Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cập nhật: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 24/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện trạng phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước

Hạ tầng phát triển khu kinh tế

Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư được Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định thành lập số: 03/2005/QĐ-TTg ngày 05/01/2005 về việc Thành lập và áp dụng chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu Bonuê (được đổi tên là cửa khẩu Hoa Lư tại Quyết định số 1075/QĐ-TTg ngày 20/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ) và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án quy hoạch chung xây dựng KKTCK Hoa Lư đến năm 2025 tại Quyết định số 61/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 với tổng diện tích tự nhiên 25.864 ha.

Trên cơ sở quy hoạch chung đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND tỉnh đã phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5000 Khu Quản lý- Thương mại-Dịch vụ-Công nghiệp Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (giai đoạn I), với diện tích 3.535,17 ha, thuộc địa bàn 03 xã: Lộc Hoà, Lộc Thạnh và Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh tại Quyết định số 482/QĐ-UBND ngày 08/3/2011, được chia thành 05 phân khu như sau:

  • Khu quản lý Thương mại – Dịch vụ cửa khẩu với diện tích 448,74 ha.
  • Khu Thương mại-Dịch vụ phi thuế quan với diện tích 289,20 ha.
  • Khu Thương mại-Dịch vụ du lịch phi thuế quan với diện tích 265,72 ha.
  • Khu quản lý Thương mại-Công nghiệp phi thuế quan với diện tích 2.058,09 ha.
  • Đất còn lại dành cho các chức năng giao thông, cây xanh với diện tích 473,42 ha.

Trong quá trình thực hiện, đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận tại Công văn số 1786/VPCP-CN ngày 28/02/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc chấp thuận cho điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, UBND tỉnh đã có Quyết định số 1130/QĐ-UBND ngày 15/5/2017 điều chỉnh cục bộ Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đến năm 2025 với một số nội dung:

– Điều chỉnh khoảng 1.640 ha đất công nghiệp từ phía Đông Quốc lộ 13 thuộc xã Lộc Hòa sang phía Tây Quốc lộ 13 thuộc xã Lộc Thạnh. Phần diện tích sau điều chỉnh giữ nguyên chức năng sử dụng theo hiện trạng đang quản lý, sử dụng và sẽ định hướng quy hoạch thành các khu dân cư, khu nông – lâm nghiệp, hạ tầng kỹ thuật khác.

– Điều chỉnh khoảng 360 ha đất công nghiệp và dịch vụ phía Đông Quốc lộ 13 giáp trục đường chính và cửa khẩu thành Khu chức năng hỗn hợp (dịch vụ, thương mại và dân cư) làm hạt nhân hỗ trợ phát triển cho Khu công nghiệp tập trung và Khu quản lý thương mại – dịch vụ cửa khẩu.

Sau khi điều chỉnh quy hoạch, diện tích 3.535,17ha được UBND tỉnh giao Ban Quản lý Khu kinh tế quản lý tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư được chia thành 03 phân khu chính như sau:

  • Khu hỗn hợp (Dịch vụ – Thương mại và Dân cư) diện tích 360 ha.
  • Khu Quản lý Thương mại – Dịch vụ cửa khẩu diện tích 1.535 ha.
  • Phân khu Khu công nghiệp diện tích 1.640 ha. (Trong phân khu này, hiện quy hoạch 4 KCN với diện tích 1.430ha, có 02 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, 210ha còn lại giao cho các nhà đầu tư dự án công nghiệp).

Hạ tầng phát triển khu công nghiệp

Phát triển khu công nghiệp (KCN) là chủ trương đúng đắn của tỉnh Bình Phước trong giai đoạn vừa qua. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch 13 KCN với tổng diện tích 6.061 ha (bao gồm 4.686 ha hiện hữu và 1.375 ha đang thực hiện mở rộng).

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 02:26 AM, 26/04/2024)


Tính đến nay có 12/13 KCN đi vào hoạt động, đã thu hút được 377 dự án, với diện tích đất KCN có thể cho thuê là 3.271 ha, diện tích đất KCN đã cho thuê là 1.297 ha; tương đương tỷ lệ lấp đầy là 39,6%.

Ngoài ra trong KKT Cửa khẩu Hoa Lư đã có 4 KCN được quy hoạch với tổng diện tích là 1.430 ha.

[embeddoc url=”https://www.dropbox.com/s/zds57lhzk186l31/HT%20khu%20cong%20nghiep%20Binh%20Phuoc.pdf?dl=1″ viewer=”dropbox”]

Hạ tầng cụm công nghiệp

Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 420/QĐ- UBND ngày 02 tháng 3 năm 2018 của UBND tỉnh Bình Phước và được sửa đổi bổ sung tại Quyết định số 1210/QĐ-UB ngày 03 tháng 6 năm 2020, đã quy hoạch 40 cụm công nghiệp (gọi tắt là CCN) với tổng diện tích là 1.600,56 ha.

Đến nay, đã có 09 CCN được thành lập trong tổng số 40 CCN được quy hoạch trên địa bàn tỉnh, với tổng diện tích các CCN được thành lập là 453,96 ha. Còn lại 31 CCN chưa thành lập (trong đó có 08 CCN đang được quy hoạch trên đất của các hộ dân nên các nhà đầu tư hạ tầng không có khả năng để giải phóng mặt bằng).

Hiện nay, có 01/09 CCN đã đi vào hoạt động (CCN Hà Mỵ, huyện Đồng Phú) với tổng số dự án đăng ký đầu tư sản xuất kinh doanh là trên 04 dự án, giải quyết việc làm cho 450 lao động. Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các CCN bước đầu được quan tâm đầu tư.

Tham khảo thêm bài viết : Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bình Phước

Quan điểm

Phát triển các KCN, KKT, CCN, khu KHCN&ĐMST đóng vai trò hết sức quan trọng trong phát triển công nghiệp của tỉnh. Phát huy các lợi thế của tỉnh về nguồn lực đất đai và vị trí trong khu vực kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ để phát triển đồng bộ, hiệu quả và nhanh chóng các KCN, KKT, CCN, khu KHCN&ĐMST trên địa bàn tỉnh, tạo động lực thu hút mạnh mẽ đầu tư trong và ngoài nước, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Phát triển KCN, KKT, CCN, khu KHCN&ĐMST phải bảo đảm phù hợp với quy hoạch của tỉnh, trên cơ sở sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn lực đất đai và chỉ tiêu đất công nghiệp được phân bổ, bảo đảm tính hiệu quả và khả thi của các dự án.

Lựa chọn nhà đầu tư các dự án theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm đủ năng lực tài chính, kinh nghiệm và năng lực triển khai thực hiện; có biện pháp phù hợp và hiệu quả để bảo đảm các nhà đầu tư cam kết triển khai đúng quy mô và tiến độ; kiên quyết thu hồi các dự án chậm triển khai theo thỏa thuận và các quy định của pháp luật.

Gắn phát triển các KCN, KKT, CCN, khu KHCN&ĐMST với chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư, chính sách phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, và các hoạt động xúc tiến đầu tư, tạo lợi thế so sánh để thu hút các dự án đầu tư có quy mô và chất lượng, góp phần đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phát triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới.

Mục tiêu

Giai đoạn 2020-2025:

  • Phát triển 8.290 ha KCN, 25.864 ha KKT (điều chỉnh giảm từ 28.364 ha hiện nay), 730 ha CCN.
  • Suất đầu tư các KCN, KKT, CCN đạt từ 3,0 triệu USD/ha đến 3,5 triệu USD/ha; tỷ lệ lấp đầy của các KCN đạt từ 60%.
  • 100% KCN, KKT, CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn về môi trường.
  • 100% KCN hiện hữu, thành lập mới hoặc mở rộng đều phải đầu tư nhà ở cho công nhân.

Giai đoạn 2026-2030:

  • Phát triển 11.522 ha KCN, 25.864 ha KKT, 1.279 ha CCN.
  • Suất đầu tư các KCN, KKT, CCN đạt từ 3,5 triệu USD/ha đến 4,0 triệu USD/ha; tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt từ 80%.
  • 100% KCN, KKT, CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn về môi trường.
  • 100% KCN hiện hữu, thành lập mới hoặc mở rộng đều phải đầu tư nhà ở cho công nhân.
  • Xây dựng 01 khu KHCN&ĐMST với quy mô 200ha tại thành phố Đồng Xoài.
Danh sách các dự án hạ tầng khu công nghiệp tại Bình Phước đang kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 - 2030
Danh sách các dự án hạ tầng khu công nghiệp tại Bình Phước đang kêu gọi đầu tư giai đoạn 2021 – 2030

Định hướng phát triển

Tập trung phát triển các KCN với diện tích dự án dưới 500 ha; không phát triển các dự án KCN quá lớn với diện tích trên 1000 ha; chỉ xem xét mở rộng hoặc phát triển KCN mới cho nhà đầu tư khi tỷ lệ lấp đầy thực tế của dự án KCN đang triển khai đạt tối thiểu 60%.

Phát triển các CCN một cách vững chắc, phù hợp với nhu cầu phát triển công nghiệp của các địa phương; mỗi địa phương cấp huyện phát triển không quá 03 CCN; chú trọng phát triển một số CCN chuyên ngành.

Tập trung nguồn lực ưu tiên giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch và hoàn thiện hạ tầng các KCN có vị trí và điều kiện thuận lợi tại địa bàn các huyện Chơn Thành, TP. Đồng Xoài, huyện Đồng Phú. Thu hút, lựa chọn các nhà đầu tư thứ cấp có năng lực về tài chính, kỹ thuật để thực hiện phát triển hạ tầng KCN, KKT, CCN; ưu tiên thu hút các doanh nghiệp với nguồn vốn lớn, công nghệ cao, tạo nhiều công ăn việc làm và gắn với các cụm ngành hiện có.

Tăng cường thu hút các ngành công nghiệp công nghệ cao với giá trị gia tăng lớn, hạn chế các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, thâm dụng năng lượng, gây ô nhiễm môi trường.

Đầu tư nâng cấp hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông (mở rộng đường QL13, QL14, DT471), hệ thống giao thông nội bộ cũng như đấu nối vào các tuyến giao thông chính. Đặc biệt, ưu tiên tăng khả năng liên kết vùng bằng các dự án Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành; cao tốc Chơn Thành – Đắk Nông, ĐT753 kết nối Bình Phước – Đồng NaiBà Rịa – Vũng Tàu và trong tương lai là tuyến đường sắt Xuyên Á từ cửa khẩu Hoa Lư hướng về phía trung tâm của vùng.

Quá trình phát triển và xây dựng cơ sở hạ tầng các KCN, CCN, KKT cần dựa vào các tín hiệu thị trường, quy luật phát triển và sự lan tỏa từ những nơi có điều kiện và cơ hội tốt hơn đến các nơi kém thuận lợi hơn. Gắn liền với phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội các KCN trên địa bàn tỉnh (cấp điện, thoát nước, cấp nước sạch, thu gom xử lý chất thải, nước thải, hạ tầng xã hội).

Với KKT, định hướng phát triển KKT cửa khẩu Hoa Lư lên cấp độ 2 (khu vực kinh tế cung cấp đa dạng các dịch vụ về thương mại và hậu cần) sau năm 2030 và cấp độ 3 (phát triển ở tầm một đô thị, không bị giới hạn ở các hoạt động sản xuất và xuất khẩu, có tính tích hợp cao với phần còn lại của nền kinh tế) trong tầm nhìn xa hơn.

Vì vậy, cần tích hợp đa mục tiêu gồm kinh tế, văn hóa và an ninh – quốc phòng; tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi, phát triển khu kinh tế cửa khẩu kiểu mới phải hài hòa không gian giữa sản xuất, đô thị và văn hóa. Ưu tiên phát triển theo chiều dọc, thúc đẩy các cụm liên kết nội khu với phần còn lại của nền kinh tế để tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô; phát triển hạ tầng đồng bộ; chú trọng bảo vệ môi trường.

Với CCN, có sự tính toán phù hợp để đáp ứng nhu cầu sản xuất và phát triển công nghiệp của các địa phương. Ưu tiên phát triển các cụm công nghiệp chế biến nông sản tập trung.

Quy hoạch phát triển Khu công nghiệp

– Quy mô phát triển KCN giai đoạn 2021 – 2025 dự kiến là 12.344 ha, trong đó:

  • Quy hoạch hiện hữu chuyển tiếp qua giai đoạn 2021-2025 là 6.061 ha
  • Quy hoạch bổ sung thêm giai đoạn 2021-2025 là 6.283 ha, cụ thể: (1) Huyện Đồng Phú 4.200 ha; (2) Huyện Hớn Quản 1.000 ha; (3) Huyện Phú Riềng 283 ha; (4) Huyện Chơn Thành 800 ha.

Quy mô phát triển KCN giai đoạn 2026 – 2030 dự kiến là 16.461 ha, trong đó:

  • Quy hoạch phát triển KCN giai đoạn 2021 – 2025 chuyển tiếp qua giai đoạn 2026-2030 là 12.344 ha;
  • Quy hoạch bổ sung thêm giai đoạn 2026-2030 là 4.117 ha, cụ thể: (1) Huyện Đồng Phú 1.800 ha; (2) Huyện Hớn Quản 1.300 ha; (3) Huyện Phú Riềng 1.017 ha.
[embeddoc url=”https://www.dropbox.com/s/wn46ymha7xar05q/SL%20khu%20cong%20nghiep%20B%C3%ACnh%20Ph%C6%B0%E1%BB%9Bc%20QH%202030%20.pdf?dl=1″ viewer=”dropbox”]

Quy hoạch Khu kinh tế

Giảm diện tích KKT Cửa khẩu Hoa Lư từ 28.364 ha xuống còn 25.864 ha (đưa ra khỏi quy hoạch 2.500 ha sang đất quy hoạch mở rộng Thị trấn Lộc Ninh và xã Lộc Thái)

Quy hoạch Cụm công nghiệp

Quy hoạch các CCN với tổng diện tích 1.827,41 ha phân bố tại các huyện trên địa bàn tỉnh; hình thành ít nhất 3 CCN chuyên ngành chế biến nông sản: hạt điều, tiêu, cà phê, trái cây…. 

[embeddoc url=”https://www.dropbox.com/s/5yawgya7mp03r5b/SL%20cum%20cong%20nghiep%20B%C3%ACnh%20Ph%C6%B0%E1%BB%9Bc%20QH%202030%20.pdf?dl=1″ viewer=”dropbox”]

Quy hoạch khu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Tập trung xây dựng và đưa vào vận hành khu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo quy mô khoảng 200ha tại thành phố Đồng Xoài nhằm thu hút các Doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ số và dịch vụ công nghệ thông tin trọng điểm.

Bản đồ QHCN Bình Phước 2030 (6,9 MB)

Tổng hợp bởi Duan24h.net – Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Phước

4.8/5 - (6 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcDiễn viên Hồng Diễm là ai? Tiểu sử, đời tư và sự nghiệp
Bài tiếp theoQuy hoạch vùng liên huyện, vùng huyện tỉnh Bình Phước đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây