Tiểu sử doanh nhân Vũ Văn Tiền, Chủ tịch HĐQT Geleximco

6975
Chân dung tỷ phú Vũ Văn Tiền
Chân dung tỷ phú Vũ Văn Tiền
Mục lục

    Ông Vũ Văn Tiền là người “thắp lửa” cho Tập đoàn Geleximco, ông là doanh nhân thành công trong lĩnh vực ngân hàng (ABBank) và bất động sản.

    Update 2022 : Tập đoàn Geleximco vừa ký thỏa thuận thuê 50ha đất, hạ tầng tại Khu công nghiệp Tiền Hải, tỉnh Thái Bình của Tổng công ty Viglacera để đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô. Xem thêm »

    Tiểu sử tỷ phú Vũ Văn Tiền

    • Họ và Tên : Vũ Văn Tiền , biệt danh Tiền “còi”
    • Sinh năm : 10/05/1959
    • Quê quán : xã Tây Sơn, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
    • Nơi cư trú : 64 Nguyễn Lương Bằng, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
    • Học vị : Kỹ sư Học viện Kỹ thuật Quân sự (1979-1984), Cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân (1985-1989)
    Doanh nhân Vũ Văn Tiền thành lập Geleximco từ năm 1993
    Doanh nhân Vũ Văn Tiền thành lập Geleximco từ năm 1993

    Ông Vũ Văn Tiền có 3 người con gái, vợ ông là bà Nguyễn Thị Quỳnh Mai, từng tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội, tuy nhiên hiện cũng đang điều hành công việc kinh doanh.

    Bà Mai từng tâm sự, bà vì các con mà bỏ cái nghề mình yêu thích. Khi chồng bắt đầu sự nghiệp kinh doanh, bận tối ngày, không có điều kiện chăm sóc dạy dỗ các con, bà đã phải lo tất cả.

    Các chức vụ đảm nhiệm :


    GỢI Ý LỌC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ

    DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN DUAN24H.NET

    • Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Geleximco (Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội),
    • Nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng An Bình.
    • Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình.
    • Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Xi măng Thăng Long.
    • Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần An Hòa.
    • Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Ngôi sao An Bình,
    • Phó chủ tịch Hội đồng Quản trị Tổng công ty Thủy sản Việt Nam

    Quá trình gây dựng Geleximco

    Năm 1978, khi đang học năm thứ nhất trường Đại học Kinh tế quốc dân, ông được tổng động viên vào quân ngũ rồi được điều chuyển vào Học viện Kỹ thuật Quân sự, phân hiệu II TP.HCM.

    Theo lời ông Tiền kể thì đầu những năm 80, một người bạn đồng ngũ nửa đùa, nửa thật: “Tên mày là Vũ Văn Tiền thì không phát về binh nghiệp được đâu”. Năm 1982, ông xuất ngũ rồi trở về học tại Đại học Kinh tế quốc dân chuyên ngành kế hoạch.

    Trước khi xây dựng cơ nghiệp, ông Tiền có gần chục năm công tác tại Tổng công ty Vật tư Nông nghiệp (từ năm 1986-1992).

    “Tính tôi vốn quyết đoán, không muốn phụ thuộc nên khó có thể trụ lại được trong một môi trường với cơ chế nặng bao cấp”, vị đại gia tuổi Hợi thuật lại.

    Logo nhận diện thương hiệu của Tập đoàn Geleximco
    Logo nhận diện thương hiệu của Tập đoàn Geleximco

    Đầu năm 1993, ông Tiền thành lập Công ty Xuất nhập khẩu Tổng hợp (Geleximco) với nhiệm vụ chính xuất nhập khẩu sang các nước Đông Âu.

    Về động lực khởi nghiệp, có lần ông tâm sự, lúc vợ ông mới có thai cháu đầu, hoàn cảnh rất khó khăn. Một lần qua nhà bạn chơi, thấy đứa con nhỏ của bạn khóc khản cả tiếng vì đói sữa, ông giật mình, lòng thắt lại và ttự nhủ rằng, mình phải cố gắng làm việc để thoát khỏi cái nghèo, để con mình cũng như những đứa trẻ mới sinh có sữa uống, có cơm ăn, được học hành đến nơi, đến chốn… Đó là động cơ thúc đẩy ông làm giàu.

    Tập đoàn Geleximco tiền thân là Công ty TNHH Xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội – Geleximco, với vốn điều lệ ban đầu 2,5 tỉ đồng. Năm 2007, công ty chuyển đổi từ loại hình TNHH sang Công ty cổ phần và tăng số vốn điều lệ lên 1.230 tỉ đồng. Sau nhiều lần điều chỉnh, tính đến cuối tháng 7/2019, vốn điều lệ của tập đoàn này đã tăng lên mức 9.600 tỉ đồng.

    Tòa nhà Gelexim Building
    Tòa nhà Gelexim Building

    Suốt 27 năm qua, từ một công ty trách nhiệm hữu hạn nhỏ bé, Geleximco giờ đã lớn mạnh thành tập đoàn đa ngành, đầu tư vào năm lĩnh vực kinh doanh gồm sản xuất công nghiệp, bất động sản, tài chính – ngân hàng, thương mại – dịch vụ, đào tạo và công nghệ thông tin.

    Hiện nay, Tập đoàn Geleximco có 27 công ty thành viên và công ty liên kế, tạo công ăn việc làm cho 10.000 lao động.

    Quyền lực thực sự của ông Vũ Văn Tiền tại Ngân hàng An Bình

    Tại ABBank, ông Vũ Văn Tiền chỉ là Phó Chủ tịch HĐQT nhưng là người có quyền lực số 1 tại nhà băng này. Ngồi ghế Chủ tịch HĐQT là ông Đào Mạnh Kháng – em rể của ông Tiền, nhân vật số 2 tại ABBank.

    Trong giai đoạn trước, ông Tiền là lãnh đạo ngồi ghế Chủ tịch HĐQT ABBank lâu nhất từ khi nhà băng này thành lập. Vị doanh nhân gốc Thái Bình nắm giữ vị trí này từ năm 2003 và điều hành hoạt động ngân hàng suốt 15 năm.

    Geleximco cũng là cổ đông chiến lược của ABBank
    Geleximco cũng là cổ đông chiến lược của ABBank

    Ông cũng chính là người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng ABBank từ một ngân hàng nông thôn với vốn điều lệ 1 tỷ đồng, 1 điểm giao dịch với 34 nhân viên, hiện phát triển với mạng lưới 135 chi nhánh và phòng giao dịch cùng 4.464 nhân viên.

    Thông qua tập đoàn này đầu tư vào ABBank mà ông Tiền giữ vai trò chủ tịch tại đây suốt nhiều năm. Tập đoàn Geleximco cũng là cổ đông lớn sở hữu 42,5% vốn của CTCP Chứng khoán An Bình (ABS) và ông Vũ Văn Tiền hiện cũng đang giữ chức Chủ tịch HĐQT ABS.

    Ngoài em rể hiện là ông Đào Mạnh Kháng đang giữ ghế Chủ tịch HĐQT ABBank còn có Vũ Thị Hương (em gái), Vũ Văn Hậu (em trai), Nguyễn Thị Quỳnh Mai (vợ), Nguyễn Trường Giang (em vợ) cũng đang công tác tại ABBank và công ty thành viên.

    Bóng dáng của đại gia Tiền “còi” tại những dự án nghìn tỷ

    Ông Tiền còn được xem là “ông trùm” trong lĩnh vực bất động sản với nhiều dự án nghìn tỉ như :

    • Khu đô thị Đồng Trúc – Ngọc Liệp (Quốc Oai, Hà Hội) có diện tích 250 héc ta và tổng đầu tư 130 triệu USD,
    • Khu đô thị Phú Mãn rộng 461 héc ta với tổng mức đầu tư 6.465 tỉ đồng,
    • Khu đô thị Dầu khí Geleximco (Hoài Đức, Hà Nội) có tổng vốn đầu tư 10.322 tỉ đồng.
    • Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng quy mô 480 ha, mức đầu tư dự kiến hơn 25.000 tỷ đồng tại Quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng.
    Phối cảnh khu du lịch quốc tế Đồi Rồng
    Phối cảnh khu du lịch quốc tế Đồi Rồng

    Ngoài ra, Geleximco còn có khu đô thị sinh thái Đảo Vạn Cảnh (Quảng Ninh), dự án An Bình City – Phạm Văn Đồng, Hà Nội, khu đô thị Cái Dăm Geleximco, khu đô thị Geleximco – Lê Trọng Tấn 135 héc ta (huyện Hoài Đức, quận Hà Đông)…

    Không chỉ sở hữu nhiều khu đất vàng tại khu vực miền Bắc, đại gia Vũ Văn Tiền còn đầu tư dự án lớn tại khu vực phía nam như dự án Trung tâm Logistics Cái Mép Hạ (Bà Rịa – Vũng Tàu) với tổng vốn đầu tư 984 triệu USD (hơn 22.600 tỉ đồng).

    Ở mảng công nghiệp có thể kể tên một số dự án như Nhà máy Giấy và Bột giấy An Hòa (vốn đầu tư 200 triệu USD), Nhà máy sản xuất xi măng Thăng Long, Nhà máy Nhiệt điện Thăng Long (vốn đầu tư hơn 800 triệu USD), Liên doanh Honda, Acecook tại Việt Nam…

    Khu đô thị Gelexim Lê Trọng Tấn

    Bên cạnh đó, Geleximco còn tập trung phát triển lĩnh vực đào tạo và công nghệ thông tin thông qua việc đầu tư vào Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (HOSE: CMG) và Viện quản lý Toàn cầu Việt Nam.

    Không dừng lại ở đó, ông Tiền cũng bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao với cả hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi tại Quảng Ninh.

    Geleximco lấn sân sang lĩnh vực sản xuất, lắp ráp ô tô

    Tập đoàn Geleximco vừa ký thỏa thuận thuê 50ha đất, hạ tầng tại Khu công nghiệp Tiền Hải, tỉnh Thái Bình của Tổng công ty Viglacera để đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô.

    Nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô Geleximco tại Thái Bình có tổng vốn đầu tư 800 triệu USD, được chia thành 2 giai đoạn đầu tư.

    Giai đoạn 1 dự án có vốn đầu tư khoảng 300 triệu USD, dự kiến được xây dựng từ quý 1 năm 2023, đưa vào hoạt động vào quý 3 năm 2024, sản lượng lắp ráp khoảng 50.000 ô tô/năm, sử dụng khoảng 1.200 lao động.

    Trong giai đoạn 2, Geleximco sẽ mở rộng đầu tư nhà máy lắp ráp ô tô với quy mô vốn đầu tư tăng thêm khoảng 500 triệu USD. Việc mở rộng đầu tư giai đoạn này của nhà máy dự kiến đưa vào hoạt động từ năm 2030, sản lượng lắp ráp khoảng 100.000 ô tô/năm, tạo việc làm cho 2.500 – 3.000 lao động.

    Như vậy, sau khi đầu tư, gặt hái thành công trong các lĩnh vực bất động sản, nhà ở, nhiệt điện than, ngân hàng, đại gia Vũ Văn Tiền, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Geleximco, đã quyết định nhảy vào cuộc đua mới – sản xuất, lắp ráp ô tô với mục tiêu thu về hàng trăm ngàn tỉ mỗi năm.

    Theo tổng hợp Duan24h.net

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây