Công ty Cổ phần May – Diêm Sài Gòn (SGM) là doanh nghiệp mới nổi trên thị trường bất động sản khi đứng sau hàng loạt các dự án quy mô nghìn tỷ.
Thông tin về May – Diêm Sài Gòn (SGM)
Tiền thân là nhà máy Diêm Bến Thủy ở Vinh (Nghệ An), 1948 được dời vào Sài Gòn sau đó đổi tên thành hãng Diêm SIFA, hoạt động kinh doanh diêm.
Tháng 7/2004, công ty hoàn thành cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước là Công ty Diêm Hoà Bình (Bộ Công nghiệp) sau đó lấy tên là Công ty Cổ phần May – Diêm Sài Gòn
Nội Dung Đề Xuất
Công ty hiện tại đang đóng tại 346 Bến Vân Đồn, Phường 01, Quận 4, Hồ Chí Minh nơi tòa cao ốc The Gold View do TNR phát triển, May – Diêm Sài Gòn làm chủ đầu tư.
Năm 2011, nhờ vị trí “đất vàng” tại địa điểm nói trên, May Diêm Sài Gòn đã chấm dứt kinh doanh diêm để chuyển sang kinh doanh bất động sản, số vốn điều lệ công ty được tăng từ 16 tỷ đồng lên 320 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2019, vốn điều lệ của công ty đạt 720 tỉ đồng do bà Nguyễn Thị Cẩm Loan làm Chủ tịch HĐQT, còn đại diện pháp luật là bà Trương Nguyên Trang Thanh (bà Thanh trước đó từng giữ chức Chủ tịch HĐQT công ty).
Giai đoạn 2016 – 2019, tài sản của Công ty May – Diêm Sài Gòn tăng giảm khá mạnh. Cụ thể, năm 2016, tổng tài sản đạt 7.990 tỷ đồng, năm 2017 tăng mạnh lên 10.103 tỷ đồng song đến năm 2018 lại giảm xuống còn 5.860 tỷ đồng rồi giảm tiếp còn 5.131 tỷ đồng vào năm 2019.
Nợ phải trả là nguồn tài trợ chính cho tài sản của May – Diêm Sài Gòn, lần lượt là: 7.259 tỷ đồng (2016), 9.370 tỷ đồng (2017), 4.348 tỷ đồng (2018) và 3.303 tỷ đồng (2019).
Vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều trong giai đoạn nói trên, lần lượt đạt: 731 tỷ đồng, 733 tỷ đồng, 1.512 tỷ đồng, 1,828 tỷ đồng.
Về kinh doanh, giai đoạn 2016 – 2017, công ty không ghi nhận doanh thu. Đến năm 2018, doanh thu ghi nhận tới 5.256 tỷ đồng, tuy nhiên năm 2019 lại sụt giảm mạnh, chỉ còn 813 tỷ đồng.
Lãi sau thuế giai đoạn 2016 – 2019 lần lượt là: 375 triệu đồng, 900 triệu đồng, 779 tỷ đồng, 98 tỷ đồng.
Mối quan hệ mật thiết với TNG Holding
May – Diêm Sài Gòn (SGM) có mối quan hệ mặt thiết với TNG Holding của tỷ phú Trần Anh Tuấn. Đặc biệt mối quan hệ này thể hiện rõ tại các dự án của May – Diêm Sài Gòn khi hợp tác cùng TNR Holding Việt Nam và Ngân hàng Hàng Hải (MSB) đều là các công ty thành viên của TNG Holding.
Trong dự án The GoldView được xây dựng ngay trên trụ sở công ty có tổng mức đầu tư 3.600 tỷ đồng SGM đã hợp tác với TNR Holdings – tư cách nhà quản lý, điều hành và phát triển Dự án.
Với dự án Dự án Khu đô thị phía Đông, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn thì TNG Holdings Việt Nam là nhà đầu tư lập quy hoạch chi tiết 1/500 đã được phê duyệt tháng 11/2018.
Điểm đáng chú ý khác, để đáp ứng yêu cầu dự án này, May – Diêm Sài Gòn đã chứng minh thu xếp được vốn chủ sở hữu 450 tỷ đồng. Phần vốn còn lại, May – Diêm Sài Gòn đã có cam kết cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) với giá trị 1.371 tỷ đồng.
Maritime Bank do ông Trần Anh Tuấn làm Chủ tịch HĐQT. Ông Tuấn là chồng bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường – từng là Chủ tịch TNG Holdings Việt Nam. Maritime Bank cũng là nhà tài trợ vốn cho Dự án The GoldView và nhiều dự án khác do TNR vận hành, quản lý.
Ngày 17/08/2021, CTCP May – Diêm Sài Gòn (SGM) đã mua 6,3 triệu cổ phiếu MSB, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 36.683.756 cổ phiếu (tỷ lệ 3,12%). Sau giao dịch nhóm liên quan đến SGM sở hữu đến 8,49% cổ phần của MSB.
Thực tế, hiện có 4 đơn vị có liên quan đến SGM đang nắm giữ cổ phiếu MSB là Công ty Cổ phần Sông Hồng, Công ty Cổ phần Đầu tư Tiến An, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Hà Tây và Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam. Trong đó, May – Diêm Sài Gòn là cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn của Công ty Cổ phần Sông Hồng, còn 3 đơn vị còn lại là cổ đông lớn sở hữu trên 5% vốn của SGM.
Như vậy, sau giao dịch, nhóm cổ đông liên quan và CTCP May – Diêm Sài Gòn đã nâng tổng sở hữu tại MSB từ 5,37% lên 8,49% với gần 99,8 triệu cổ phiếu.
Những dự án của May – Diêm Sài Gòn
Dự án Khu cao ốc Hòa Bình, nay đổi tên là The GoldView, được xây dựng trên khu đất trụ sở Công ty rộng hơn 2,3 ha tại 346 Bến Vân Đồn, TP.HCM với tổng mức đầu tư 3.600 tỷ đồng đã được nghiệm thu hoàn thành vào tháng 12/2017.
Dự án Tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để chỉnh trang đô thị tại khu chợ Sắt được xây dựng trên khu đất có diện tích 15.200m2; cao 40 tầng thuộc phường Phan Bội Châu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng có tổng vốn đầu tư dự kiến là 6.060 tỉ đồng.
Update 2022 : Công ty đang khẩn trương thực hiện thủ tục liên quan để đảm bảo tổ chức lễ động thổ dự án tổ hợp Trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để chỉnh trang đô thị tại khu vực Chợ Sắt trong dịp kỷ niệm 67 năm ngày giải phóng TP. Hải Phòng.
Dự án Khu đô thị phía Đông, thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn quy mô 48,1 ha được phê duyệt quy hoạch tháng 11/2018 có tổng vốn đầu tư 1.713 tỷ đồng.
Dự án Khu dân cư Nam Cổ Đam, phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa) quy mô 26,8 ha có tổng vốn thực hiện 524,96 tỷ đồng (đã bao gồm giải phóng mặt bằng).
Dự án Khu dân cư núi Đầu Rồng tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) có quy mô 9,9 ha với tổng mức đầu tư là 394,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp này liên tục trúng nhiều dự án tại phía Bắc như 2 dự án khu nhà ở đô thị với tổng mức đầu tư hơn 2.022 tỉ đồng tại Phú Thọ; trúng sơ tuyển dự án khu dân cư đô thị Bắc Phố Châu 2 (cùng với Công ty Cổ phần Bất động sản Hano-vid), Dự án khu nhà ở, dịch vụ thương mại thị trấn Đức Thọ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư 1.182 tỉ đồng;…
Trước đó, tại Hải Phòng, doanh nghiệp cũng vừa đăng ký thực hiện dự án phát triển khu dân cư tại thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo với tổng mức đầu tư hơn 783 tỉ đồng.
Tổng hợp bởi Duan24h.net