Toàn tỉnh phân thành 2 vùng liên huyện và 8 vùng huyện trong Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 , bao gồm:

  • Vùng liên huyện 1 – Vùng liên huyện dọc Quốc lộ 32 – Quốc lộ 4D gồm các huyện và thành phố: TP. Lai Châu, các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Than Uyên, Tân Uyên
  • Vùng liên huyện 2 – Vùng kinh tế sông Đà gồm các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè
  • Các vùng huyện: Thành phố Lai Châu, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên, Sìn Hồ, Phong Thổ, Nậm Nhùn, Mường Tè

Phương án xây dựng vùng liên huyện tỉnh Lai Châu

Vùng liên huyện 1 – Vùng liên huyện dọc Quốc lộ 32 – Quốc lộ 4D

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng liên huyện

(a). Phạm vi: gồm toàn bộ địa bàn TP.Lai Châu, các huyện Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên

Lý do phân vùng liên huyện 1: toàn bộ địa bàn thành phố và các huyện có lãnh thổ liền 1 dải, nằm trên trục giao thông chính dọc theo QL32, QL4D, QL12. Tp. Lai Châu và các huyện có mối liên kết và bổ sung trong phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại – dịch vụ và nông nghiệp; đặc biệt là phát triển các KCN đô thị – dịch vụ của tỉnh.

(b). Tính chất: Là vùng kinh tế động lực của tỉnh; là vùng đô thị có quy mô lớn nhất vùng tỉnh, vùng tập trung các hoạt động công nghiệp với các KCN đô thị – dịch vụ, CCN của tỉnh; đồng thời có vai trò là một trung tâm logistics, đầu mối phân phối, thu mua tiêu thụ và khẩu hàng hóa lớn nhất vùng tỉnh, trong đó cửa khẩu Ma Lù Thàng đóng vai trò là cửa ngõ xuất khẩu của khu vực các tỉnh Tây Bắc; Là vùng nông nghiệp, vùng sản xuất lương thực lớn của tỉnh, có ý nghĩa quan trọng về an ninh lương thực dựa trên ưu thế nằm dọc theo thung lũng Tam Đường rộng lớn, đất đai tương đối bằng phẳng, có nguồn nước tưới ổn định; Là trung tâm thương mại-dịch vụ, du lịch trọng điểm của vùng tỉnh.

(c). Hướng phát triển trọng tâm của vùng:

Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, trọng tâm là giao thông, cấp nước, thủy lợi, điện, viễn thông nhằm tạo nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng và liên kết vùng với các khu vực phát triển hơn (liên kết đến cao tốc Hà Nội-Lào Cai và QL.32 đi các tỉnh miền xuôi).

Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các khu chức năng trong KKTCK Ma Lù Thàng nhằm thu hút các dự án đầu tư và thúc đẩy phát triển thương mại-dịch vụ, XNK dọc tuyến QL.32, QL.. Phát triển chuỗi đô thị dọc QL.32, QL.4D, gia tăng quy mô đô thị, tỷ lệ đô thị hóa trong Vùng liên huyện nhằm tạo động lực phát triển cho toàn vùng liên huyện và toàn .

Phát triển các nông sản hàng hóa, hỗ trợ các bên tham gia vào quá trình sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và hình thành chuỗi liên kết ổn định từ sản xuất đến tiêu . Phát triển một số cây công nghiệp, cây dược liệu có ưu thế theo hướng xuất khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư, nâng cấp cơ sở nhà máy, cơ sở chế biến, bảo quản sau thu hoạch gắn với vùng nguyên liệu chè, dược liệu; Khai thác tài nguyên năng lượng, khoáng sản; Thu hút đầu tư phát triển dịch vụ du lịch, vận tải.

Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư vùng liên huyện

Kết nối cơ sở hạ tầng, liên kết hình thành chuỗi đô thị: Tp. Lai Châu – TT. Phong Thổ – TT. Tam Đường – TX. Tân Uyên – TT. Than Uyên.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 03:11 AM, 27/04/2024)


Giai đoạn 2021-2025: Xây dựng TT.Tân Uyên đạt đô thị loại . Đầu tư xây dựng Phúc Than, Ma Lù Thàng đạt tiêu chí đô thị loại . Tiếp tục đầu tư phát triển các đô thị TT.Tam Đường, TT.Than Uyên, TT.Phong Thổ hoàn thiện tiêu chí đô thị loại V.

Giai đoạn 2026-2030: Đầu tư xây dựng TP.Lai Châu theo hướng đạt đô thị loại II. Tiếp tục đầu tư phát triển các đô thị loại IV Tân Uyên, Than Uyên, Tam Đường, Phong Thổ; khu vực trung tâm cửa khẩu Ma Lù Thàng hình thành đô thị loại V. Đầu tư xây dựng khu vực trung tâm các xã Bản Bo, Nậm Sỏ, Pắc Ta, Dào San theo hướng hình thành các đô thị loại V đóng vai trò là trung tâm cụm xã.

Giai đoạn 2031-2050: trên địa bàn vùng hình thành hệ thống đô thị gồm: thành phố Lai Châu: đô thị loại I; thị xã Tam Đường: đô thị loại III; Tân Uyên: đô thị loại III; các đô thị Than Uyên, Phong Thổ, Ma Lù Thàng: đô thị loại IV; các đô thị Bản Bo, Nậm Sỏ, Pắc Ta, Dào San: đô thị loại V.

Vùng liên huyện 2 – Vùng kinh tế sông Đà

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng liên huyện

(a). Phạm vi: các huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè

Lý do phân vùng liên huyện: huyện Sìn Hồ, Nậm Nhùn và Mường Tè đều là các địa phương vùng núi cao, có đường biên giới tiếp giáp với Trung Quốc, có lãnh thổ liền mạch. Các địa phương có đông đồng bào dân tộc sinh sống.

Đây cũng là vùng đầu nguồn sông Đà nên có điều kiện thuận lợi cho phát triển thủy sản. Tuy nhiên, đây là vùng có điều kiện địa hình núi cao, lòng hồ, lòng sông chia cắt, vì vậy trong thời kỳ quy hoạch cần có đầu tư lớn về kết cấu hạ tầng để tăng liên kết các tiểu vùng.  

(b). Tính chất: Là vùngcó vị trí trọng yếu về quốc phòng an ninh đối với tỉnh và cả nước và có tiềm năng phát triển kinh tế biên mậu; Là vùng có tiềm năng lâm nghiệp, nông nghiệp, thủy sản lớn của vùng tỉnh; Là vùng đầu nguồn sông Đà, có ý nghĩa quan trọng về sinh thái đối với khu vực hạ du sông ..

 (c). Hướng phát triển trọng tâm của vùng liên huyện:

Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng, trong đó tập trung ưu tiên kết cấu hạ tầng giao thông, cấp nước và cấp điện. Tập trung thực hiện tốt Chương trình nông thôn mới trên địa bàn vùng liên huyện.

Khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của Vùng liên huyện để phát triển các sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có quy mô lớn, sản phẩm OCOP, nông lâm sản mà vùng có ưu thế, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, duy trì vị thế và năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở chế biến sản phẩm công nghiệp, nông sản phục vụ xuất khẩu, tạo đầu ra cho nông sản trong vùng. Phát triển mô hình nuôi cá trên lòng hồ. Phát huy tiềm năng, đẩy mạnh và phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng.

Hỗ trợ các nhà đầu tư thủy điện nhỏ và trung bình trên địa bàn hoàn thành các công trình được cấp phép đầu tư, tạo nguồn thu ổn định cho tỉnh và các huyện.

Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư vùng liên huyện

Giai đoạn 2021-2025: Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị Sìn Hồ, Mường Tè, Nậm Nhùn theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại V.

Giai đoạn 2026-2030: Đầu tư xây dựng TT.Sìn Hồ theo hướng đạt tiêu chí đô thị loại . Tiếp tục xây dựng phát triển các đô thị Mường Tè, Nậm Nhùn để đạt tiêu chí loại V. Đầu tư xây dựng khu vực trung tâm các xã Chăn Nưa, Pa Tần, Nậm Tăm, Nậm Củm, Mường Tè (xã) đạt tiêu chí đô thị loại V đóng vai trò là trung tâm cụm xã.

Phương án xây dựng vùng huyện tỉnh Lai Châu

Vùng thành phố Lai Châu

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng thành phố Lai Châu

Phạm vi: toàn bộ địa giới, lãnh thổ TP.Lai Châu.

Tính chất: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội của tỉnh Lai Châu; có vị trí chiến lược quan trọng về quốc phòng, an ninh khu vực tây Bắc; là  thành phố vệ tinh trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Yên Bái – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; và thành phố sầm uất trong tuyến đô thị đường biên khu vực Tây Bắc;

Có tính chất là trung tâm trung chuyển hàng hóa, con người; cung cấp dịch vụ, trong đó có dịch vụ logistic phục vụ cho hành lang kinh tế Tây Bắc Bắc Bộ (trong đó có các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu) [1]; là trung tâm đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho các khu/cụm công nghiệp và xuất khẩu lao động của tỉnh; là vùng động lực phát triển đô thị, công nghiệp, thương mại, dịch vụ của toàn tỉnh, là đầu tàu kinh tế lan tỏa sự phát triển đến tất cả các vùng huyện khác.

Hướng phát triển trọng tâm của vùng TP.Lai Châu:  Trở thành một trong những đô thị trung tâm của khu vực miền núi vùng Tây Bắc.

(1). Phát triển đô thị thông minh, thân thiện gắn với bản sắc văn hóa Tây Bắc, thu hút xã hội hóa đầu tư, mở rộng quy mô và chất lượng đô thị theo tiêu chuẩn đô thị loại II. Mở rộng quy mô thành phố và đầu tư, mở rộng khu đô thị mới Đông Nam thành phố. Đầu tư phát triển khu đô thị, khu thương mại. Nâng cao chất lượng đô thị.

(2). Phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch: Đầu tư xây dựng hệ thống chợ, trung tâm thương mại; Liên kết, hợp tác trong bảo tồn, phát huy bản sắt văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc và sử dụng các giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển du lịch; Xây dựng hạ tầng, dịch vụ logistic và du lịch và phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng; Đổi mới cách thức quản lý và triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, du lịch.

(3) Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với nông thôn mới: Xây dựng nông thôn mới; Phát triển vùng chè, mắc ca có giá trị kinh tế cao; Phát triển công nghiệp chế biến theo hướng xuất khẩu; Phát triển Vùng lúa đặc sản, vùng cây hoa cảnh, vùng chăn nuôi tập trung.

Bố trí, sắp xếp, tổ chức phát triển không gian thành phố Lai Châu theo nhu cầu sản xuất và phân bố dân cư trong vùng thành phố

Giai đoạn 2021-2030, duy trì quy mô thành phố hiện có. Phấn đấu đến năm 2030, thành phố Lai Châu cơ bản đạt được các chỉ tiêu thành phố đô thị loại II theo hướng tiêu chuẩn đô thị thông minh, đô thị sinh thái, mang bản sắc văn hóa Tây Bắc.

Giai đoạn 2031-2035, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại II. Đến năm 2035, đưa thành phố Lai Châu trở thành thành phố đô thị Loại II.

Giai đoạn 2036-2050, tiếp tục đầu tư, xây dựng hạ tầng, dân số và nâng cao mức sống theo hướng chuyển dần sang đô thị loại I (trực thuộc tỉnh). Tầm nhìn 2050, sẽ mở rộng quy mô thành phố xuống phía Đông Nam, bằng việc chuyển toàn bộ địa giới hành chính của 02 xã của huyện Tam Đường (xã Nùng Nàng và xã Bản Giang) vào địa giới hành chính thành phố Lai Châu, đưa tổng diện tích hành chính thành phố từ 9.687,99 ha, lên 16.872,33ha.

Định hướng phân khu chức năng của TP.Lai Châu theo 6 phân khu chức năng như sau:

– Phân khu 1 (Khu trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Lai Châu): là trung tâm hiện hữu, trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Lai Châu. Quy mô diện tích đến năm 2035 là 956,8 ha và dân số 28.530 người. Phân khu 1 tập trung các công trình trụ sở, nhà ở, thương mại, dịch vụ, công viên, y tế,…

– Phân khu 2 (Khu đô thị nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, dự trữ phát triển): khu vực phát triển dịch vụ, thương mại, cơ sở đào tạo và là khu vực dự trữ phát triển cho thành phố trong tương lai. Quy mô diện tích đến năm 2035 là 1.097,22 ha, dân số 13.860 người.

– Phân khu 3 (Khu đô thị cửa ngõ, trung tâm thể dục thể thao, tổ chức sự kiện): khu vực này tập trung các công trình TDTT, dịch vụ thương mại, nhà ở, kết hợp với nghỉ dưỡng sinh thái tại khu vực phía Đông. Hướng phát triển là các Trung tâm phát triển dọc tuyến đường Đặng Văn Ngữ mở rộng, phát triển đô thị mới (phát triển đô thị phân khúc trung bình, cao cấp) dọc trục đường chính. Quy hoạch Sân vận động và Nhà thi đấu đa năng làm động lực phát triển cho khu vực. Quy mô diện tích đến năm 2035 là 1.018,08 ha, dân số 33.780 người.

– Phân khu 4 (Khu vực phát triển du lịch, bản làng, hang động): khu vực phát triển du lịch trọng tâm của Thành phố Lai Châu với các sản phẩm du lịch tâm linh, du lịch trải nghiệm, du lịch cộng đồng, du lịch khám phá, mạo hiểm) Sau năm 2030, phân khu này được phát triển theo hướng mở rộng xuống phía Đông Nam khi sát nhập xã Bản Giàng và Nùng Nãng (Tam Đường). Quy mô diện tích đến năm 2035 là 1.753,75 ha, dân số 8.900 người.

– Phân khu 5 (Khu vực nghỉ dưỡng, phát triển dược liệu, cây công nghiệp): khu vực phát triển du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với văn hóa bản làng; khu trồng chè gắn với chế biến. Quy mô diện tích đến năm 2035 là 383,62 ha, dân số 5.865 người.

– Phân khu 6 (Khu vực nông thôn): khu vực tập trung phát triển phát triển nông lâm nghiệp, kết hợp cải tạo chỉnh trang các bản làng hiện hữu. Phân khu này, được mở rộng sau 2030 khi sát nhập xã Bản Giàng và Nùng Nãng (Tam Đường). Quy mô diện tích đến năm 2035 là 11.211,78 ha, dân số 7.790 người.

Tổ chức không gian khu dân cư nông thôn:

Bố trí không gian khu dân cư nông thôn hiện hữu: về cơ bản sẽ được giữ nguyên hiện trạng về quy mô diện tích, nhưng được nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đấu nối với hạ tầng khung của đô thị và khu vực và phát triển hạ tầng nông thôn khu dân cư trên địa bàni xã Sùng Phài và San Thàng). Đồng thời, đầu tư xây dựng các công trình giao thông, văn hóa, y tế, giáo dục, nông nghiệp và dân dụng – công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2021 xã Sùng Phài hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn NTM.

Bố trí các điểm dân cư mới: trên cơ sở sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu và mang bản sắc văn hóa địa phương. Đầu tư hạ tầng góp phần tạo dựng bộ mặt kiến trúc cảnh quan trong khu vực.

Bố trí, phát triển quỹ đất phục vụ tái định cư các dự án, đấu giá quyền sử dụng đất.

[1] Nếu Đề án xây dựng trung tâm logistics trên hành lang kinh tế Tây Bắc Bắc Bộ nằm ở thành phố Lai Châu được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Vùng huyện Tam Đường (Lai Châu)

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Phạm vi: toàn bộ địa giới hành chính và lãnh thổ huyện Tam Đường

Tính chất của vùng huyện: Là trung tâm du lịch trọng điểm của tỉnh Lai Châu và vùng Tây Bắc; là vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao; Là vùng kinh tế lâm nghiệp; Là vùng sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp lớn của tỉnh.

Hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện:

Phát triển thị trấn Tam Đường đáp ứng tiêu chí đô thị loại IV vào năm 2025 và đô thị loại III vào năm 2030, đảm bảo hài hòa giữa kiến trúc hiện đại và cảnh quan đặc trưng Tây Bắc.

Phát triển nhanh, bền vững, dựa trên các trụ cột về du lịch, nông nghiệp sản xuất hàng hóa giá trị gia tăng cao và kinh tế nông thôn, phát triển thị trấn Tam Đường và hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông để tạo sức lan tỏa đến các ngành, lĩnh vực kinh tế khác trên địa bàn.

Đẩy mạnh kết nối với Sapa, thành phố Lai Châu và các khu, điểm du lịch của tỉnh để phát triển du lịch; phát triển các khu vực sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung.

Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư vùng huyện Tam Đường

Xây dựng TT.Tam Đường đến năm 2025 là đô thị loại V; năm 2030 là đô thị loại IV và đến năm 2050 trở thành thị xã Tam Đường (đô thị loại III). Quy hoạch khu vực trung tâm Bản Bo theo hướng hình thành đô thị loại V đóng vai trò là trung tâm cụm xã.

Quy hoạch phát triển các điểm dân cư mới bố trí gần trục giao thông (quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện, đường liên xã, liên thôn) gắn với các dự án, các công trình kinh tế công nghiệp. Ở những nơi đã hình thành cụm dân cư, các thôn, làng đã định canh, định cư thì tiếp tục hỗ trợ đồng bào để định canh định cư, ổn định lâu dài.

Ở những nơi đồng bào dân tộc sống dải rác thì vận động người dân di chuyển đến các khu vực quy hoạch, thuận lợi về giao thông sản xuất. Tổ chức khu dân cư nông thôn bao gồm cấp thị tứ, trung tâm cụm xã và trung tâm xã.

Đối với khu dân cư nông thôn tập trung phát triển hạ tầng nước sinh hoạt và các công trình phúc lợi. Giữ vững chỉ tiêu đến năm 2050 có 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định.

Vùng huyện Tân Uyên (Lai Châu)

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu

Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính huyện Tân Uyên.

Tính chất của vùng huyện: Là một trong 4 vùng huyện  động lực kinh tế của tỉnh; là vùng tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, công nghiệp điện, công nghiệp sản xuất và khai thác VLXD; là vùng phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với chế biến tiêu thụ sản phẩm (vùng lúa, chè, mắc ca, quế, thủy sản lòng hồ, chăn nuôi gia súc, trồng cây gỗ lớn) ;  Là vùng du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch cộng đồng và du lịch khám phá, mạo hiểm của tỉnh.

Hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện:

Xây dựng TT.Tân Uyên theo hướng đô thị loại IV, xây dựng Pắc Ta, Nậm Sỏ theo hướng tiêu chí đô thị loại V. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là hạ tầng giao thông và hạ tầng nông nghiệp, nông thôn.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao ở các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, công nghệ thông tin, giáo dục, y tế. Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung tạo sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc thù gắn với chế biến, tiêu thụ trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ cao trong sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn thị trường trong nước và xuất khẩu.

Giai đoạn 2021-2030, đầu tư hạ tầng Cụm công nghiệp huyện Tân Uyên (thị trấn Tân Uyên) với quy mô 50 ha. Sau năm 2030 xây dựng cụm công nghiệp Nậm Sỏ với quy mô 30 ha.

Thực hiện Chương trình xây dựng xã, bản nông thôn mới nâng cao gắn với phát triển du lịch, Chương trình phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2030, vùng huyện có 5 xã đạt tiêu chí Nông thôn mới nâng cao và 2 xã đạt Nông thôn mới kiểu mẫu.

Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư vùng huyện Tân Uyên

Phát triển đô hiện có và phát triển các đô thị mới:

  • Giai đoạn 2021-2025: Xây dựng CSHT thị trấn Tân Uyên định hướng lên đô thị loại IV.
  • Giai đoạn 2026-2030: Thị trấn Tân Uyên đạt tiêu chí đô thị loại IV.
  • Giai đoạn 2031-2050: Xây dựng thị trấn Pắc Ta và Nậm Sỏ đạt đô thị loại V. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các đô thị hiện có và xây dựng các khu vực phát triển theo hướng đô thị hóa.

Định hướng phân khu chức năng của huyện Tân Uyên theo 2 phân khu chức năng như sau:

– Phân khu 1 (vùng kinh tế động lực) gồm 06 xã, thị trấn dọc QL32: Phúc Khoa, Mường Khoa, TT. Tân Uyên, Thân Thuộc, Trung Đồng, Pắc Ta, Hố Mít. Thị trấn Tân Uyên là hạt nhân đô thị. Tập trung phát triển công nghiệp đa ngành nghề, chế biến các sản phẩm nông lâm sản. Phát triển thương mại dịch vụ, logistic dọc đường nối cao tốc (quốc lộ), tỉnh lộ. Phát triển nông nghiệp công nghiệp cao, cây công nghiệp, cây ăn quả, dược liệu và chăn nuôi gia súc.

– Phân khu 2 (vùng nông lâm nghiệp) Gồm 03 xã: Nậm Sỏ, Nậm Cần, Tà Mít. Nậm Sỏ là trung tâm tiểu vùng. Phát triển vùng chăn nuôi đại gia súc, thủy sản lòng hồ, trồng cây mắc ca, trồng cây gỗ lớn. Vùng nguyên liệu cây nông lâm nghiệp, du lịch sinh thái.

Khu vực các xã:

– Giai đoạn 2021-2025: Khu vực nông thôn bao gồm 09 xã: Pắc Ta, Mường Khoa, Phúc Khoa, Thân Thuộc, Trung Đồng, Hố Mít, Nậm Cần, Nậm Sỏ, Tà Mít. Quy mô: Diện tích tự nhiên 82.674,60 ha; Dân số: khoảng 48.000 người.

Xây dựng các điểm dân cư mới, nâng cao các tiêu chí về quy hoạch, giao thông, y tế, văn hóa, giáo dục, môi trường. Nghiên cứu quy hoạch chi tiết các điểm dân cư bám dọc các trục giao thông mới hình thành trên địa bàn huyện.

Quá trình xây dựng nông thôn mới cần kiểm soát theo các khu vực đặc thù, bảo vệ đất nông nghiệp, cung cấp hạ tầng thiết yếu và các dịch vụ khác giúp khu vực nông thôn phát triển linh hoạt trong tương lai và từng bước đô thị hóa trung tâm các xã.

Giai đoạn 2026-2030: Khu vực nông thôn vẫn gồm 09 xã, gồm: Mường Khoa, Phúc Khoa, Thân Thuộc, Trung Đồng, Hố Mít, Nậm Cần, Tà Mít, Pắc Ta và Nậm Sỏ: Quy mô: Diện tích tự nhiên 82.674,60 ha; Dân số: khoảng 53.500 người. Phát triển thêm 03/9 xã NTM nâng cao (Mường Khoa, Trung Đồng, Thân Thuộc), 02 xã NTM kiểu mẫu (Nậm Cần, Phúc Khoa);

Xây dựng các điểm dân cư mới, tổng diện tích trên 100 ha. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển của toàn huyện.

Huy động mọi nguồn lực phát triển hạ tầng nông thôn theo quy hoạch, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp góp phần phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, du lịch làng nghề.

Vùng huyện Than Uyên (Lai Châu)

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu

Phạm vi: toàn bộ địa giới hành chính huyện Than Uyên

Tính chất của vùng huyện: Là một trong 4 vùng huyện  động lực kinh tế của tỉnh; là vùng trung tâm trồng cây lương thực quan trọng của tỉnh, đảm bảo an ninh lương thực; là vùng có điều kiện thuận lợi về giao thông, gần với tuyến Nội Bài – Lào Cai, có điều kiện thuận lợi cho phát triển công nghiệp.

Hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện:

Xây dựng Thị trấn Than Uyên lên đô thị loại IV. Phúc Than theo hướng tiêu chí của đô thị loại V. Phát triển vùng nguyên liệu cây lúa, cây công nghiệp, lâm nghiệp sử dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến.

Khai thác các lợi thế về khí hậu, đất đai để phát triển các sản phẩm cây trồng, vật nuôi chủ lực, khác biệt gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ. Phát triển các cây công nghiệp có lợi thế: cây chè, mắc ca… ; chăn nuôi trâu, bò, lợn, gia cầm; chú trọng phát triển nuôi cá trên các lòng hồ thủy điện. Phát triển du lịch danh thắng, du lịch văn hóa, lịch sử và du lịch sinh thái nghỉ dưỡng;

Phát triển cụm công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp tại xã Phúc Than. Trong giai đoạn 2021-2030, đầu tư xây dựng cụm công nghiệp Phúc Than với quy mô 50 ha; và giai đoạn 2031-2050, nâng cấp CCN Phúc Than thành khu công nghiệp với quy mô khoảng 100-150 ha.

Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư vùng huyện Than Uyên

Giai đoạn 2021-2030: Xây dựng Thị trấn Than Uyên lên đô thị loại IV. Mở rộng không gian thị trấn Than Uyên về hai chiều: chiều ngang, theo hai bên đường QL32 và theo chiều dọc, tiến về các xã Mường Cang, Mường Than, Hua Nà. Đảm bảo không gian phát triển, kết nối các phân khu, triển khai hoàn thiện hạ tầng đô thị như hệ thống giao thông, mạng lưới thoát nước, hệ thống xử lý nước thải.

Giai đoạn 2031-2050: Tiếp tục xây dựng Thị trấn Than Uyên lên thị xã và đạt đô thị loại III, xã Phúc Than thành đô thị loại IV, xã Mường Kim thành đô thị loại V. Ưu tiên các nguồn lực, để phát triển trung tâm xã Phúc Than thành đô thị loại IV: Mở rộng không gian cho thị trấn Phúc Than theo các trục QL32 và QL 279  (nối cao tốc Lai Châu – Nội Bài – Lào Cai); trong đó phát triển khu dân cư tập trung theo hướng đô thị hóa 30 – 40 ha khu vực bản Ngã Ba đường QL 279 giao cắt đường QL 32.

Phấn đấu đến năm 2050, hệ thống đô thị huyện Than Uyên có 3 đô thị gồm: 01 đô thị loại III (thị xã Than Uyên), 01 đô thị loại IV (xã Phúc Than), 01 đô thị loại V (xã Mường Kim).

Định hướng phân khu chức năng của huyện Than Uyên theo 5 phân khu chức năng như sau:

– Khu vực dọc các tuyến đường Quốc lộ (QL32, QL279, QL279D): Là vùng phát triển dân cư, thương mại – dịch vụ, sản xuất kinh doanh, công nghiệp, bao gồm các xã Phúc Than, Mường Than, Thị Trấn, Mường Cang, Mường Kim, Tà Hừa, Khoen On, Ta Gia.

– Khu vực lòng hồ thủy điện Bản Chát, Huội Quảng: Là vùng tập trung phát triển về nuôi trồng thủy sản, phát triển du lịch sinh thái, đặc biệt là phát triển chăn nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện, bao gồm các xã: Mường Mít, Mường Cang, Mường Kim, Pha Mu, Khoen On, Ta Gia.

– Khu vực đồng bằng, thấp trũng: Là vùng tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp, tập trung đầu tư thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, hình thành các vùng trồng lúa đặc sản và các loại cây hoa màu khác. Bao gồm các địa phương: Hua Nà, Thị trấn Than Uyên, Mường Than, Phúc Than, Mường Cang, Mường Kim.

– Khu vực đồi núi thấp (dưới độ cao 700 m so với mực nước biển): Là vùng phát triển các loại cây lâu năm như: Chè, cây ăn quả, cao su… ngoài ra còn là vùng chăn thả tập trung gia súc, gia cầm, phân bố trên địa bàn 12 xã, thị trấn.

– Khu vực đồi núi cao (trên độ cao 700 m so với mực nước biển): Là vùng tập trung khoanh nuôi, trồng mới các loại cây như: Quế, Sơn Tra, các loại cây gỗ lớn góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng, đồng thời, tăng thu thập cho người dân. Phân bổ các xã như: Mường Mít, Pha Mu, Tà Hừa, Tà Mung, Khoen On, Ta Gia.

Vùng huyện Phong Thổ (Lai Châu)

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Phạm vi: toàn bộ địa giới hành chính huyện Phong Thổ

Tính chất của vùng huyện: Là vùng có vị trí trọng yếu về quốc phòng an ninh của tỉnh và khu vực Tây Bắc; Là vùng cửa ngõ giao thương với Trung Quốc của toàn vùng tỉnh và khu vực Tây Bắc; Là trung tâm sản xuất, chế biến công nghiệp, nông nghiệp phục vụ xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, và là một trong những cực phát triển thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lai Châu.

Hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện: Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung đưa Phong Thổ trở thành thủ phủ sản xuất dược liệu của tỉnh Lai Châu; phát triển lâm nghiệp bền vững nhằm tạo việc làm, cải thiện sinh kế người dân gắn với xây dựng nông thôn mới. Tập trung phát triển hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng đáp ứng tiểu chuẩn của một khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, phát triển thương mại, du lịch gắn với kinh tế cửa khẩu.

Thu hút đầu tư phát triển KCN Mường So. Phát triển công nghiệp theo định hướng phục vụ công nghiệp hóa trong nông nghiệp; Phát triển hạ tầng  giao  thông liên kết các khu sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung. Tập trung xây dựng các cửa Vào-Ra gắn với trục phát triển trọng yếu của tỉnh, tạo động lực mới cho sự phát triển của huyện.

Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư vùng huyện Phong Thổ

Giai đoạn 2021-2025: xây dựng TT. Phong Thổ theo hướng đô thị loại IV, Mường So theo hướng đô thị loại V, Ma Lù Thàng theo hướng đô thị loại V. TT. Phong Thổ tiếp tục giữ vai trò hạt nhân và trở thành đô thị trung tâm của huyện Phong Thổ.

Giai đoạn 2026- 2030: TT. Phong Thổ hoàn thành tiêu chí đô thị loại IV; đô thị Ma Lù Thàng đạt tiêu chí đô thị loại V; phát triển khu vực Dào San theo hướng hình thành đô thị loại V.

Hệ thống đô thị của huyện được hình thành và phát triển theo các vùng không gian lãnh thổ như sau:

  • Phát triển dọc theo tuyến QL4D (thị trấn Phong Thổ; khu vực Mường So,
  • Khu cửa khẩu Ma Lù Thàng; xã Dào san, Huổi Luông, Hoang Thèn, Vàng Ma Chải),
  • Phát triển khu vực dân cư dọc các tuyến đường Dào San – Sì Lở Lầu, tuyến đường từ Nậm Cáy – Mù Sang – Sin Cai, tuyến đường Mường So – Thèn Sin – Tam Đường….

Tạo thành các trục đô thị không gian quan trọng, phát triển đô thị công nghiệp – thương mại – dịch vụ; đây chính là điều kiện thuận lợi để xây dựng khu vực kinh tế trung tâm.

Vùng huyện Sìn Hồ (Lai Châu)

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

Phạm vi: toàn bộ địa giới hành chính huyện Sìn Hồ.

Tính chất của vùng huyện: là vùng nông nghiệp lớn với thế mạnh nguyên liệu cây nông nghiệp, cây công nghiệp (cây lúa chất lượng, chè, quế, mắc ca…) phát triển theo hướng ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến; là vùng có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên cơ sở ưu thế về khí hậu vùng núi cao mát mẻ, có mặt hồ thủy điện và các đặc sản của địa phương; Là vùng huyện có diện tích lưu vực bảo vệ hồ thủy điện lớn, có diện tích rừng phòng hộ lớn của tỉnh.

Hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện:

Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và thực hiện Chương trình OCOP. Tập trung phát triển một số cây trồng chủ lực và xây dựng vùng chuyên canh hang hoá tập trung như: chè, lúa gạo đặc sản, rau quả ôn đới, quế, mắc ca, sơn tra, cây dược liệu,…

Phát triển chăn nuôi theo quy mô tập trung, nhất là chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò), mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản lòng hồ và nuôi cá nước lạnh với các loại cá có giá trị kinh tế cao. Hỗ trợ phát triển, bảo hộ các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị gia tăng từ cung cấp đầu vào – tổ chức sản xuất – chế biến – tiêu thụ giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác với nông dân.

Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở chế biến nông sản trên địa bàn vùng huyện. Đầu tư phát triển các khu có tiềm năng du lịch như du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa dân tộc. Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng theo hướng liên kết vùng huyện với các đầu mối giao thông lớn, tuyến cao tốc nhằm thuận lợi hóa hoạt động kinh tế trên địa bàn vùng huyện.

Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư vùng huyện Sìn Hồ

– Giai đoạn 2021-2025: Xây dựng TT.Sìn Hồ theo hướng tiêu chí đô thị loại IV. Thực hiện 15 dự án sắp xếp ổn định dân cư với quy mô 862 hộ tại các xã Pa Tần, Nậm Mạ, Nậm Cuổi, Năm Hăn, Noong Hẻo, Pa Khóa, Pu Sam Cáp, Tả Ngảo, Tả Phìn; xây dựng cơ sở hạ tầng bố trí giãn dân bản Cuổi Tở 1, 2 xã Nậm Cuổi.

– Giai đoạn 2026-2030: Xây dựng TT.Sìn Hồ là đô thị loại IV (mở rộng không gian thị trấn Sìn Hồ nhằm đảm bảo không gian phát triển, kết nối các phân khu, triển khai hoàn thiện hạ tầng đô thị như hệ thống giao thông, mạng lưới thoát nước, hệ thống xử lý nước thải). Đến năm 2035, thị trấn Sìn Hồ với diện tích 1.172 ha với vị trí: Phía Bắc và phía Đông giáp xã Phăng Sô Lin, phía Tây giáp xã Tả Phìn, phía Nam giáp xã Sà Dề Phìn. Phấn đấu đến năm 2035, thị trấn Sìn Hồ trở thành đô thị loại IV.

Đầu tư xây dựng trung tâm xã Pa Tần, trung tâm xã Nậm Tăm trở thành đô thị loại V; xây dựng khu vực trung tâm xã Pa Tần, Chăn Nưa theo hướng hình thành đô thị loại V.

Phát triển hệ thống điểm dân cư trên địa bàn huyện theo mô hình phát triển nông thôn mới. Bố trí sắp xếp ổn định dân cư ra khỏi vùng có nguy cơ sạt lở cao, thiếu đất sản xuất (xen ghép).

Định hướng đến năm 2050, xây dựng 01 CCN tại huyện Sìn Hồ, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư trong CCN với quy mô 20,0 ha.

Định hướng phân khu chức năng của huyện Sìn Hồ theo 03 phân khu chức năng như sau:

Khu vực vùng cao gồm 9 xã, thị trấn (Làng Mô, Tủa Sín Chải, Tả Ngảo, Sà Dề Phìn, Tả Phìn, Phăng Sô Lin, Hồng Thu, Phìn Hồ và thị trấn Sìn Hồ). Độ cao địa hình thay đổi từ 500 – 1.800 m so với mực nước biển, độ cao trung bình khoảng 1.450m so với mực nước biển. Vùng có khí hậu ôn đới tập trung phát triển diện tích ngô thương phẩm, cây ăn quả ôn đới, sơn tra; kết hợp sản xuất lương thực với trồng rừng và chăn nuôi gia súc.

Bảo tồn diện tích chè cổ; thực hiện dự án trồng chè Shan Tuyết trên địa bàn xã Sà Dề Phìn, Hồng Thu, Tả Ngảo…; một số loại cây dược liệu: Đương quy, Đỗ trọng, Acstiso tại thị trấn Sìn Hồ và các xã Sà Dề Phìn, Tả Ngảo, Phăng Sô Lin,…

Tiếp tục huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch: di tích hang động Thẳm Luông xã Ma Quai; khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng Sìn Hồ; du lịch bản văn hóa dân tộc, du lịch cộng đồng, trải nghiệm tại xã Sà Dề Phìn, xã Tả Phìn,…

Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản tại các xã Phìn Hồ, Sà Dề Phìn; duy trì, phát triển các làng nghề truyền thống tại các bản vùng cao.

– Khu vực vùng thấp, gồm 11 xã (Mai Quai, Lùng Thàng, Nậm Tăm, Pa Khóa, Nậm Cha, Căn Co, Nậm Mạ, Noong Hẻo, Nậm Cuổi, Nậm Hăn, Pu Sam Cáp). Địa hình bị chia cắt mạnh, phổ biến là núi cao, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Xen kẽ những dãy núi cao là những thung lũng tương đối rộng, là vùng có diện tích ngập lòng hồ thủy điện Sơn La lớn.

Quy hoạch là vùng trọng điểm phát triển trồng lúa nước, cây cao su, cây quế, cây mắc ca, cây ăn quả nhiệt đới và nuôi trồng thủy sản. Phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản tại các xã Nậm Tăm, Noong Hẻo, Căn Co,…

– Khu vực vùng biên giới và dọc sông Nậm Na gồm 2 xã (Chăn Nưa, Pa Tần). Vùng có địa hình chia cắt mạnh có nhiều dãy núi cao và các khe suối chia cắt, có độ dốc lớn, có 12,973 km đường biên giới. Quy hoạch phát triển thủy điện vừa và nhỏ, trồng cao su và nuôi trồng thủy sản. Tập trung xây dựng và củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh.

Vùng huyện Nậm Nhùn (Lai Châu)

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu

Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính huyện Nậm Nhùn

Tính chất của vùng huyện: Là vùng huyện có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng; Là vùng nông lâm nghiệp lớn của tỉnh; Là vùng kinh tế sinh thái quan trọng của tỉnh, trong vùng huyện có vùng bảo vệ trực tiếp lưu vực thủy điện Lai Châu.

Hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện:

Tập trung, ưu tiên mọi nguồn lực để tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông, hạ tầng khu sản xuất, hạ tầng đô thị trung tâm. Phát triển nông nghiệp chất lượng cao, tập trung vào những mặt hàng chủ lực: lúa, cây ăn quả, cây dược liệu, cao su, mắc ca, thịt trâu, bò, quế, gỗ, thủy sản. Phát triển trồng rừng, cùng với đó là bảo vệ rừng, xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên.

Phát triển các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến nông – lâm sản. Phát triển du lịch sinh thái trên lòng hồ và du lịch trải nghiệm gắn với giữ gìn bản sắc dân tộc trên địa bàn huyện. Tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư vùng huyện Nậm Nhùn

Phát triển thị trấn Nậm Nhùn hoàn chỉnh tiêu chí đô thị loại V. Xây dựng các công trình chức năng giáo dục, y tế, thương mại – dịch vụ, khu dân cư thị trấn Nậm Nhùn.

Xây dựng kết cấu hạ tầng khu vực trung tâm các xã, đảm bảo mỗi xã có một trung tâm chính trị, thuận lợi cho vận hành – kinh tế – văn hóa – xã hội, có cơ sở hạ tầng khá, có điểm thương mại dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống và sinh hoạt ngày càng tăng của nhân dân ở mỗi xã.

Vùng huyện Mường Tè (Lai Châu)

Phạm vi, tính chất, hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu

Phạm vi: Toàn bộ địa giới hành chính huyện Mường Tè

Tính chất của vùng huyện: Vùng huyện Mường Tè có tính chất là vùng đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia; Là vùng lâm nghiệp, nông nghiệp lớn của tỉnh; Là vùng có điều kiện kinh tế -xã hội khó khăn cần được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để thúc đẩy phát triển kinh tế.

Hướng phát triển trọng tâm của vùng huyện:

Phát triển TT.Mường Tè là đô thị loại V, tập trung đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, mở rộng không gian đô thị. Thu hút đầu tư phát triển CCN Mường Tè 10-25 ha, (xã Bum Tở). Đầu tư phát triển nông nghiệp là khâu đột phá, phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung; trồng rừng, khai thác, chế biến, thương mại lâm sản, dịch vụ môi trường rừng.

Tập trung phát triển thêm 10-15 sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP, trong đó 5 sản phẩm đạt từ 3* cấp tỉnh trở lên. Chú trọng phát triển các cây dược liệu có thế mạnh: thảo quả, sa nhân tím, tam thất, quế.

Chuyển đổi phương thức chăn nuôi, ứng dụng khoa học kỹ thuật, chăn nuôi tập trung theo hướng trang trại, gia trại. Hỗ trợ, thu hút đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ tại TT.Mường Tè và các trung tâm cụm xã.

Bố trí, sắp xếp hệ thống các thị trấn, trung tâm cụm xã theo nhu cầu phân bố sản xuất và phân bố dân cư vùng huyện Mường Tè

Giai đoạn 2021 – 2030: ưu tiên phát triển thị trấn Mường Tè theo hướng mở rộng không gian thị trấn về phía Đông theo hướng QL4H, đảm bảo không gian phát triển, kết nối các phân khu, triển khai hoàn thiện hạ tầng đô thị như hệ thống giao thông, mạng lưới thoát nước, hệ thống xử lý nước thải. Phấn đấu đến năm 2030, đạt 80% tiêu chí trở thành đô thị loại IV.

Giai đoạn 2031-2050: Đầu tư nguồn lực để phát triển trung tâm xã Mường Tè đạt tiêu chí đô thị loại V. Phát triển các điểm dân cư đô thị dọc tuyến Quốc lộ 4H và các điểm dân cư hiện có, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển đáp ứng sự gia tăng về dân số tại đô thị. Đến năm 2050, hệ thống đô thị huyện Mường Tè gồm 01 đô thị loại IV (thị trấn Mường ) và 01 đô thị loại V là Nậm Củm (xã Mường Tè).

Hồ sơ QH tỉnh Lai Châu 2030

Theo Duan24h.net – Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

(Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Lai Châu : Thành phố Lai Châu, Mường Tè, Nậm Nhùn, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường, Tân Uyên, Than Uyên.)

4.9/5 - (7 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcTuyến đường Đông – Tây tỉnh Sóc Trăng hoàn thành vào năm 2025
Bài tiếp theoKhu nhà ở Tân Hiệp (thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây