Thuế phải đóng khi kiếm tiền từ Youtube, Facebook, Google

152
Tìm hiểu về thuế phải nộp khi phát sinh thu nhập từ các nền tảng trực tuyến như Youtube, Google, Facebook
Tìm hiểu về thuế phải nộp khi phát sinh thu nhập từ các nền tảng trực tuyến như Youtube, Google, Facebook
Mục lục

    Các loại thuế và mức thuế phải đóng khi phát sinh thu nhập từ nền tảng Youtube, Facebook, Google … hay các hình thức kiếm tiền tương tự. Kiếm tiền từ các nền tảng trực tuyến đang trở thành xu hướng và đem về những khoản thu nhập khủng khiến nhiều người tham gia.

    Thuế suất thuế thu nhập từ Youtube, Facebook, Google

    Đối với doanh nghiệp

    Khi doanh nghiệp nhận được doanh thu từ các nền tảng thì phải kê khai và đóng thuế TNDN và thuế GTGT với mức thuế TNDN là 20% (Tổng doanh thu- chi phí)10% thuế GTGT theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi năm 2013 và Điều 8 Luật thuế GTGT 2008.

    Đối với cá nhân có thu nhập từ Youtube, Facebook, Google

    Theo quy định tại Điều 1  và phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính:

    • Các cá nhân có thu nhập từ Google, Facebook, Youtube… dưới 100 triệu/năm thì không phải nộp thuế TNCN, thuế GTGT.
    • Các cá nhân có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế với mức thuế suất 5% thuế GTGT/doanh thu tính thuế và 2% thuế TNCN/Doanh thu tính thuế.

    Trong đó doanh thu tính thuế là số tiền nhận trực tiếp từ Youtube hoặc số tiền nhận từ đối tác là các mạng đa kênh (đối tác của Youtube tại Việt Nam) mà không được trừ chi phí trước khi tính thuế do không phải là doanh nghiệp.

    Cá nhân sử dụng tờ khai thuế mẫu 01/CNKD (mẫu ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TTBTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính) để kê khai thuế theo hình thức Hộ kinh doanh tại chi cục Thuế ở nơi bạn cư trú hoặc tạm trú để kê khai đóng thuế.


    Chính sách thuế mới của Youtube đối với Youtuber bên ngoài nước Mỹ

    Chậm nộp thuế và trốn thuế quy định như thế nào ?

    Chậm đóng thuế

    Theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC, việc chậm đóng thuế sẽ được xử lý như sau:

    – Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

    – Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh trước ngày 01/7/2016 nhưng sau ngày 01/7/2016 vẫn chưa nộp thì tính như sau:

    • Trước ngày 01/01/2015 tính phạt chậm nộp, tiền chậm nộp theo quy định tại Luật quản lý thuế 2006, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế 2012, (số ngày chậm nộp < 90 ngày là 0.05%, từ ngày 91 trở đi là 0.07%/ngày)
    • Từ ngày 01/01/2015 tính tiền chậm nộp theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 2014, (0,05%/ngày.)
    • Từ ngày 01/7/2016 tính tiền chậm nộp theo mức 0,03%/ngày.

    Cách tính tiên chậm nộp

    – Trước ngày 1/1/2015 mức phạt chậm nộp tiền thuế như sau:

    • Nếu số ngày chậm nộp < 90 ngày: Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp
    • Nếu số ngày chậm nộp > 90 ngày: Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.07% X (Tổng số ngày chậm nộp – 90)

    – Từ ngày 1/1/2015 mức phạt chậm nộp tiền thuế như sau:

    Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.05% X Số ngày chậm nộp

    – Từ ngày 1/7/2016 mức phạt chậm nộp tiền thuế như sau:

    Số tiền phạt = Số tiền thuế chậm nộp X 0.03% X Số ngày chậm nộp

    Trốn thuế

    Trách nhiệm hành chính khi trốn thuế

    Theo quy định tại Nghị định 125/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thuế, hóa đơn, cụ thể tại Điểm b Khoản 1 Điều 7 và Điểm d Khoản 1 Điều 138 Luật quản lý thuế 2019 thì số tiền phạt với hành vi trốn thuế là từ 1 – 3 lần số tiền thuế trốn đóng. Cụ thể mức phạt được quy định tại Điều 17 của Nghị định. Ngoài ra người trốn thuế buộc phải đóng đủ số tiền thuế theo quy định.

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì với hành vi cố tình khai sai thu nhập với mục đích số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn thì phạt 20% số tiền thuế khai thiếu hoặc số tiền thuế đã được miễn, giảm, hoàn cao hơn so với quy định. Và buộc nộp đủ số tiền thuế thiếu, số tiền thuế được hoàn, miễn, giảm cao hơn quy định và tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước

    Trách nhiệm hình sự khi trốn thuế:

    Theo quy định tại Điều 200 của BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017. Hành vi trốn thuế được chia thành 02 trường hợp:

    • Với số tiền trốn thuế từ 100 – dưới 300 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 100 – 500 triệu đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
    • Nếu số tiền trốn thuế dưới 100 triệu đồng, nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về các tội được quy định tại các điều 88, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311, chưa được xóa án tích thì cũng bị phạt tù tiền từ 100 – 500 triệu hoặc từ 03 tháng đến 1 năm.

    Tùy vào mức độ vi phạm để xác định định khung tăng nặng, người thực hiện hành vi trốn thuế có thể nhận án phạt lên đến 07 năm tù.

    Theo tổng hợp TVPL, Dân tài chính (Thuế thu nhập từ Google, Facebook, Youtube..năm 2022)

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây