Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045

241
Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045
Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 bao gồm toàm bộ địa giới hành chính với 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã (12 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm; 17 huyện: Sóc Sơn, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Ba Vì; 01 Thị xã: Sơn Tây).

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 700/QĐ-TTg ngày 16/06/2023 về việc phê duyệt Nhiệm vụ Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội. Quyết định này nhằm đảm bảo phát triển bền vững và hài hoà của Thủ đô Hà Nội, đặc biệt tập trung vào việc điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô với sông Hồng, cảnh quan trung tâm, và phát triển đô thị hai bên sông.

Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô với sông Hồng

Việc điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô với sông Hồng sẽ tập trung vào các mục tiêu sau đây:

  1. Tăng tỷ lệ đất phát triển đô thị: Nghiên cứu sẽ được tiến hành để tăng tỷ lệ đất được sử dụng cho phát triển đô thị, đồng thời tạo mô hình thành phố trực thuộc Thủ đô tại khu vực phía Bắc (vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn) và phía Tây (vùng Hòa Lạc, Xuân Mai). Điều này nhằm đảm bảo sự hài hoà và phát triển đồng đều của các khu vực thành phố.
  2. Xây dựng đô thị thông minh: Mục tiêu này sẽ được thực hiện trên cơ sở phát triển khu vực hai bên trục đường Nhật Tân – Nội Bài (Võ Nguyên Giáp). Quy hoạch sẽ tạo điều kiện cho việc phát triển các đô thị thông minh, nhằm cải thiện chất lượng sống và tận dụng tiềm năng của khu vực này.
  3. Quy hoạch phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng: Nghiên cứu sẽ tập trung vào quy hoạch và phát triển không gian ngầm đô thị, không gian xanh và không gian công cộng. Điều này nhằm tăng cường chất lượng môi trường sống, cung cấp không gian giải trí và giao lưu xã hội cho cư dân thành phố.

Chiến lược quy hoạch thành phố Hà Nội

(1) Văn hóa – Không gian: Phát triển không gian văn hóa Thủ đô trên cơ sở gắn kết với lịch sử hình thành vùng châu thổ sông Hồng. Không gian văn hóa được định hướng gồm các không gian văn hóa chủ đạo:

– 02 Không gian văn hóa linh thiêng: Hành lang văn hóa Tâm Linh Bà Vì – Hương Tích: nằm phía Tây Thủ đô Hà Nội, kéo dài từ Núi Ba Vì đến Chùa Hương, với các công trình di tích lịch sử văn hóa tâm linh: Tháp Báo Thiên, Đền thờ Bác Hồ, Đền Thượng, quần thể danh thắng chùa Hương, động Hương Tích…; Khu vực núi Sóc: Nằm ở phía Đông Bắc Thủ đô Hà Nội, tọa lạc quần thể di tích gồm đền Trình, đền Mẫu (nơi thờ mẹ Thánh Gióng), chùa Đại Bi, đền Thượng. Định hướng: Bảo tồn cảnh quan tự nhiên, bảo tồn các công trình di tích lịch sử, văn hóa. Phát triển du lịch văn hóa tâm linh. Kết nối khu vực Ba Vì – Hương tích với tuyến du lịch văn hóa tâm linh Bái Đính – Ba Sao.

– 02 hành lang văn hóa: Hành lang văn hóa Sông Hồng: Bảo tồn không gian, cảnh quan văn hóa và các công trình di tích lịch sử hai bên sông. Tổ chức các không gian mở, không gian sáng tạo, công viên văn hóa dọc sông Hồng. Đặc biệt, kiến tạo các công trình biểu tượng tại các vị trí quan trọng dọc sông Hồng. Hành lang văn hóa Sông Đáy: Bảo tồn cảnh quan không gian văn hóa, di tích lịch sử hai bên sông. Kết nối Làng cổ, làng nghề truyền thống. Phát triển trung tâm du lịch văn hóa hạ lưu sống Đáy – Khu vực cảnh quan hồ Quan Sơn, hồ Tuy Lai gắn các ngôi chùa cổ chùa Cao, chùa Hàm Yên, chùa Linh Sơn.

– 02 Trục văn hóa: Trục Hồ Tây – Cổ Loa (Đông Anh); Trục văn hóa Hồ Tây – Ba Vì: Kết nối văn hóa Thăng Long với văn hóa xứ Đoài, tổ chức các trung tâm, công trình văn hóa dọc trục.

– 03 trung tâm văn hóa sáng tạo: Khu vực Công nghệ cao Hòa Lạc: Hình thành các công viên công nghệ, phát triển phần mền trò chơi giải trí, các sàn giao dịch công nghệ…; Khu vực nội đô Hà Nội: Phát triển du lịch văn hóa lịch sử, xây dựng các trung tâm văn hóa nghệ thuật, các công trình kiến trúc mới mang tính biểu tượng đặc biệt là không gian ven sông Hồng; Khu vực Bắc sông Hồng (thành phố phía Bắc dự kiến): Hình hành các không gian giao lưu văn hóa quốc tế; Xây dựng phim trường nhằm phát triển không gian cho các hoạt động sản xuất điện ảnh.

(2) Sáng tạo – Kinh tế: Thủ đô Hà Nội có vai trò dẫn dắt phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, các tỉnh trong vùng đồng bằng sông Hồng cũng như các tỉnh trong vùng Trung du và miền núi phía Bắc và hội nhập quốc tế. Khai thác nguồn lực vị thế; nguồn nhân lực tri thức chất lượng cao; Cơ sở hạ tầng hiện có; Điều kiện tự nhiên lớn và đa dạng. Phát huy tiềm năng thế mạnh về nguồn lực để phát triển kinh tế tổng hợp, dịch vụ chất lượng cao dựa trên tri thức, khoa học công nghệ, chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang dịch vụ chất lượng cao, kinh tế sáng tạo, kinh tế sinh thái, kinh tế tuần hoàn để phát triển nhanh, đóng vai trò đầu tàu dẫn dắt kinh tế vùng và khu vực.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 01:49 PM, 27/04/2024)


a) Trọng tâm phát triển kinh tế gồm:

– Trung tâm sáng tạo: Tái thiết khu vực nội đô lịch sử, tạo ra các khu vực sáng tạo như nghệ thuật, dịch vụ, giải trí dựa trên giá trị lịch sử và văn hoá; Các trung tâm dịch vụ đô thị chất lượng cao hỗ trợ cả vùng về văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, y tế chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao gắn với khu vực nội đô mở rộng tại các đô thị cửa ngõ hai bên vành đai 4. Trung tâm dịch vụ kết nối toàn cầu về logistics, tài chính, công nghệ tại phía Bắc sông Hồng. Trung tâm dịch vụ đô thị phía Nam gắn với Thường Tín; Trung tâm dịch vụ đô thị phía Tây gắn với Hoài Đức; Trung tâm dịch vụ đô thị phía Tây Nam gắn với Hà Đông.

– 04 trung tâm dịch vụ cửa ngõ: Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối Thủ đô Hà Nội cũng như các tỉnh phía Bắc ra quốc tế; Trung tâm dịch vụ cửa ngõ phía Đông gắn Gia Lâm, Long Biên; Trung tâm dịch vụ phía Nam gắn với Phú Xuyên; Trung tâm dịch vụ phía Tây gắn với Hoà Lạc. Trung tâm đổi mới làng nghề gắn với các làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời tại Hà Nội.

– 03 Hành lang kinh tế: Hành lang kinh tế kết nối Hà Nội với các tỉnh và quốc tế (Trung Quốc) thông qua hành lang kinh tế Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh: Kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Trục kết nối chủ đạo của vùng động lực phía Bắc và kết nối vùng Trung du và miền núi phía Bắc với các trung tâm kinh tế, cảng biển lớn của cả nước; thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư giữa các địa phương của Việt Nam và khu vực phía Tây Nam Trung Quốc; Hành lang kinh tế kết nối Hà Nội với các tỉnh và Quốc tế (Trung Quốc) thông qua hành lang kinh tế Lạng Sơn – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh: Kết nối Thủ đô Hà Nội với tỉnh Nam Ninh (Trung Quốc); Hành lang kinh tế Bắc – Nam trên cơ sở trục giao thông Bắc – Nam (đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, Quốc lộ 1A; đường sắt Bắc – Nam và đường sắt tốc độ cao…). Là hành lang kinh tế có vị trí đặc biệt quan trọng, kết nối các vùng động lực, các đô thị lớn, trung tâm kinh tế, đóng góp lớn cho phát triển kinh tế – xã hội của cả nước, tạo tác động lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của dải ven biển và khu vực phía Tây đất nước.

– 04 Vành đai kinh tế: Trục sông Hồng là trung tâm phát triển kinh tế dịch vụ với các công trình chức năng quan trọng, điểm nhấn, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội. Vành đai công nghiệp phía Bắc gắn với QL18, phía Nam gắn với QL1A. Liên kết, hợp tác giữa Thủ đô và các tỉnh trong phát triển sản xuất, cung ứng, tiêu thụ, tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch gắn với tham gia chuỗi giá trị sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản toàn cầu. Vành đai sinh thái nông nghiệp, phát triển vùng sinh thái nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, giữa gìn vùng đệm nông nghiệp vùng ngoại ô. Vành đai du lịch phía Tây liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương trong Thủ đô như Sóc Sơn – Sơn Tây – Ba Vì – Mỹ Đức và Thủ đô với các tỉnh lân cận Hà Nội – Hoà Bình – Ninh Bình, trong công tác quản lý các điểm đến du lịch, liên kết mở rộng thị trường để khai thác, quảng bá, maketing du lịch trong và ngoài nước.

b) Không gian phát triển kinh tế theo ngành, lĩnh vực bao gồm:

– Sáng tạo: Hình thành, phát triển và nâng cao hiệu quả các trung tâm đổi mới sáng tạo, trong đó Thủ đô Hà Nội đi đầu trong công tác nghiên cứu, chuyển giao các kết quả nghiên cứu đối với các tỉnh trong vùng và cả nước. Thủ đô Hà Nội đóng vai trò dẫn dắt, chia sẻ trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế số, xã hội số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và các mô hình kinh tế mới.

– Dịch vụ: Chuyển đổi phát huy cơ sở hạ tầng hiện có tại khu vực nội đô (mở rộng đến vành đai 3), mở rộng không gian dịch vụ vành đai 4 (Thường Tín, Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phương), phát triển các dịch vụ kết nối quốc tế về logistics, tài chính, công nghệ về phía Bắc sông Hồng (Đông Anh, Mê Linh); Hình thành các trung tâm dịch vụ cửa ngõ trong tương lai để đón các đầu mối phát triển về phía Đông (Gia Lâm – Long Biên); phía Nam (Phú Xuyên); phía Tây (Hòa Lạc; Sơn Tây); phía Bắc (Xung quanh Nội Bài); Phát triển hệ thống các dịch vụ đô thị chất lượng cao hỗ trợ cả vùng về văn hóa, đào tạo nguồn nhân lực, y tế chăm sóc sức khỏe, thể dục thể thao; Trục sông Hồng sẽ là trung tâm phát triển kinh tế dịch vụ với các công trình chức năng quan trọng, điểm nhấn, biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

– Du lịch: Phát triển Hà Nội trở thành trung tâm đầu mối du lịch, thương hiệu lớn của mạng lưới du lịch toàn cầu, điểm đến hấp dẫn với đa dạng dịch vụ du lịch trên cơ sở phát huy các giá trị văn hóa, tự nhiên và hình thành các dịch vụ văn hóa sáng tạo mới để phát triển du lịch. Phát triển các không gian du lịch gắn với hành lang các tuyến sông Hồng, sông Đáy, sông Tích, mở rộng các không gian du lịch nghỉ dưỡng gắn Sơn Tây, Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức, phát triển mạng lưới dịch vụ du lịch cộng đồng gắn với nông thôn, làng nghề, nông nghiệp, văn hóa trong vùng hành lang xanh.

– Công nghiệp: Phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung quốc gia, khu công nghệ cao, trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm trí tuệ nhân tạo. Phát triển công nghiệp khoa học công nghệ tại khu vực Hòa Lạc và phía Bắc sông Hồng. Công nghiệp hỗ trợ gắn với hành lang quốc lộ 1 và quốc lộ 18. Phát huy mạng lưới cụm công nghiệp làng nghề gắn với vùng nông thôn. Hình thành mạng lưới các không gian sản xuất đặc thù gắn với các khu vực đô thị xung quanh vành đai 4 như công nghiệp văn hóa, công nghiệp sinh học, công nghiệp số…

– Nông nghiệp: Chuyển đổi nền nông nghiệp sang nông nghiệp sinh thái kết hợp dịch vụ du lịch, cung cấp các sản phẩm chất lượng cao cho đô thị. Chuyển đổi các không gian nông nghiệp của Hà Nội trở thành nơi nghiên cứu, ứng dụng, thí nghiệm, trình diễn và chuyển giao công nghệ cho các lĩnh vực khoa học nông nghiệp, công nghệ sinh học của các chuyên gia, tri thức Hà Nội.

(3) Xanh – Sinh thái: Cụ thể hóa chiến lược hành lang xanh theo nguyên tắc bảo tồn không gian cảnh quan sinh thái tự nhiên của khu vực.

Bảo tồn các di sản, làng nghề, làng truyền thống, các di tích văn hóa lịch sử, cảnh quan tự nhiên. Thu hút phát triển các lĩnh vực sản xuất công nghệ cao, sinh thái, đảm bảo điều kiện môi trường.

Áp dụng các mô hình kinh tế tuần hoàn, phát triển xanh, hạ tầng xanh. Phát triển các đô thị tập trung tại đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái để thu hút các nhu cầu phát triển đô thị hóa, tăng dân cư tại khu vực. Phát triển mạng lưới đô thị, nông thôn thấp tầng, mật độ thấp trong vùng hành lang xanh.

Kiểm soát phát triển mở rộng, hoàn thiện (không gian, hạ tầng, dịch vụ) các điểm dân cư nông thôn. Phát triển mạng lưới giao thông kết nối Bắc-Nam, Đông-Tây, kết nối vào đô thị trung tâm và các địa phương lân cận để mở rộng không gian phát triển.

Tiếp tục duy trì vành đai xanh, hành lang xanh, nêm xanh lồng ghép với khu vực đô thị nhằm mục đích cân bằng sinh quyển, cân bằng vi khí hậu và cân bằng chất lượng không khí, tăng cường khả năng tự làm sạch của đô thị. Nội dung chính cần duy trì và phát triển:

– Bảo đảm sự liên tục, tạo vành đai phát triển đa dạng sinh học, tiến tới xây dựng Thành phố hài hòa, bình đẳng với môi trường thiên nhiên và hệ sinh thái đa dạng ngay cả trong đô thị vào năm 2045.

– Tối ưu hóa vành đai xanh nông nghiệp theo hướng organic, bảo vệ môi trường, hiện đại hóa sản xuất.

– Bảo vệ tuyệt đối diện tích rừng hiện có, khuyến khích phát triển thêm rừng nhân tạo, xây dựng cơ chế phát triển kinh tế xanh, kinh doanh tín chỉ Cacbon, kết hợp với du lịch để tạo giá trị kinh tế hợp lý.

(4) Thông minh – TOD: Phát triển Đô thị thông minh, sáng tạo là một mô hình phát triển phổ biến trên thế giới, phù hợp với định hướng phát triển của nhiều Thủ đô theo ngành dịch vụ, kinh tế trí thức.

Để phát triển thành công được mô hình đô thị thị sáng tạo, cần có hai yếu tố quyết định: hệ sinh thái đa dạng, gồm nhiều nhân tố khác nhau; và hệ thống quản lý linh hoạt, sẵn sàng đón nhận các thử nghiệm và các đổi mới của nền kinh tế.

Sử dụng đất đa chức năng cho phép nhiều thành phần khác nhau cùng hoạt động và phát triển, tăng tính tương tác, đồng thời sự đa năng cho phép sử dụng đất thay đổi theo nhu cầu của nền kinh tế.

Sử dụng đất linh hoạt cũng là mô hình được áp dụng ở các nước như Singapore, khi quỹ đất đất ít mà hạ tầng cần thay đổi nhanh chóng theo các nhu cầu của nền kinh tế. Do vậy, Singapore áp dụng các sử dụng đất như Sử dụng đất dự trữ (White), và sử dụng đất công nghiệp dự trữ (Business White) để không cố định sự phát triển của tương lai.

Trong quy quy hoạch dài hạn gần đây nhất được công bố tại Singapore, sử dụng đất ngắn kỳ (30 năm) cũng như việc đa dạng hóa sử dụng đất, biến các sử dụng đất đơn năng trở nên đa năng, cũng là các sáng kiến mới để tăng tính linh hoạt. Đây cũng là mô hình đơn vị tư vấn đã đề xuất cho quy hoạch khu công nghiệp 5.0 tại Singapore, với sử dụng đất B0 cho phép các chức năng sản xuất, công nghiệp sạch được đặt cùng với chức năng ở, thương mại, và thúc đẩy sự thay đổi linh hoạt theo nhu cầu của thị trường.

Quy hoạch thông minh: Hiệu quả, linh hoạt; đồng bộ. Thủ đô Hà Nội đối diện với nhiều vấn đề về kinh tế và xã hội phát sinh trong ngắn hạn như đại dịch COVID19 vừa qua hay tác động tiêu cực từ những bất ổn trên thế giới hiện nay, cũng như trong dài hạn của các vấn đề nội tại và nhức nhối cần giải quyết từ lâu như quá tải dịch vụ công, tắc nghẽn giao thông, ngập lụt, ô nhiễm môi trường,… mà ngoài việc thực hiện quy hoạch hạ tầng thuần túy, thì cần đồng thời thực hiện đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý, vận hành Thủ đô.

Thành phố thông minh là một mô hình sử dụng công nghệ có thể hỗ trợ giải quyết các điểm nghẽn đó một cách hiệu quả và triệt để. Ứng dụng công nghệ thông minh trong quy hoạch và quản lý phát triển đô thị: Ứng dụng ngày càng rộng rãi của các công nghệ hiện đại như AI (Trí tuệ nhân tạo), Big Data (Dữ liệu lớn), IoT (Vạn vật kết nối), Cloud (Điện toán đám mây), Blockchain (Chuỗi khối)… càng thúc đẩy việc nghiên cứu và phát triển, triển khai và tích hợp các công nghệ này vào hệ thống Thủ đô thông minh, giúp giải quyết các vấn đề nhức nhối mà Thủ đô đang gặp phải và nâng cao hiệu quả phát triển toàn diện của Thủ đô.

Phát triển hạ tầng đô thị thông minh: Phát triển thành phố thông minh là một hệ thống các ứng dụng và nền tảng xử lý thông minh dựa trên các công nghệ hiện đại và hạ tầng kỹ thuật thông tin và truyền thông, sử dụng vào việc quản lý, vận hành các lĩnh vực kinh tế – xã hội của Thủ đô và hoạt động sống các cộng đồng dân cư, tích hợp và tối ưu tất cả các chức năng, tính năng công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, tối ưu nguồn lực và tài nguyên, cung cấp dịch vụ thông minh, cải thiện chất lượng sống, làm cho Thủ đô trở thành một nơi đáng sống hơn, phát triển bền vững hơn và là hình mẫu hướng đến của cuộc sống con người trong tương lai.

Thiết kế đô thị trong Quy hoạch chung TP Hà Nội đến năm 2045
Thiết kế đô thị trong Quy hoạch chung TP Hà Nội đến năm 2045

Xây dựng các khu đô thị thông minh: Trong quá trình thực hiện việc phát triển các khu dân cư thông minh cho Ban phát triển nhà ở của Singapore, một trong những chiến lược chủ chốt chính là việc phát triển một thị trấn biết lắng nghe qua việc sử dụng công nghệ “A Town that Listens”, nơi cư dân, ban lãnh đạo, ban quản lý, và các bên liên quan có thể tương tác và hợp tác, điều chỉnh cách thức vận hành, từ đó nâng cao mức độ hài lòng của cư dân và giảm chi phí hoạt động.

Cụ thể, một nền tảng công nghệ sẽ được xây dựng, cho phép dễ dàng theo dõi, đánh giá các hoạt động hàng ngày của khu đô thị, đồng thời phân tích các yếu tố phức tạp để đưa ra chiến lược phát triển trong tương lai. Với dữ liệu được thu thập từ các nguồn mới, nền tảng này sẽ cung cấp cho khu dân cư một hệ sinh thái kỹ thuật số mới để mô phỏng nhanh chóng các dịch vụ và ứng dụng mới có thể tạo các giá trị mới.

Khi dữ liệu phong phú hơn được thu thập và bổ sung, người dân sẽ có thể truy cập vào các cổng thông tin này để có thêm thông tin về môi trường sống của họ. Với hệ thống này, khu dân cư thông minh sẽ đạt được bốn kết quả chính, bao gồm việc tăng chất lượng sống, cải thiện khả năng vận hành khu dân cư, đáp ứng được các nhu cầu và vấn đề thực tiễn, và cuối cùng kiến tạo các lối sống lành mạnh cho người dân.

Phát triển đô thị theo mô hình TOD: Phát triển đô thị theo mô hình TOD là dựa trên định hướng phát triển của hệ thống giao thông công cộng, nhằm giải quyết những vấn đề liên quan tới sự tắc nghẽn giao thông và bảo vệ môi trường. Quy hoạch phát triển theo định hướng TOD là lấy định hướng phát triển hệ thống giao thông công cộng làm nền tảng cho việc quy hoạch và quá trình phát triển đô thị.

Đô thị phát triển dựa theo sách lược TOD là đô thị có chức năng sử dụng hỗn hợp, được thiết kế để tận dụng một cách tối đa các phương tiện giao thông công cộng, nhằm thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô, đồng thời vẫn cân bằng được lợi ích của cộng đồng. Ưu tiên Phát triển mạng lưới giao thông công cộng, đường sắt đô thị gắn với hình thành hệ thống chuỗi đô thị phía Tây Nam và chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng theo mô hình TOD.

Xem xét lại mạng lưới giao thông đường sắt đô thị khu vực nội đô để đảm bảo phát triển đồng bộ, hiệu quả đầu tư và khả thi thực hiện. Phát triển tập trung cao tầng, đảm bảo mật độ dân số để khai thác vận hành hiệu quả các tuyến giao thông công cộng.

Phát triển hỗn hợp, tích hợp: Giao thông công cộng + Phát triển tập trung + Chức năng hỗn hợp + Phát triển đồng bộ theo dự án. Thực hiện theo chương trình, dự án đồng bộ, lộ trình bài bản, nguồn lực khả thi. Ưu tiên phát triển các chức năng mới của Thủ đô, tạo điều kiện việc làm, điều kiện nhà ở và chất lượng sống cao, thu hút chuyên gia, trí thức.

– Áp dụng TOD với khu vực Nội đô: Xác định các khu vực chuyển đổi, tái thiết đô thị theo mô hình TOD; Sử dụng các đầu mối giao thông, không gian chiều cao, không gian ngầm; Tạo cơ chế, điều kiện, môi trường huy động nguồn lực cho phát triển TOD;

– Áp dụng TOD với khu vực phát triển mở rộng: Phát triển các khu đô thị tập trung, hỗn hợp, thông minh theo mô hình TOD; Phát triển tập trung, cao tầng tại trung tâm, thấp tầng tại không gian xanh; Phát triển các tầng bậc TOD: toàn thành phố, đô thị, đơn vị ở;

– Áp dụng TOD với khu vực đô thị vệ tinh, thị trấn sinh thái: Phát triển giao thông công cộng, kết nối nhanh để thúc đẩy các đô thị vệ tinh; Phát triển mô hình TOD theo chức năng (dịch vụ, du lịch, nhà ở); theo không gian gắn với các đầu mối giao thông; Vận dụng mô hình TOD theo điều kiện cụ thể.

(5) Trục Sông Hồng là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội: Trục sông Hồng là không gian đặc biệt đa chức năng, không gian biểu tượng, giá trị, nhiều ý nghĩa của Thủ đô Hà Nội. Các chức năng chính gồm: Trục không gian xanh trung tâm của Thủ đô; Trục không gian trung tâm kết nối văn hóa, giao tiếp xã hội, nghệ thuật sáng tạo; Trục không gian trọng tâm về kinh tế, thương mại dịch vụ; Trục không gian biểu tượng của thành phố Hà Nội.

Trục không gian xanh trung tâm của Thủ đô: Các không gian xanh và môi trường sinh thái là giá trị cốt lõi có ý nghĩa quan trọng bền vững mà một đô thị hướng đến. Phát triển không gian xanh với tầm nhìn lâu dài có thể giúp đảm bảo các giá trị thiên nhiên và sinh thái không chỉ được bảo vệ ngay lúc này mà còn cho tương lai.

Điều này có thể góp phần vào sự phát triển bền vững của Thành phố và cuộc sống của người dân trong thời gian dài. Tạo trục sinh thái để duy trì tính liên tục của hệ sinh thái tự nhiên khu vực sông Hồng. Trên cơ sở đó, đề xuất xây dựng công viên ven sông, một dạng không gian mở, vừa bảo tồn được hệ sinh thái sông Hồng, vừa tạo không gian nghỉ ngơi cho cư dân Hà Nội; Trước mắt ưu tiên phát triển các giải pháp về không gian xanh sinh thái, cung cấp các tiện ích, dịch vụ cộng đồng cho người dân đô thị. Kết nối không gian sinh thái sông Hồng với hệ thống các tuyến sông, mặt nước đô thị.

Khu vực bãi sông hình thành 3 mô hình không gian xanh phù hợp với hiện trạng và nhu cầu sử dụng đất tương ứng với từng khu vực:

– Khu vực trung tâm từ cầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì: Được phát triển theo hướng đa chức năng gồm các công trình văn hóa, thương mại dịch vụ và các không gian cảnh quan thúc đẩy tiện nghi giải trí của đô thị ở khu vực bãi giữa, trục không gian lịch sử liên kết khu vực Hồ Tây – Cổ Loa. Tối đa hóa khả năng kết nối từ quảng trường, công viên, các dãy phố và công trình đô thị trong khu vực trung tâm với công viên, quảng trường công cộng ven sông, tạo điều kiện để người dân thực sự có thể tiếp cận không gian mặt nước và công viên ven sông có gắn với các dãy phố dịch vụ đa dạng (có người ở), khiến cho các khu vực ven sông này có thể thực sự trở thành trung tâm, thành điểm đến giao lưu quan trọng, góp phần to lớn vào sức hấp dẫn của Thành phố.

– Khu vực từ cầu Thăng Long về phía Tây: Được quy hoạch trở thành một không gian sinh thái, bảo tồn đặc tính tự nhiên của phần đất bãi và đất nông nghiệp của các huyện xung quanh. Khu vực này được xác định sẽ trở thành công viên chuyên đề với mô hình trang trại sinh thái và nông nghiệp đô thị phục vụ du lịch, thương mại và vận chuyển hàng hóa.

– Từ cầu Thanh Trì xuôi xuống phía Nam: Là không gian sinh thái trọng tâm với các khu vực nông nghiệp trồng rau màu, cây cảnh, các khu vực nuôi thủy sản cùng các làng nông nghiệp truyền thống và các công trình di tích lịch sử. Định hướng bảo tồn, khôi phục các giá trị tự nhiên và văn hóa phục vụ du lịch, phát triển các khu vực đa chức năng gắn với các hoạt động thương mại, dịch vụ, vận chuyển, làng nghề Bát Tràng.

Trục không gian trung tâm kết nối văn hóa, giao tiếp xã hội, nghệ thuật sáng tạo: Sông Hồng là nơi diễn ra nhiều lễ hội lớn như: Lễ hội đèn Quảng Chiếu; lễ hội âm nhạc mùa Thu; lễ hội đền Bạch Mã và nghi lễ rước nước từ sông Hồng như: Lễ hội đền Và, đình Chèm, đình Tứ Liên, đình Đức Thắng. Cùng các giá trị văn hóa phi vật thể, bên bờ sông Hồng còn xuất hiện nhiều làng nghề truyền thống từ hàng trăm năm nay như: Làng giấy Yên Thái, làng đào Nhật Tân (Tây Hồ), làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm).

– Hình thành hệ thống quảng trường mở xen kẽ trong chuỗi các công viên, các khu đô thị mới ven sông để tạo các không gian hội tụ những lễ hội lớn dành cho cư dân Thủ đô.

– Phát triển của các không gian sáng tạo ở khu vực sông Hồng sẽ có những đóng góp quan trọng đối với Thủ đô, làm nên diện mạo mới về văn hóa Hà Nội, để nơi đây thực sự xứng đáng với vị trí trung tâm văn hóa lớn nhất của cả nước, biểu tượng cho những giá trị cao đẹp của con người và đất nước Việt Nam.

– Hình thành cộng đồng sáng tạo; kết nối đa lĩnh vực công nghiệp văn hoá khác nhau như: kiến trúc, mỹ thuật, nghệ thuật biểu diễn, thiết kế,..; hình thành các nền tảng sáng tạo nhằm phát huy các nguồn lực văn hóa, bao gồm văn hóa truyền thống của Hà Nội.

Cầu Long Biên sẽ được cải tạo thành một bảo tàng ký ức thế kỷ 20, là một điểm nhấn trong cấu trúc không gian đô thị và là một công trình mang tính biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.

– Các không gian giao lưu cộng đồng, nghệ thuật sáng tạo mới của Hà Nội sẽ được kết nối với các không gian giao lưu cộng đồng, sinh hoạt văn hóa nghệ thuật hiện hữu: phố đi bộ Hồ Gươm, phố đi bộ hồ Thiền Quang, phố đi bộ Trịnh Công Sơn, phố sách 19/12, Hoàng Thành Thăng Long…

– Hình thành thêm các không gian văn hóa, sinh hoạt cộng đồng cho các khu vực ngoại thành Hà Nội tương tự mô hình phố đi bộ thành cổ Sơn Tây để tạo thêm sức sống, thêm các không gian hoạt động giao lưu sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật cho người dân tại đây cũng như thu hút khách du lịch đến với các khu vực này.

Trục không gian trọng tâm về thương mại dịch vụ, du lịch, kinh doanh, công nghệ của Thủ đô: CBD của Hà Nội nằm ở các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng và Đống Đa, trong tương lai sẽ tập trung về khu vực Tây Hồ Tây và một phần tại thành phố mới phía Bắc và khu vực đô thị mới phía Đông sông Hồng. Sông Hồng được định hướng là một yếu tố quan trọng hỗ trợ cho kinh tế đô thị bằng cách cung cấp giao thông thủy và các khu vực kết nối 2 bên bờ sông. Tạo thêm và đẩy mạnh các liên kết từ sông Hồng đến các không gian kinh tế trong Thành phố. Hình thành các tổ hợp thương mại dịch vụ hiện đại với kiến trúc độc đáo, ấn tượng ở hai bên sông, tạo hấp lực thu hút cộng đồng và góp phần tạo dựng hình ảnh thành phố 2 bên sông. Ưu tiên các khu vực có khả năng thu hút tập trung đông người: các khu vực cửa ngõ đón luồng khách từ sân bay hoặc các cảng du lịch, khu vực công viên ven sông trung tâm hoặc từ chân cầu Long Biên khi được cải tạo thành trục đi bộ và bảo tàng…

Trục không gian biểu tượng của thành phố Hà Nội: Kiến tạo các không gian cộng đồng gắn kết với các không gian hành chính Thành phố và kết nối với các không gian ven sông, ngoài trục không gian lớn Hồ Tây – Cổ Loa, cần tạo thêm các trục không gian liên kết, kể cả liên kết ảo. Đó là những lối vào khu vực hạt nhân lịch sử (Thành cổ, phố cổ, phố cũ), công viên Hồ Tây, Trung tâm dịch vụ tài chính mới (CBD) Tây Hồ Tây, Phương Trạch cùng các trung tâm giải trí, tổ chức sự kiện quốc tế ở phía Bắc,… Đề xuất tăng kết nối 2 bên sông Hồng bằng nhiều dự án cầu. Cần nghiên cứu đề xuất các phương án cầu có những thiết kế riêng biệt mang dấu ấn riêng. Sự khác biệt về kiến trúc cảnh quan ở mỗi lối vào các không gian đô thị vừa tạo nên vẻ đẹp đa dạng vừa nhấn mạnh đặc trưng hình thái của các không gian đô thị Hà Nội. Hình thành một số công trình biểu tượng có hình thức kiến trúc độc đáo tạo bộ mặt hấp dẫn cho đô thị khi quan sát từ mặt tiền sông Hồng cũng như từ các trục đường chính. Các công trình mang tính biểu tượng khi đặt trong không gian của sông Hồng cần xem xét kỹ các không gian kiến trúc, cảnh quan khu vực lân cận, đặc biệt không gian gần khu vực Hồ Tây để có phương án kiến trúc phù hợp, nghiên cứu kỹ yếu tố thổ nhưỡng, khí hậu để có phương án hiệu quả, tránh gây lãng phí nguồn lực đầu tư.

Trung tâm kết nối hạ tầng: Xây dựng hạ tầng giao thông tiếp cận gồm giao thông dọc sông, cầu qua sông, tuyến đường thủy dọc sông… gắn với các giải pháp bảo đảm hành lang thoát lũ và thích ứng với điều kiện thủy văn của sông. Phát triển những tổ hợp kiến trúc điểm nhấn dọc sông Hồng, đồng thời với kiểm soát chặt sự chuyển đổi các khu vực hiện hữu.

(6) Chiến lược phát triển không gian: Kế thừa, bổ sung, điều chỉnh các định hướng chiến lược phát triển không gian đô thị của QHC2011, cụ thể như sau:

– Hoàn chỉnh cấu trúc đô thị phù hợp với thực tiễn: Tiếp tục kế thừa, mô hình cấu trúc đô thị gồm đô thị Trung tâm và đô thị vệ tinh, các thị trấn sinh thái, thị trấn, các đô thị được phân cách bằng hành lang xanh nhằm hạn chế sự phát triển lan rộng và thiếu kiểm soát. Nghiên cứu phát triển đô thị dọc theo các trục, tuyến. Nghiên cứu bổ sung mô hình thành phố trong thành phố, thị xã trong thành phố, gắn việc hình thành đô thị với quản lý hành chính đô thị. Nghiên cứu mở rộng không gian phát triển đô thị ra ngoài vành đai 4, tỷ lệ phát triển đô thị khoảng dự kiến 40% tổng diện tích toàn Thành phố. Đẩy mạnh phát triển các đô thị mới là yếu tố quan trọng nhằm đáp ứng sự tăng trưởng dân số trong tương lai tại Hà Nội. Đây là nội lực phát triển của Thành phố Hà Nội.

– Tăng cường phát triển hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật: Phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, trong đó chú trọng phát triển giao thông công cộng. Nghiên cứu các chính sách, kế hoạch, lộ trình, nguồn lực phát triển hệ thống giao thông công cộng. Xây dựng mạng lưới đường bộ đồng bộ, hoàn chỉnh kết nối giữa thành phố, các trung tâm đô thị hiện hữu và các khu vực khác. Tiếp tục phát triển các đường vành đai ngoài nhằm điều hướng từ xa, giảm lưu lượng giao thông liên tỉnh đi qua khu vực đô thị trung tâm. Ngoài ra, cần phải nâng cấp các trục quốc lộ và các trục đường chính hiện có nhằm hỗ trợ các trung tâm đô thị và tạo lập sự kết nối hoàn chỉnh Đô thị Trung tâm. Nghiên cứu giảm tắc nghẽn giao thông trong khu vực Trung tâm Hà Nội bằng cách nâng cấp hệ thống đường bộ, mở rộng giao thông công cộng và phát triển hợp lý các khu vực bãi đỗ xe.

– Phát triển hệ thống đô thị hiện đại, đa dạng và hiệu quả: Nghiên cứu đẩy mạnh phát triển hệ thống các đô thị mới hiện đại, đa dạng, có tính cạnh tranh để thu hút đầu tư, hình thành các cực tăng trưởng mới: Thành phố phía Bắc, chuỗi đô thị hai bên tuyến đường Vành đai 4, Thành phố phía Tây,… Tiếp tục nghiên cứu xây dựng hệ thống đô thị vệ tinh với các chức năng độc lập có tác dụng hỗ trợ và liên kết với đô thị trung tâm. Nghiên cứu, sắp xếp lại các hệ thống chức năng trong các đô thị vệ tinh đảm bảo phù hợp với điều kiện đặc thù và thu hút đầu tư.

– Tăng cường bản sắc, hình ảnh riêng: Đặc trưng và bản sắc của Hà Nội chính là nguồn tài nguyên tiềm năng với cảnh quan tự nhiên đẹp, hấp dẫn. Do đó, đây được coi là những tài sản cần phải được bảo tồn và phát triển, cụ thể: Hệ thống các không gian đô thị được hình thành theo các giai đoạn lịch sử; Hệ thống các sông, hồ, mặt nước đa dạng; Hệ thống các di tích, di sản với nhiều văn hóa đặc trưng hội tụ tại Thủ đô; Văn hóa, lối sống đặc trưng của người Hà Nội.

– Cải tạo nâng cấp khu vực đô thị hiện hữu: Khu vực nội đô đang ngày một chịu áp lực lớn do tăng dân số cơ học. Nhiều công trình đang xuống cấp và dịch vụ đô thị nghèo nàn. Xu hướng trong những năm tới, khi thu nhập của người dân Hà Nội tăng lên, họ sẽ mong muốn có chất lượng cuộc sống tốt hơn, tiện nghi hơn. Do vậy Quy hoạch chung Thủ đô cần phải tạo ra cách thức giải quyết phù hợp với những nhu cầu đó. Khu vực nội đô là nơi chứa đựng mật độ dầy đặc các di tích của Thăng Long, Hà Nội. Vì vậy, việc kiểm soát gia tăng dân số và xây dựng trong khu vực nội đô có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững Hà Nội. Vấn đề đặt ra là bằng mọi cách để cân bằng giữa bảo tồn văn hóa, công bằng xã hội và phát triển kinh tế. Nghiên cứu tái phát triển đô thị, đặc biệt là các khu chung cư cũ đã xuống cấp như Kim Liên, Trung Tự, Khương Thượng, Ngọc Khánh, Giảng Võ, Thành Công,…

– Ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ thiên tai: Hà Nội nằm trong khu vực hay bị tác động bởi thiên tai như lũ lụt, ngập úng, sụt lún đất, xói lở bờ sông, động đất v.v… Lịch sử cũng cho thấy rằng Thành phố đã thực sự phải gánh chịu một số hiểm hoạ. Các khu vực dân cư đông đúc nơi ít đường hoặc đường hẹp và không có không gian trống là những nơi chịu nhiều rủi ro về hoả hoạn vốn có thể nhanh chóng phá huỷ cả khu vực. Trong bối cảnh đó khả năng phản ứng trong trường hợp khẩn cấp và hoạt động cứu hộ cũng bị cản trở nhiều. Do đó cần tiến hành nâng cấp những khu vực đô thị hiện có, đồng thời cần tránh tình trạng đó trong các dự án phát triển mới để có thể bảo vệ tính mạng và tài sản cho người dân. Giải quyết các vấn đề ngập lụt: cần quan tâm đặc biệt tới việc tiêu thoát nước trong đô thị hiện hữu cũng như khu vực phát triển mới. Nghiên cứu phát triển, khai thác tiềm năng khu vực ngoài đê sông Hồng.

– Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản: Bảo tồn các đặc trưng và bản sắc của Thủ đô Hà Nội thông qua việc bảo vệ và phát triển các di sản kiến trúc và lịch sử, bao gồm các khu Thành cổ từ Cổ Loa, Hoàng Thành Thăng Long, Thành cổ Sơn Tây, khu Phố Cổ, Khu Phố Pháp, các toà nhà có vị trí quan trọng, bao gồm các công trình tôn giáo, hành chính và các khu nhà công cộng. Bảo tồn các đặc trưng nông thôn, giữ vững quy mô nhỏ và bản sắc của các làng trong phạm vi khu vực nghiên cứu. Có nhiều làng trong số đó đã được công nhận là làng nghề và làng nghề thủ công với nhiều ngành nghề và sản phẩm mang tính đặc trưng riêng biệt. Các nghề thủ công bao gồm nghề mộc; may mặc, tơ lụa; thêu, dệt; sơn mài; các sản phẩm da và gốm sứ. Khuyến khích phát triển các nhóm hoặc cụm nghề thủ công, tập trung vào các sản phẩm thế mạnh nhằm tăng hiệu quả và giảm chi phí như các sản phẩm về tre nứa ở Quốc Oai và Chương Mỹ, mộc ở Thạch Thất và Đan Phượng, v.v… Bảo tồn các công trình tôn giáo quan trọng là các đền, chùa và đình như Chùa Thầy, Chùa Tây Phương và Chùa Trăm Gian, v.v…

– Tạo dựng và tăng cường nguồn lực phát triển đô thị: Tăng cường thể chế quản lý đô thị và xây dựng năng lực quản lý đô thị hiệu quả. Phát triển đô thị phải tạo nguồn lực để phát triển kinh tế-xã hội; Xây dựng chương trình, kế hoạch, danh mục các dự án ưu tiên đầu tư. Đầu tư có trọng điểm, tránh hiện tượng dàn trải; Đa dạng nguồn đầu tư; Xây dựng các cơ chế, hành lang pháp lý để thu hút và khai thác hiệu quả các nguồn lực đầu tư; Lấy tăng trưởng kinh tế để thúc đẩy phát triển đô thị và ngược lại.

Tài liệu, bản đồ quy hoạch TP Hà Nội

Luu ý: Tài liệu phục vụ lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức và đại diện cộng đồng dân cư

Thuyết minh điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

Bản vẽ Điều chỉnh quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065

Tổng hợp bởi Duan24h.net

4.9/5 - (9 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Bài trướcMã giảm giá, Black Friday 2023 trên Shopee, Lazada, Sendo, Tiki
Bài tiếp theoNguyễn Cao Trí là ai ? Sự nghiệp của ông tại Capella Holdings

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây