Lễ hội chùa Hương (TP Hà Nội) tháng 1 – 3/2024 Âm lịch

251
Thông tin lễ hội Chùa Hương (TP Hà Nội)
Thông tin lễ hội Chùa Hương (TP Hà Nội)

Lễ hội chùa Hương diễn ra từ mùng 6/1/2024 Âm lịch đến tháng 3/2024 Âm lịch, được tổ chức tại Khu thắng cảnh Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội.

Đây là một lễ hội lớn về số lượng các phật tử tham gia hành hương được xem hành trình về một miền đất Phật – nơi Quan Thế Âm Bồ Tát ứng hiện tu hành.

Giá vé dịch vụ năm 2023 :

Dịch vụ xe điện lần đầu tiên được đưa vào phục vụ tại 3 tuyến: Bến xe Hội Xá – Bến đò Yến Vỹ; Bến xe Đục Khê – Bến trượt Đồng Cừ; Bến xe đường số 1 – Bến đò chùa Tuyết Sơn. Vé dịch vụ xe điện có giá 10.000 đồng/người/lượt, đồng giá cho cả 3 tuyến.

Giá vé tham quan thắng cảnh và xuồng, đò là 130.000 đồng/người và vé gửi ô tô theo giờ dao động từ 10.000 đồng đến 12.000 đồng/giờ tùy loại xe.

Ban Tổ chức cũng niêm yết giá dịch vụ xuồng, đò. Theo đó, tuyến đò đi Hương Tích có giá 50.000 đồng/người/2 lượt. Tuyến đò đi Long Vân – Tuyết Sơn có giá 30.000 đồng/người/2 lượt.

Dẫn đường đến Chùa Hương →

Chùa Hương cách trung tâm thủ đô Hà Nội 62 km về phía Tây Nam,thuộc địa bàn,  xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội. Nơi này đựợc biết đến với địa danh nổi tiếng về di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

Video tham khảo Tuệ Lâm TV

Nguồn gốc lễ hội chùa Hương (TP Hà Nội)

Chùa Hương đã được Bộ Văn hoá (nay là Bộ văn hoá, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là di tích Quốc gia ngày 8 tháng 4 năm 1962 tại Quyết định số 313 VH/VP.

Nói đến nguồn gốc chùa Hương là nói đến mối quan hệ gắn kết giữa chùa Hương với tín ngưỡng dân gian thờ bà Chúa Ba.

Trong truyền thuyết, vào thế kỷ đầu tiên ở vùng đất này có công chúa Diệu Thiện – tục gọi là chúa Ba ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm tu hành 9 năm đắc đạo trở thành Phật đi cứu độ chúng sinh.

Ngày đó cũng được xem là ngày Phật Đản (được xác định là ngày 19 tháng 2 âm lịch), đây cũng là thời điểm mùa xuân vừa đến, trăm hoa đua nở.

Đến tháng 3 năm 1770 (năm Canh Dần), Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm đã có chuyến tuần du cùng quân dưới trướng đến Trấn Sơn Nam.

Chúa đã vào động Hương Tích để thắp hương, vãn cảnh và Chúa Tĩnh Đô Vương Trịnh Sâm có đề lên trên vách đá trước cửa động Hương Tích năm chữ “Nam Thiên Đệ Nhất Động”.

Động Hương Tích đông nghẹt người dịp lễ hội
Động Hương Tích đông nghẹt người dịp lễ hội

Đây là nơi linh địa, lại được Chúa ca ngợi nên trở thành đắc địa hơn, trở thành chỗ dựa tinh thần của nhiều người dân để mong cầu an bình và mọi điều được suôn sẻ, tốt lành.

Ngoài ra, Chúa Trịnh Sâm cũng là một trong những người góp phần đưa vị thế động Hương Tích trở thành một di tích lớn, đặt nền móng cho sự phát triển lễ hội chùa Hương về sau.

Từ đó hàng năm du khách đến tham quan lễ hội ngày một đông hơn. Nhưng cho đến năm 1896 niên hiệu Thành thái năm thứ 8, lễ hội chùa Hương mới chính thức mở hội lớn sau ngày lễ hội khai sơn của làng Yến Vỹ (mùng 6 tháng Giêng).

Các điểm, tuyến thăm quan danh thắng

Chùa Hương là một danh thắng nổi tiếng, không chỉ bởi cảnh đẹp mà nó còn là một nét đẹp văn hóa tín ngưỡng đạo phật của người dân Việt Nam.

Không giống bất kỳ nơi nào,Chùa Hương là một tập hợp nhiều đền chùa hang động gắn liền với núi rừng,và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn,với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo.

Tạo hóa đã khéo bày đặt cho nơi đây núi non sông nước hiền hòa và rồi con người đã thổi hồn vào những điều kỳ diệu đó nó trở lên lung linh, sinh động và nhiều màu sắc.

Trước ngày mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn. Mở đầu đội múa Lân sẽ múa một màn chào mừng du khách và các Phật tử từ khắp nơi.

Lễ thực hiện rất đơn giản, có nghiêng về “thiền”. Nhưng ở chùa ngoài lại thờ các vị sơn thần thượng đẳng với đủ màu sắc của đạo giáo. Đền Cửa Võng là “chân long linh từ” thờ bà chúa Thượng Ngàn, là người cai quản cả vùng rừng núi xung quanh với cái tên là “tì nữ tuý Hồng” của sơn thần tối cao. Chùa Bắc Đài, chùa Tuyết Sơn, chùa Cả và đình Quân thờ ngũ hổ và tín ngưỡng cá thần.

Chùa Trong có lễ dâng hương, gồm hương,hoa, đèn, nến, hoa quả và thức ăn chay. Lúc cúng có hai tăng ni mặc áo cà sa mang đồ lễ chay đàn rồi mới tiến dùng đồ lễ lên bàn thờ. Trong lúc gảy đàn, hai vị tăng ni múa rất dẻo và đẹp mắt.

Từ ngày mở hội cho đến hết hội, chỉ thỉnh thoảng mới có sư ở các chùa trên đến gõ mõ tụng kinh chừng nửa giờ tại các chùa, miếu, đền. Còn hương khói thì không bao giờ đứt.

Các tuyến tham quan di chuyển bằng thuyền trên suối Yến
Các tuyến tham quan di chuyển bằng thuyền trên suối Yến

Trải rộng trên 4 tuyến, tuyến Hương Tích, tuyến Tuyết Sơn và tuyến Long Vân, Thanh Sơn. Hội chùa đông nhất từ 15 đến 20 tháng 2 (chính hội).

Các tuyến trong khu thắng cảnh Hương Sơn:

  • Tuyến Hương Tích: Đền Trình – Chùa Thiên Trù – Động Tiên Sơn – Chùa Giải Oan – Đền Trần Song – Động Hương Tích – Chùa Hinh Bồng.
  • Tuyến Thanh Sơn: Chùa Thanh Sơn – Động Hương Đài
  • Tuyến Long Vân: Chùa Long Vân – Động Long Vân – Hang Sũng Sàm
  • Tuyến Tuyết Sơn: Chùa Bảo Đài – Động Chùa Cá – Động Tuyết Sơn

Những lưu ý khi đi hội chùa Hương năm 2024

  • Nên lựa chọn những trang phục lịch sự, kín đáo, giày dép phù hợp để di chuyển thoải mái và phù hợp với chốn linh thiêng
  • Chuẩn bị đầy đủ các đồ lễ hay sớ cần thiết để tránh trường hợp bị ép giá, …
  • Bạn nên chuẩn bị thêm một chút đồ ăn thức uống trước khi đi như: nước suối, bánh mì, trái cây, xôi,…
  • Bảo quản đồ dùng cá nhân khi tham quan nơi đông người
  • Tránh xả rác bừa bãi, trên bờ lẫn dưới suối Yến hay các khu thăm quan, Ban quản lý đã có rất nhiều biển báo cấm xả rác,đặt các thùng rác…

Tổng hợp bởi Duan24h.net

5/5 - (3 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Bài trước5 dự án nhà ở xã hội lớn tại TP Hà Nội đến năm 2025
Bài tiếp theoCa sĩ Khánh Phương rót vốn vào một công ty bất động sản

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây