Quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Huyện Yên Khánh sẽ trở thành huyện phát triển trong tương lai với hai mũi nhọn kinh tế là công nghiệp sạch và phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao kết hợp phát triển thương mại – dịch vụ, du lịch trải nghiệm cộng đồng. Là đầu mối giao thông quan trọng phía Đông Nam của tỉnh Ninh Bình.
Lộ trình phát triển đô thị huyện Yên Khánh
Giai đoạn 2021 – 2030: Huyện Yên Khánh có 2 đô thị (1 đô thị hiện hữu và 1 đô thị mới).
- Đô thị thị trấn Yên Ninh là đô thị loại V – Mở rộng ranh giới
- Hình thành đô thị mới Khánh Thiện là đô thị loại V – Mở rộng ranh giới
Giai đoạn 2030 – 2050: Huyện Yên Khánh có 3 đô thị (2 đô thị hiện hữu và 1 đô thị mới).
- Đô thị thị trấn Yên Ninh là đô thị loại V – Mở rộng ranh giới
- Đô thị Khánh Thiện là đô thị loại V – Mở rộng ranh giới
- Hình thành đô thị mới Khánh Thành là Đô thị loại V – Mở rộng ranh giới
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN VÙNG HUYỆN YÊN KHÁNH
Chiến lược phát triển
Chiến lược 1: Phát triển đô thị và công nghiệp gắn với tạo lập cơ sở hạ tầng cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế như xây dựng các khu, cụm công nghiệp, chuyển giao công nghệ chất lượng cao, dịch vụ- du lịch, đô thị sinh thái để thu hút các dự án trọng điểm của Huyện.
Chiến lược 2: Phát triển vùng sản xuất nông nghiệp hỗ trợ đô thị gắn với chương trình phát triển nông thôn mới và các trục kinh tế.
Chiến lược 3: Bảo tồn, phát huy các giá trị về văn hóa, cảnh quan và bảo vệ khoanh vùng bảo vệ các vùng nông nghiệp có tiềm năng thế mạnh, chuyển đổi phương thức sản xuất, áp dụng công nghệ cao để tăng năng suất và giá trị sản phẩm.
Chiến lược 4: Cải tạo, bảo vệ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Triển khai khắc phục các nguồn gây ô nhiễm, phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường sinh thái. Giải quyết các vấn đề tai biến môi trường, đảm bảo an toàn môi trường sinh hoạt cho người dân.
Chiến lược 5: Xây dựng hệ thống công cụ quản lý phát triển đồng bộ và có lộ trình thực hiện cụ thể.
Phân vùng chức năng và tổ chức không gian
Khung cấu trúc phát triển không gian vùng
Định hướng mô hình trên cơ sở ba 03 đô thị trung tâm và 3 trục hành lang phát triển có tính chất lan tỏa hỗ trợ cho các vùng chức năng khác. Không gian toàn huyện Yên Khánh sẽ phát triển theo cấu trúc sau:
– Xác định các trục phát triển chính và các trục liên kết dựa trên yếu tố địa hình đồng thời liên kết bằng các hệ thống giao thông chính:
- Trục phát triển phía Tây: Bám theo ĐT 480B xác định là hành lạng phụ trợ
- Trục phát triển phía Đông: bám theo tuyến đường Bái Đính – Kim Sơn xác định là hành lang phụ trợ du lịch
- Trục phát triển Đông – Tây: Bám theo QL10,ĐT 482 đây là trục đối ngoại quan trọng liên kết huyện Yên Khánh với thành phố Ninh Bình đây là trục liên kết hầu hết trung tâm các xã với hạt nhân trung tâm huyện Yên Khánh.
– Các hạt nhân đô thị:
- Đô thị Yên Ninh: Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của toàn huyện.
- Đô thị Khánh Thiện: Là đô thị công nghiệp.
- Đô thị Khánh Thành: Là đô thị dịch vụ – du lịch.
Phân vùng phát triển
a) Tiêu chí phân vùng phát triển:
- Phân vùng phát triển dựa trên tính chất, chức năng đặc trưng của từng khu vực
- Phân vùng phát triển dựa trên khả năng đô thị hóa và ngưỡng phát đô thị
- Phân vùng phát triển dựa trên đặc trưng sản xuất từng khu vực.
b) Phân vùng phát triển Huyện Yên Khánh được xác định sẽ phát triển không gian theo 4 vùng:
- Vùng phát triển công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ :
- Vùng phát triển nông nghiệp công nghệ cao:
- Vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp thương mại – dịch vụ, du lịch trải nghiệm cộng đồng:
- Vùng phát triển khu hành chính trung tâm :
(1) Vùng phát triển công nghiệp, Thương mại – Dịch vụ:
Nằm ở phía Tây Bắc huyện Yên Khánh, có quy mô diện tích khoảng 2.935 ha. Thuộc địa phận các xã Khánh Phú, xã Khánh Hòa, xã Khánh Tiên, xã Khánh Thiện và 1 phần xã Khánh An, Khánh Cư, Khánh Hải, Khánh Lợi với các cận giới như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp sông Đáy;
- Phía Tây giáp Thành phố Ninh Bình;
- Phía Đông giáp với sông Đáy;
- Phía Nam giáp vùng 2.
Định hướng: Là trung tâm phát triển công nghiệp sạch của huyện, trung tâm dịch vụ thương mại và đầu mối giao thông của Yên Khánh nói riêng và toàn tỉnh nói chung.
(2) Vùng phát triển nông nghiệp cao:
Nằm ở phía Tây huyện Yên Khánh, có quy mô diện tích khoảng 2.781 ha. Thuộc 1 phần địa phận các xã Khánh An, xã Khánh Cư, xã Khánh Hải, xã Khánh Lợi và Khánh Vân.với các cận giới như sau:
- Phía Tây Bắc tiếp giáp vùng 1;
- Phía Đông giáp với vùng 3, vùng 4;
- Phía Nam giáp huyện Yên Mô.
Đây là vùng có diện tích nông nghiệp lớn, bằng phẳng, tiếp cận với các tuyến giao thông đối ngoại lớn có thuận lợi cho giao thương. Định hướng thành lập Khu nông nghiệp công nghệ cao với quy mô lớn.
(3) Vùng phát triển nông nghiệp hữu cơ kết hợp thương mại – dịch vụ, du lịch trải nghiệm cộng đồng :
Nằm ở phía Đông Nam huyện Yên Khánh, có quy mô diện tích khoảng 7.077ha. Thuộc địa phận các xã Khánh Cường, Khánh Trung, Khánh Công, Khánh Thành, Khánh Mậu, xã Khánh Hội, xã Khánh Thủy, Khánh Hồng và 1 phần xã Khanh Nhạc. Với các cận giới như sau:
- Phía Bắc tiếp giáp vùng 1;
- Phía Tây giáp với vùng 1,2 và vùng 4;
- Phía Đông giáp với huyện Kim Sơn;
- Phía Đông Nam giáp huyện Yên Mô.
Đây là khu vực Đông Nam của huyện, vẫn giữ được cấu trúc làng nông thôn đặc trưng gắn với nông nghiệp, giáp với vùng trung tâm. Với vị trí thuận lợi về giao thông và vị trí địa lý. Nơi đây nằm trên trục đường cao tốc, tỉnh lộ nối liền phía Đông Nam của Ninh Bình với Nam Định.
Mặt khác ở Khánh Thành đã hình thành bến xe khách là đầu mối giao thông của khu vực Đông Nam tỉnh Ninh Bình. Đây là khu vực có tuyến đường cao tốc đi qua và phát triển dịch vụ cảng biển nội địa. Đồng thời là là trung tâm dịch vụ nông nghiệp, chế biến cói, chế biến thủy sản và dịch vụ đời sống cụm xã.
Định hướng: Được xác định là vùng nông nghiệp hữu cơ gắn với du lịch trải nghiệm cộng đồng.
(4) Vùng phát triển khu hành chính trung tâm:
Nằm ở trung tâm của huyện Yên Khánh, có quy mô diện tích khoảng 1.466ha. Thuộc địa phận thị trấn Yên Ninh và 1 phần các xã Khánh Vân, xã Khánh Nhạc với các cận giới như sau:
- Phía Tây Bắc giáp vùng 2;
- Phía Đông Bắc giáp với vùng 3;
- Phía Nam giáp huyện Yên Mô.
Đây là khu vực hiện tại quỹ đất phát triển đô thị của thị trấn Yên Ninh đã không đáp ứng được nhu cầu phát triển đô thị loại V trong tương lai, cùng với quá trình đô thị hóa tất yếu và sức hút của cụm công nghiệp, khu trung tâm hành chính mới của Huyện đòi hỏi ranh giới thị trấn cần được mở rộng.
Định hướng: Là Trung tâm hành chính, chính trị văn hóa xã hội và dịch vụ, thương mại, của huyện Yên Khánh. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải thiện môi trường sống.
+ Khu dân cư xây dựng mới chủ yếu phát triển ở khu vực trung tâm. Làng xóm nông nghiệp xen kẽ thuộc khu vực mở rộng tiếp tục duy trì. Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị và cải thiện môi trường sống.
+ Trục phát triển dọc theo tỉnh lộ 483 (Đường Lê Thánh Tông) dành cho một phần của khu vực hành chính cấp huyện, khu vực hành chính thị trấn, các khu dân cư hiện hữu chỉnh trang.
+ Trục phát triển theo tuyến đường đê sông Mới: Phát triển các trung tâm dịch vụ thương mại hỗn hợp cấp thị trấn và cấp huyện, xây dựng công trình đầu mối giao thông, chỉnh trang c ác khu dân cư hiện hữu và phát triển một phần các khu dân cư mới.
+ Trục phát triển theo tuyến đường đê sông Vạc: Phát triến làng nghề, tiểu thủ công nghiệp, phát triển kho tàng và bến bãi.
Định hướng cấu trúc không gian phát triển đô thị
Trong tương lai, huyện Yên Khánh sẽ có 3 đô thị: đô thị Yên Ninh, đô thị Khánh Thiện, đô thị Khánh Thành.
(1) Đô thị trung tâm Yên Ninh
– Là đô thị Huyện lỵ, đô thị loại V (mở rộng ranh giới đạt tiêu chí đô thị loại V theo Nghị quyết 1210, 1211 cần nghiên cứu mở rộng ranh giới lấy toàn bộ TT. Yên Ninh hiện hữu và 1 phần các xã Khánh Nhạc và Khánh Vân).
– Là thị trấn huyện lỵ huyện Yên Khánh, trung tâm chính trị,hành chính, kinh tế, văn hóa – xã hội huyện Yên Khánh. Đóng vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế – xã hội của vùng.
– Diện tích: 1.466ha (diện tích mở rộng bao gồm 1 phần xã Khánh Vân và xã Khánh Nhạc)
– Dân số hiện trạng: 14.856 người
– Dân số dự báo:
- Năm 2030: 31.500 người
- Năm 2050: 51.500 người
– Đất xây dựng:
- Năm 2030: 525ha
- Năm 2050: 630ha
(2) Đô thị mới Khánh Thiện
– Đô thị loại V: Đô thị Khánh Thiện để đạt tiêu chí đô thị loại V theo Nghị quyết 1210, 1211 cần nghiên cứu mở rộng ranh giới lấy toàn bộ xã Khánh Tiên và Khánh Cường nhằm đảm bảo đủ chỉ tiêu về diện tích. Là xã đón bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu vào năm 2019.
– Là đô thị vệ tinh của huyện đảm nhận chức năng phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông nghiệp.
– Diện tích: 1.885ha
– Dân số hiện trạng: 16.200 người
– Dân số dự báo:
- Năm 2030: 21.000 người
- Năm 2050: 34.000 người
– Đất xây dựng:
- Năm 2030: 520ha
- Năm 2050: 695ha
(3) Đô thị mới Khánh Thành
– Đô thị loại V: Đô thị Khánh Thành để đạt tiêu chí đô thị loại V theo Nghị quyết 1210, 1211 cần nghiên cứu mở rộng ranh giới lấy toàn bộ xã Khánh Công nhằm đảm bảo đủ chỉ tiêu về diện tích.
– Tính chất: Là đô thị thương mại- dịch vụ kết hợp du lịch trải nghiệm
– Diện tích: 1.505ha
– Dân số hiện trạng: 14.120 người
– Dân số dự báo:
- Năm 2030: 18.000 người
- Năm 2050: 28.000 người
– Đất xây dựng:
- Năm 2030: 405 ha
- Năm 2050: 510 ha
Định hướng phát triển cụm công nghiệp
– Tiếp tục duy trì các CCN, kêu gọi các nhà đầu tư vào CCN đã có
– Quy hoạch CCN Khánh Lợi 1 quy mô khoảng 63ha đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết , tiếp tục hoàn thành các thủ tục thành lập CCN và đưa vào hoạt động.
– Quy hoạch CCN Khánh Lợi 2 quy mô khoảng 50ha tiếp tục đẩy nhanh quá trình triển khai dự án chi tiết để hoàn thành thủ tục thành lập.
QUY HOẠCH GIAO THÔNG HUYỆN YÊN KHÁNH
Giao thông đường bộ
Khánh theo Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/09/2021.
Đường bộ cao tốc:
– Đường cao tốc Cao Bồ – Mai Sơn: Đây là tuyến cao tốc nằm trong trục đường bộ cao tốc Bắc – Nam. Tuyến đi qua huyện Yên Khánh dài khoảng 3,3km, nút giao tại xã Khánh Hòa tại Km267+861. Tuyến được xây dựng giai đoạn hoàn thiện quy mô 6 làn xe.
– Đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh: Đoạn đi qua tỉnh Ninh Bình dài khoảng 20km, hướng tuyến bắt đầu từ nút giao liên thông xã Khánh Hòa tại Km267+861 đường cao tốc Ninh Bình – Thanh Hóa. Tuyến được xây dựng giai đoạn hoàn thiện quy mô 6 làn xe.
Quốc lộ 10: Đây là tuyến giao thông kết nối Ninh Bình với các tỉnh ven biển phía Bắc như: Nam Định, Thái Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng; phía Nam kết nối với huyện Kim Sơn (Ninh Bình), và huyện Nga Sơn (Thanh Hóa). Đoạn tuyến đi qua huyện Yên Khánh tổng chiều dài khoảng 14,7km. Hoàn thiện nâng cấp toàn tuyến, đoạn đi qua địa phận huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, quy mô 4 làn xe.
Đường tỉnh:
Xây dựng hệ thống đường tỉnh kết nối từ các tuyến quốc lộ đến các khu du lịch, dịch vụ trọng điểm của huyện, của tỉnh; kết nối đến các tuyên đường khu, cụm công nghiệp; các đô thị mới… Hệ thống đường tỉnh kết hợp với các tuyến quốc lộ cải tạo và quy hoạch mới tạo nên mạng lưới đường bộ đối ngoại hoàn chỉnh, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa đô thị với nông thôn. Cụ thể:
– Đường tỉnh ĐT.476 (Bái Đính – Kim Sơn): Tuyên đang được đầu tư xây dựng trên cơ sở cải tạo nâng cấp tuyến đường đê hữu sông Đáy hiện tại liên kết các khu cụm công nghiệp, du lịch vừa đảm bảo an ninh quốc phòng, phòng chống thiên tai và vừa khai thác giao thông vận tải. Đoạn đi qua địa bàn huyện dài khoảng 27km. Hoàn thiện xây dựng toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, nâng cấp một số đoạn tuyến có khả năng mở rộng đạt tiêu chuẩn đường cấp II.
– Đường tỉnh ĐT.476C: Tuyến nằm hoàn toàn trên địa bàn huyện Yên Khánh, có điểm đầu giao với ĐT.481C tại xã Khánh Thành, điểm cuối giao với ĐT.476 tại xã Khánh Công. Tuyến dài khoảng 5,5km, nâng cấp tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.
– Đường tỉnh ĐT.480B (Khánh Thiện – Khánh Ninh – Yên Phong – Tân Thành): tổng chiều dài 20km bao gồm 2 tuyến:
- Đoạn Khánh Thiện – Khánh Ninh: Từ ĐT.476 (Bái Đính – Kim Sơn) tuyến đi trên đường Thanh Niên (huyện Yên Khánh) đến giao quốc lộ 10 tại thị trấn Yên Ninh dài 5,6km. Hoàn thiện, xây dựng cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
- Đoạn Khánh Ninh – Yên Phong – Tân Thành: Kết hợp 2 tuyến đường tỉnh ĐT.480B cũ (Khánh Ninh – Chợ Lồng) và tuyến đường tỉnh ĐT.480E cũ (Chợ Lồng – Tân Thành) dài 14,4km. Hoàn chỉnh nâng cấp toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.
– Đường tỉnh ĐT.480C (Khánh Cư – Chợ Ngò – Yên Thành): Từ Khánh Cư (giao với QL10) qua thị trấn Yên Thịnh (giao với ĐT.480) kéo dài đến xóm Bái, xã Yên Thành dài 12,5km. Nâng cấp, cải tạo đoạn Khánh Cư – thị trấn Yên Thịnh (cải tạo tuyến đường đoạn cầu Tràng qua sông Vạc) tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.
– Đường tỉnh ĐT.481B: (Khánh Cư – Kim Đài): Nâng cấp cải tạo toàn tuyến tối thiểu đạt cấp IV đồng bằng. Đoạn qua xã Khánh Cường, Khánh Thiện điều chỉnh nắn tuyến đi về phía Nam. Đoạn nắn tuyến xây mới từ điểm giao ĐT.481B với đường trung tâm xã Khánh Lợi, tuyến bắc sông Mới giao với ngã ba đường Hồng Quang thuộc xã Khánh Mậu; tuyến tiếp tục đi theo đường ven kênh hiện trạng đến giao với ĐT.481B tại xã Khánh Mậu. Tuyến tiếp tục đi theo hướng tuyến cũ qua các xã Khánh Hội, Khánh Nhạc, Khánh Hồng đến thị trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn); tại thị trấn Phát Diệm tuyến quy hoạch mới đến giao với Đ. T476 tại khu vực Cảng Kim Đài. Tổng chiều dài toàn tuyến sau quy hoạch khoảng 28,6km.
– Đường tỉnh ĐT.481C (Cầu Đầm – Khánh Thành): Từ Cầu Đầm (giao ĐT.481B) đến Khánh Thành (giao ĐT.481D), toàn tuyến dài 10km. Hoàn chỉnh nâng cấp, cải tạo toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng.
– Đường tỉnh ĐT.481D (Lai Thành – Quy Hậu – Đò Mười): Từ ngã ba Lai Thành theo QL10 hiện tại qua Quy Hậu kết thúc tại Đò Mười dài 13km. Hoàn chỉnh nâng cấp toàn tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp III.
– Đường tỉnh ĐT.482 (Khánh Công – Ân Hòa – Yên Lâm): Từ Cầu Đầm (giao ĐT.476) theo đường Quan, huyện Kim Sơn kết thúc tại thôn Phù Sa – xã Yên Lâm (giao ĐT.482B) dài 19km. Hoàn thiện nâng cấp tuyến tối thiểu đạt tiêu chuẩn cấp IV.
– Đường tỉnh ĐT.482C (đoạn phường Ninh Phong – thành phố Ninh Bình – thị trấn Phát Diệm – huyện Kim Sơn): tổng chiều dài tuyến 20km (đã trừ đi phạm vi trùng dự án đường đối ngoại cụm công nghiệp Cầu Yên, đường đầu cầu sông Vạc, đường Ninh Tốn và dự án đường vào nghĩa trang Mả Rứa) với quy mô đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng có Bnền=12m, Bmặt=11m.
– Đường tỉnh ĐT.482E (gồm tuyến chính đoạn xã Khánh Hòa – Khánh Cư dài 6km và tuyến nhánh từ tuyến chính đến đê tả sông Vạc dài 1,3km): Tổng chiều dài tuyến 7,3km, xây dựng tuyến mới với quy mô đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng có Bnền=9m, Bmặt=8m, mặt đường bê tông nhựa.
– Đường tỉnh ĐT.482G (đoạn xã Khánh Hải- thị trấn Yên Ninh, huyện Yên Khánh): Tổng chiều dài khoảng 2,6km, xây dựng tuyến mới với quy mô đạt tiêu chuẩn cấp IV đồng bằng có Bnền=9m, Bmặt=8m, mặt đường bê tông nhựa.
– Đường tỉnh ĐT.483 (đoạn QL10 cũ nội thị thị trấn Yên Ninh): Đoạn tuyến QL10 cũ qua nội thị thị trấn Yên Ninh dài khoảng 6,7km. Hoàn chỉnh nâng cấp tuyến đạt tiêu chuẩn cấp III.
Giao thông đường sắt
– Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Tuân thủ Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;
– Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dự kiến xây là đường đôi, khổ 1435mm đi qua tỉnh Ninh Bình dài khoảng 20,5km, qua huyện Yên Khánh dài khoảng 5,5km. Hướng tuyến đi phía Đông đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Giao thông đường thủy
– Tuân thủ Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch Kết cấu hạ tầng Đường thủy nội địa Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết phát triển hệ thống cảng, bến thủy nội địa tỉnh Ninh Bình đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 1798/QĐ-UBND ngày 22/12/2017.
– Phát triển bến thủy nội địa do Trung ương quản lý trên sông Đáy và sông Vạc.
– Phát triển hệ thống bến cảng hàng hóa dọc sông Đáy, sông Vạc, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế địa phương một cách tập trung. Ưu tiên các bến hiện có quỹ đất đủ rộng theo tiêu chuẩn.
– Duy trì và phát triển hệ thống bến khách ngang sông khu vực sông Đáy và sông Vạc, sông Mới. Bổ sung quy hoạch mới các bến phục vụ du lịch.
– Xáo bỏ các bến tự phát nhỏ lẻ, không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu an toàn đê điều, cầu và an toàn dòng chảy.
Luồng, tuyến đường thủy:
– Tuyến Ninh Bình – Quảng Ninh: tuyến lưu thông trên sông Đáy đi qua huyện Yên Khánh phục vụ tàu pha sông biển đến 3.000 DWT (giảm tải), điều chỉnh quy hoạch tuyến từ cấp I lên cấp đặt biệt.
– Tuyến Cầu Yên đến Kim Đài: Tuyến lưu thông trên sông Vạc dài 28,5km đảm bảo các loại phương tiện đường thủy 300 tấn qua lại, lắp đặt hệ thống phao tiêu báo hiệu. Duy tu luồng lạch, giữ cấp sông loại III.
Cảng thủy nội địa:
– Cảng Khánh Phú: Nâng cấp, mở rộng cảng quy mô dự kiến khoảng 30ha. Chức năng của cảng: xếp dỡ hàng hóa tồng hợp, vật tư, nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến hàng nông sản xuất khẩu, lương thực và vật liệu xây dựng của vùng.
– Cảng Khánh An: Nâng cấp mở rộng cảng quy mô dự kiến 10ha. Chức năng của cảng: Xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vật tư, nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến hàng nông sản xuất khẩu, lương thực và vật liệu xây dựng của vùng.
– Cảng Khánh Cư – Khánh Hải: Nâng cấp, mở rộng cảng quy mô dự kiến 50ha. Chức năng của cảng: Xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vật tư, nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến hàng nông sản xuất khẩu, lương thực và vật liệu xây dựng của vùng.
– Cảng Khánh Thiện: Nâng cấp, mở rộng cảng quy mô dự kiến 10ha. Chức năng của cảng: Xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vật tư, nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến hàng nông sản xuất khẩu, lương thực và vật liệu xây dựng.
– Cảng Đò Mười: Xây dựng cảng nằm bên hữu sông Đáy, thuộc xã Khánh Thành – huyện Yên Khánh, quy mô dự kiến 2,5ha. Chức năng của cảng: Xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vật tư, nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến hàng nông sản xuất khẩu, lương thực và vật liệu xây dựng.
– Xây dựng mới cảng Khánh Tiên: Vị trí của cảng nằm bên hữu sông Đáy, thuộc xã Khánh Tiên quy mô dự kiến 50ha. Chức năng của cảng: Xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vật tư, nguyên liệu phục vụ nhu cầu chế biến hàng nông sản xuất khẩu, lương thực và vật liệu xây dựng của vùng.
– Nghiên cứu xây dựng các bến thủy du lịch dọc sông Đáy tại huỵện Yên Khánh kết nối với các tuyến du lịch thuộc vùng kinh tế biển Kim Sơn – Cồn Nổi
Các bến phà, bến khách ngang sông:
– Xây dựng hệ thống bến, bến ngang, cảng thủy nội địa đảm bảo hiệu quả, an toàn.
– Tất cả các bến khách ngang sông phải được làm thủ tục để cấp giấy mở bến chở khách, được sở GTVT cấp phép.
– Đầu tư xây dựng bến theo tiêu chuẩn của nhà nước.
– Quản lý bến khách theo Luật giao thông đường thủy nội địa.
– Loại bỏ những tàu, thuyền có tình trạng kỹ thuật kém không đảm bảo an toàn cho khách qua sông, tang cường đóng mới để bổ sung phương tiện kịp thời.
– Ngưởi điều khiển tàu, thuyền phải được đào tạo, phải có chứng chỉ chuyên môn nghiệp vụ…
Cầu vượt sông:
– Xây mới cầu tại Khánh Công vượt sông Đáy trên đường cao tốc Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh; Xây mới cầu Đò Mười trên tuyến ĐT.481D, tăng cường khả năng kết nối Đông Tây giữa 2 tỉnh Ninh Bình và Nam Định, quy mô theo cấp hạng đường quy hoạch.
– Xây dựng mới các cầu vượt sông, kênh, quy mô theo cấp hạng đường quy hoạch.
Bản đồ QH Yên Khánh 2030 (6 files, 34,5MB)
Tổng hợp bởi Duan24h.net (Quy hoạch huyện Yên Khánh, Ninh Bình)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)