Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Khánh Hòa thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiện trạng khu, cụm công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
Khu công nghiệp
Theo Quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 và các quyết định khác của Thủ tướng Chính phủ có liên quan, tỉnh Khánh Hòa quy hoạch, thành lập 05 KCN, gồm: KCN Suối Dầu, KCN Nam Cam Ranh, KCN Bắc Cam Ranh, KCN Ninh Thủy, KCN Vạn Thắng. Đến nay, KCN Bắc Cam Ranh được Thủ tướng Chính phủ đồng ý đưa ra khỏi quy hoạch. Như vậy tỉnh hiện có 04 KCN, trong đó có 02 KCN đã đi vào hoạt động:
(1). Khu công nghiệp Suối Dầu (giai đoạn 1 là 136,73ha) địa điểm tại xã Suối Tân, huyện Cam Lâm do Công ty CP KCN Suối Dầu làm chủ đầu tư, đất công nghiệp có thể cho thuê là 92,05ha, đất công nghiệp đã cho thuê là 87ha.
Đến nay KCN Suối Dầu đã thu hút được 56 dự án đầu tư (38 dự án trong nước và 18 dự án có vốn ĐTNN), với tổng vốn đăng ký 293,12 triệu USD, vốn thực hiện là 233,54 triệu USD đạt 80% vốn đăng ký, trong đó có 40 dự án đang hoạt động, 12 dự án đang triển khai đầu tư, xây dựng, 04 dự án ngừng hoạt động. Tỷ lệ lấp đầy 93%. Doanh thu năm 2020 ước đạt 298,29 triệu USD, nộp ngân sách 157,3 tỷ đồng và giải quyết việc làm cho 13.589 lao động.
2). Khu công nghiệp Ninh Thuỷ (207,9ha) địa điểm tại phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa. Hiện KCN đã triển khai xây dựng hạ tầng giai đoạn 1 (113ha). Đến nay, KCN Ninh Thủy đã thu hút được 21 dự án đầu tư (8 dự án có vốn DTNN và 13 dự án có vốn đầu tư trong nước) với tổng vốn đăng ký là 106,7 triệu USD, vốn đầu tư thực hiện là 75 triệu USD trong đó có 11 dự án đang triển khai đầu tư, xây dựng, giải quyết việc làm cho khoảng 600 lao động. Đất công nghiệp có thể cho thuê là 152,82 ha, đất công nghiệp đã cho thuê là 53,08 ha, tỷ lệ lấp đầy đạt khoảng 35%.
(3). Khu công nghiệp Vạn Thắng (diện tích đất tự nhiên là 200ha) địa điểm tại xã Vạn Thắng và xã Vạn Khánh, huyện Vạn Ninh. Hiện đã được quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 vào năm 2006. Hiện nay, UBND tỉnh đã có Quyết định số 3634/QĐ-UBND ngày 22/10/2021 cho phép lập Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (1/2000) Khu công nghiệp Vạn Thắng, dự kiến hoàn thành trong năm 2022 để có cơ sở triển khai thủ tục lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.
(4). Khu công nghiệp Nam Cam Ranh (quy mô 350ha) tại xã Cam Thịnh Đông, TP. Cam Ranh. Hiện khu chưa được quy hoạch chi tiết xây dựng. Hiện Ban Quản lý KKT Vân Phong đã tiếp nhận hồ sơ đề xuất của CTCP đầu tư KCN Vinhomes để triển khai đầu tư xây dựng.
Nhìn chung các KCN chưa thu hút được nhiều dự án thứ cấp. Các dự án hiện có tập trung vào một số lĩnh vực như chế biến thủy sản, may mặc, cơ khí,… Tiến độ triển khai một số dự án có quy mô lớn, có tính động lực vẫn còn chậm (KCN Ninh Thủy), hoặc chấm dứt thực hiện (Tổ hợp lọc hoá dầu Nam Vân Phong). Điều này gây tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, ảnh hưởng đến động lực phát triển kinh tế của Tỉnh.
Cụm công nghiệp
Đến năm 2020, tỉnh Khánh Hoà có 11 CCN, đã có 8 CCN đã được UBND tỉnh ra quyết định thành lập, 05 CCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, trong đó có 05 cụm gồm CCN Diên Phú, CCN Diên Phú – VCN, CCN Đắc Lộc, CCN và Chăn nuôi Khatoco và CCN Trảng É 1 đã đi vào hoạt động.
Các CCN này đã thu hút 63 dự án và đã có 59 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho khoảng 4.300lao động. Thực trạng phát triển các cụm công nghiệp cụ thể như sau:
(1). Cụm công nghiệp Diên Phú: Diện tích 49,79 ha, địa điểm tại xã Diên Phú, huyện Diên Khánh. Đã xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng và tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Có 34 doanh nghiệp đăng ký thuê xây dựng nhà máy với các ngành nghề sản xuất gia công các sản phẩm cơ khí, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, trang trí nội thất, bàn ghế, tủ khung nhôm, cửa nhôm, các hệ thống thông gió, hệ thống điều hòa, dụng cụ thể thao, các sản phẩm xây dựng từ đá granit, chế biến nông sản, sản xuất bia các loại, may mặc, phụ liệu ngành may, sản xuất oxy, chiết nạp gaz.
(2). Cụm công nghiệp Diên Phú – VCN: Cụm công nghiệp do Công ty CP Đầu tư VCN làm chủ đầu tư, Công ty đã xây dựng xong cơ sở hạ tầng giai đoạn 1 (9,8ha) và giai đoạn 2 (9,9ha), hiện nay có 04 đơn vị đầu tư và đã triển khai xây dựng nhà xưởng đi vào hoạt động
(3). Cụm công nghiệp Đắc Lộc: Diện tích 34,52 ha, địa điểm tại xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang. CCN này đã hoàn thành việc xây dựng cơ sở hạ tầng và tỷ lệ lấp đầy đạt 100%. Có 19 doanh nghiệp đăng ký thuê đất quy hoạch xây dựng nhà máy với các ngành nghề cơ khí, công nghiệp gia dụng, thủ công mỹ nghệ, sản xuất bao bì, in, sản xuất bêtông thương phẩm,…
(4). Cụm công nghiệp và chăn nuôi Khatoco: Diện tích 36,93 ha, địa điểm tại xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa do Tổng công ty Khánh Việt làm chủ đầu tư. Hiện CCN đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tỷ lệ lấp đầy đạt 68%.
(5). Cụm công nghiệp Sông Cầu: Diện tích 75 ha7, địa điểm tại xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh. Chủ đầu tư là Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Yến sào Khánh Hòa. Hiện nay CCN này đã xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng, đang kêu gọi các nhà đầu tư thứ cấp.
(6). Các Cụm công nghiệp Trảng É 1, 2 và 3: Tổng diện tích là 128,69 ha, địa điểm xã Suối Cát và xã Suối Tân, huyện Cam Lâm.
Định hướng phát triển thành các CCN tổng hợp đa ngành.
– Cụm công nghiệp Trảng É 1 (35,2ha) do Công ty TNHH MTV Đầu tư và kinh doanh bất động sản Khatoco làm chủ đầu tư. Cơ bản hoàn thành việc đầu tư cơ sở hạ tầng. Hiện nay, đã có 05 nhà đầu tư vào CCN Trảng É 1 (tổng diện tích khai thác 15,6ha/21 ha), trong đó dự án Di dời Nhà máy thuốc lá Khatoco – Khánh Hòa (12ha) đang triển khai thi công;
– Cụm công nghiệp Trảng É 2 (44,68ha) do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Kinh doanh BĐS Khatoco làm chủ đầu tư hiện đã giải phóng mặt bằng và thực hiện đầu tư hạ tầng một phần dự án, đang thu hút nhà đầu tư thứ cấp;
– CCN Trảng É 3 (48,81ha) hiện chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
(7). Cụm công nghiệp Ninh Xuân: Diện tích 50 ha, địa điểm tại xã Ninh Xuân, thị xã Ninh Hòa. UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1877/QĐ-UBND ngày 06/74/2021 thành lập CCN Ninh xuân và giao Công ty: CP tập đoàn Đầu tư Thương mại Công nghiệp King Han làm chủ đầu tư.
(8). Cụm công nghiệp Diên Thọ: Diện tích 50 ha, địa điểm tại xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh do Công ty TNHH B.J Korea Jàm chủ đầu tư giai đoạn 1 (22,2ha), chủ đầu tư đang tiến hành lập quy hoạch chi tiết và thực hiện đền bù, giải phóng mặt bằng với diện tích 22,2ha.
(9). Cụm công nghiệp Tân Lập: Diện tích 40 ha, địa điểm tại xã Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm; Chủ đầu tư là UBND huyện Cam Lâm. CCN Tân Lập được thành lập theo Quyết định số 1434/QĐ-UBND ngày 4/6/2010, theo đó định hướng phát triển, thu hút các ngành công nghiệp sạch. Hiện đang thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
(10). Cụm công nghiệp Sơn Bình: Diện tích 18 ha, địa điểm tại xã Sơn Bình huyện Khánh Sơn. Hiện đang thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
(11). Cụm công nghiệp Cam Thành Nam: Diện tích 40 ha, địa điểm tại xã Cam Thành Nam, TP Cam Ranh. Hiện đang thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
(12). Cụm công nghiệp Cam Thịnh Đông: Diện tích 40 ha, địa điểm tại thôn Hoà Sơn, xã Cam Thịnh Đông và thôn Thịnh Sơn, xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh. Hiện đang thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Khánh Hòa
Định hướng phân bố không gian phát triển ngành công nghiệp
Các khu vực bố trí phát triển công nghiệp tập trung phải đảm bảo đáp ứng được các yếu tố, điều kiện như: Kết nối giao thông thuận lợi, đảm bảo có thể cung cấp đầy đủ các điều kiện như cung cấp điện, nước, thu gom, xử lý rác thải, nước thải, lao động, bố trí các dịch vụ phục vụ người lao động…đồng thời, phải đảm bảo khai thác, sử dụng có hiệu quả về đất đai; đảm bảo không xâm phạm các khu vực bảo tồn thiên nhiên, tuân thủ các nguyên tắc phân vùng môi trường, phân vùng xả thải và phân vùng chức năng nguồn nước, phù hợp với các quy
định của Luật BVMT 2020.
Phân bố các khu vực phát triển công nghiệp phải đảm bảo tính cân đối, hài hòa trong phát triển kinh tế giữa các vùng, địa phương của tỉnh. Trên cơ sở các yêu cầu cần có đối với phát triển công nghiệp và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, định hướng không gian phát triển các ngành công nghiệp theo 4 vùng như sau:
(1) Vùng phía Bắc gồm Khu kinh tế Vân Phong: Phát triển thành trung tâm công nghiệp 4.0 gắn với cảng biển, là trung tâm năng lượng của Tỉnh. Khu vực này thu hút các dự án công nghiệp trọng điểm như: kho chứa khí hóa lỏng (LNG) và điện mặt trời; Cảng biển; Đóng tàu; Hóa dầu; Nuôi trồng và chế biến thủy hải sản thông minh; Công nghiệp công nghệ cao (tập trung tại Bắc Vân Phong); công nghiệp phụ trợ; công nghiệp sạch.
(2) Vùng trung tâm gồm Khu vực TP. Nha Trang và Nam Ninh Hòa: Tập trung đầu tư hạ tầng khu công nghệ cao phía Tây TP. Nha Trang, thu hút đầu tư phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao như điện tử, tin học, viễn thông; Sản xuất vật liệu mới; công nghệ sinh học và dược phẩm. Khu vực phía Nam Ninh Hòa tập trung các ngành công nghiệp chủ lực như chế biến thủy sản chất lượng cao; công nghiệp phụ trợ.
(3) Vùng phía Nam gồm TP. Cam Ranh và ven biển huyện Cam Lâm: Phát triển tổng hợp kinh tế biển nhằm phát huy lợi thế, tiềm năng phát triển của khu vực với công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Tập trung phát triển công nghiệp đóng tàu du lịch, hàng hải, vận tải biển, dịch vụ cảng biển; công nghiệp nông thôn, tiểu thủ công nghiệp phục vụ nhu cầu tại chỗ và xuất khẩu.
Ngoài ra xem xét tiềm năng phát triển sản xuất điện mặt trời, điện gió cỡ nhỏ kết hợp với
pin mặt trời (Cam Ranh) và chú trọng đầu tư chế biến sâu ngành VLXD.
(4) Vùng nội địa và vùng núi (một phần phía tây huyện Cam Lâm, huyện Khánh Sơn, Diên Khánh, Khánh Vĩnh và một phần phía tây thị xã Ninh Hòa): Đây là khu vực vùng núi có lợi thế là vùng chuyển tiếp giữa các tỉnh Tây Nguyên ra cảng Vân Phong, có điều kiện thuận lợi để phát triển các khu vực sản xuất công nghiệp chế biến nông lâm sản và thực phẩm chất lượng cao nhằm tận dụng vùng nguyên liệu rộng lớn từ các tỉnh Tây Nguyên, đặc biệt là Đắk Lắk và Lâm Đồng, trong khi diện tích đất công nghiệp của 02 tỉnh rất hạn chế.
Do đó cần khuyến khích các dự án xây dựng các nhà máy quy mô lớn chế biến nông lâm sản và thực phẩm đồ uống chất lượng cao tại đây.
Ngoài ra, đẩy mạnh các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp; TTCN và sản xuất hàng tiêu dùng tại các CCN trong vùng; phát triển các ngành công nghiệp tổng hợp quy mô vừa và nhỏ như: Cơ khí nhỏ; Điện-điện tử gia dụng; Khai thác và chế biến khoáng sản; Sản xuất VLXD phục vụ nhu cầu tại chỗ và trong vùng; Dệt may, Da giầy. Khu vực Khánh Vĩnh nghiên cứu phát triển sản xuất điện mặt trời cỡ nhỏ, thủy điện; khu vực Ninh Hòa nghiên cứu sản xuất điện sinh khối từ bã mía.
Với định hướng thu hút đầu tư thời gian tới tập trung chủ yếu vào các khu, cụm công nghiệp. KCN phân bố chủ yếu nằm trong vùng có điều kiện thuận lợi và là động lực kinh tế của tỉnh, có điều kiện về không gian, thuận lợi cho việc kết nối các hạ tầng, nhất là các hạ tầng thiết yếu như giao thông, điện, nước; đồng thời, là những khu vực thuận lợi cho việc thu hút lao động làm việc tại các KCN.
Phát triển KCN gắn với đô thị, dịch vụ để hình thành KCN gắn với phát các khu đô thị dịch vụ. Các CCN phân bố tại các địa phương có điều kiện khó khăn hơn, theo hướng cơ bản địa bàn nào cũng có CCN.
Trong thời gian tới, Trục kinh tế của tỉnh được xác định theo các tuyến giao thông chính trên địa bàn, như:
- Các trục cao tốc được đầu tư xây dựng trước năm 2030 gồm cao tốc Bắc Nam phía Đông (CT.01) đi qua địa bàn tỉnh Khánh Hòa có tổng chiều dài 132km từ KKT Vân Phong đến xã Cam Thịnh Tây, Tp. Cam Ranh;
- Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (CT.24), đoạn qua tỉnh Khánh Hòa đạt 40km từ cảng Vân Phong đến xã Ninh Tây – Ninh Hòa, giáp ranh Đắk Lăk;
- Cao tốc Nha Trang – Liên Khương (CT.25) đi qua địa bàn Khánh Hòa đạt 34 km từ xã Diên Lộc, huyện Diên Khánh đến xã Sơn Thái huyện Khánh Vĩnh.
Cùng với hệ thống đường quốc lộ hiện hữu như QL.1, QL.26, QL.26B, QL.27B, QL.27C sẽ tạo thành mạng lưới kết nối cao trong tỉnh và với các tỉnh trong khu vực và cả nước; là khu vực tập trung chủ yếu các KCN, CCN hiện có của tỉnh. Đồng thời, là những khu vực có không gian phát triển trong tương lai.
Căn cứ điều kiện cụ thể của từng khu vực quy hoạch thành lập các KCN, CCN, cần bố trí quỹ đất để phát triển khu đô thị – dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của người lao động, để đảm bảo phát triển hạ tầng xã hội quanh các KCN.
Giai đoạn đến năm 2030: tập trung ưu tiên một số ngành như đóng tàu; công nghiệp chế biến chế tạo trong đó ưu tiên thu hút các dự án chế biến thủy sản thông minh, chất lượng cao; công nghiệp điện, điện tử; công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; công nghiệp chế biến sâu VLXD. Duy trì và nâng cấp ngành dệt may-da giày, tập trung nâng cao giá trị tăng thêm của ngành bằng cách nâng cấp quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa.
Tầm nhìn đến năm 2050: tập trung ưu tiên các ngành công nghiệp công nghệ cao: công nghệ thông tin và viễn thông; công nghệ kỹ thuật số, tự động hóa; cơ khí chính công nghệ cao (sản xuất các chi tiết/linh kiện kim loại đòi hỏi kỹ thuật cao phục vụ sản xuất thiết bị y tế, đo lường, vận tải, hàng hải, viễn thông, sản xuất năng lượng tái tạo…); công nghệ sinh học áp dụng trong công nghiệp; sản xuất vật liệu mới, thiết bị xây dựng cao cấp…
Định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp
– Phát triển các khu, cụm công nghiệp theo chiều sâu, nâng cao chất lượng hiệu quả thu thút đầu tư. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu bên trong thông qua thu hút, lựa chọn các doanh nghiệp có công nghệ cao, thân thiện môi trường, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp có giá trị gia tăng cao.
– Chỉ thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong các khu công nghiệp khi đã xây dựng đồng bộ, đầy đủ cơ sở hạ tầng theo quy hoạch được duyệt. Khuyến khích phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp làng nghề vào hoạt động tại các cụm công nghiệp.
– Phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp đi đôi với việc bảo vệ môi trường trong và ngoài KCN, CCN. Khuyến khích phát triển KCN, CCN theo mô hình kinh tế tuần hoàn, KCN sạch, KCN sinh thái.
– Giai đoạn 2021-2030, ưu tiên phát triển các KCN, CCN đã có trong quy hoạch đến 2020, đang trong quá trình thu hút đầu tư; các KCN được định hướng phát triển trong KKT Vân Phong trong KKT Vân Phong; các CCN, KCN mới được các nhà đầu tư đề xuất.
– Tầm nhìn đến năm 2050:
+ Tiếp tục thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng và tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN đã quy hoạch đến năm 2030. Tùy theo tình hình thực tế, mở mới từ 1 đến 2 KCN tại vùng nội địa và vùng núi, ưu tiên thu hút các ngành nghề chế biến nông lâm sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, cơ khí chế tạo, vật liệu mới phục vụ xây dựng, dệt may-da giầy…;
+ Nghiên cứu mở rộng tối đa lên 75ha các CCN đã lấp đầy từ 80-100% cho đến năm 2030, tùy vào tình hình thực tế, bổ sung thêm cho các huyện vùng núi từ 1-2 CCN với diện tích tối thiểu khoảng 20ha tập trung vào lĩnh vực sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo, vật liệu xây dựng, dệt may-da dày, chế biến nông lâm sản, công nghiệp sạch. Ưu tiên tại các tuyến giao thông có tính kết nối liên vùng lớn như cao tốc Bắc Nam phía đông (CT.01), Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (CT.24), Cao tốc Nha Trang – Liên Khương (CT.25).
Quy hoạch khu công nghiệp
Giữ nguyên 04 KCN hiện có gồm :
- Khu công nghiệp Suối Dầu (huyện Cam Lâm) quy mô 136,7 ha
- Khu công nghiệp Ninh Thủy (thị xã Ninh Hòa) quy mô 207,9 ha
- Khu công nghiệp Vạn Thắng (huyện Vạn Ninh) quy mô 200 ha
- Khu công nghiệp Nam Cam Ranh (TP Cam Ranh) quy mô 352 ha
Giai đoạn 2021-2030 tiếp tục đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các KCN Ninh Thủy (giai đoạn 2), Vạn Thắng và Nam Cam Ranh. Thu hút các dự án sản xuất kinh doanh, phấn đấu lấp đầy 100% KCN Suối Dầu, nâng cao tỷ lệ lấy đầy KCN Ninh Thủy lên 80-90%; KCN Nam Cam Ranh, Vạn Thắng lên 60%.
– Định hướng bổ sung 03 KCN trong KKT Vân Phong gồm:
- Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng (xã Ninh Thọ – thị xã Ninh Hòa và xã Vạn Hưng – huyện Vạn Ninh) quy mô 288 ha, giai đoạn đầu tư 2022 – 2030
- Khu công ghiệp Ninh Tịnh (thôn Ninh Tịnh, xã Ninh Phước, thị xã Ninh Hòa) quy mô 400 ha mặt đất và 200 ha lấn biển, giai đoạn đầu tư 2031 – 2050
- Khu công nghiệp Vạn Lương (xã Vạn Lương, huyện Vạn Ninh) quy mô 200 ha, giai đoạn đầu tư 2031 – 2050
– Bổ sung mới 04 KCN ngoài KKT Vân Phong như sau:
- Khu công nghiệp Xuân Sơn (xã Xuân Sơn, Vạn Hưng, huyện Vạn Ninh) có quy mô 300 ha, giai đoạn đầu tư 2022 – 2030
- Khu công nghiệp Ninh Sơn (xã Ninh Sơn, thị xã Ninh Hòa) có quy mô 622 ha, giai đoạn đầu tư 2031 – 2050
- Khu công nghiệp Ninh Xuân (xã Ninh Xuân và xã Ninh Sim, thị xã Ninh Hòa có quy mô 1900 ha, thực hiện 200ha giai đoạn đến 2030, còn lại thực hiện trong giai đoạn 2031- 2050
- Khu công nghiệp Diên Thọ (xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh) quy mô 538 ha, giai đoạn đầu tư 2031 – 2050
– Tầm nhìn đến năm 2050: Tiếp tục thu hút đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng và tăng tỷ lệ lấp đầy các KCN đã quy hoạch đến năm 2030. Tùy theo tình hình thực tế, mở mới từ 1 đến 2 KCN tại vùng nội địa và vùng núi, ưu tiên thu hút các ngành nghề chế biến nông lâm sản thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, cơ khí chế tạo, vật liệu mới phục vụ xây dựng, dệt may-da giầy…;
Quy hoạch Cụm công nghiệp
Đến năm 2030, toàn tỉnh có 13 CCN với tổng diện tích 709,44 ha, được phân bố tại tất cả các địa phương trong tỉnh.
– Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng 13 CCN đã được quy hoạch đến năm 2020. Ưu tiên thu hút đầu tư, tăng tỷ lệ lấp đầy lên 100% các CCN Đắc Lộc, CCN Diên Phú và CCN Diên Phú-VCN, CCN chăn nuôi Khatoco, CCN Sông Cầu, CCN Trảng É 1, CCN Tân Lập; 70-80% CCN Diên Thọ, CCN Trảng É 2, CCN Trảng É 3, CCN Cam Thịnh Đông, CCN Sơn Bình, CCN Cam Thành Nam,
CCN Ninh Xuân.
– Nghiên cứu triển khai quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng CCN Khánh Bình với diện tích 50ha tại xã Khánh Bình, huyện Khánh Vĩnh. Phấn đấu đến năm 2030, lấp đầy khoảng 30% CCN này.
– Tầm nhìn đến năm 2050: Nghiên cứu mở rộng tối đa lên 75ha các CCN đã lấp đầy từ 80-100% cho đến năm 2030, tùy vào tình hình thực tế, bổ sung thêm cho các huyện vùng núi từ 1-2 CCN với diện tích tối thiểu khoảng 20ha tập trung vào lĩnh vực sản xuất điện, điện tử, cơ khí chế tạo, VLXD, dệt may-da dày, chế biến nông lâm sản, công nghiệp sạch. Ưu tiên tại các tuyến giao thông có tính kết nối liên vùng lớn như cao tốc Bắc Nam phía đông (CT.01), Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột (CT.24), Cao tốc Nha Trang – Liên Khương (CT.25).
Bản đồ QHCN Khánh Hòa 2030 (1,9 MB)
Tổng hợp bởi Duan24h.net
(Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Khánh Hòa : Nha Trang, Cam Ranh, Ninh Hòa, Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Trường Sa.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)