học và công nghệ_12-01-2023

6.8.Bản đồ phương án phát triển khu công nghiệp_18-01-2023

6.9.Bản đồ phương án phát triển cụm công nghiệp_12-01-2023

7.1 BAN DO PAPT KET CAU HA TANG GTVT

7.2 PHUONG AN PHAT TRIEN CAP NUOC VA XU LY NUOC THAI-Model

7.3.Bản đồ phương án phát triển mạng lưới cấp điện-Model

7.4.Bản đồ phương án phát triển thông tin truyền thông-Model

7.5. Bản đồ phương án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động-Model

7.6-BẢN ĐỒ PHƯƠNG ÁN THOÁT NƯỚC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÀ NGHĨA TRANG

08. PA sử dụng đất Long An (theo 326) 19-1-2023-khung moi

9.1. Bản đồ phương án thăm dò khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên

9.2. Bản đồ phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước (2)

10.1. Bản đồ phương án bảo vệ môi trường, thiên nhiên và đa dạng sinh học

10.2 BD DHg PTKC HT PCTT V Tl

11_PA QHXD vung lien huyen vung huyen-Model

12. ban do dinh huong_QHT Long An-Model

13_Ban do chuyen de_Vi tri cac du an khu dan cu va khu do thi 230111-Model

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.8/5 - (9 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcTô Văn Lai là ai? Tiểu sử người sáng lập Thúy Nga Paris
Bài tiếp theoQuy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây