Quy hoạch vùng liên huyện tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050: TP Mỹ Tho, TX Cai Lậy, TX Gò Công, Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, Tân Phước.
Vùng liên huyện TP. Mỹ Tho – Châu Thành – Chợ Gạo (Tiền Giang)
Quy mô: diện tích tự nhiên là 545,73 km2; dân số năm 2020 đạt 682.993 người;
Tính chất: Là vùng kinh tế – đô thị trung tâm tỉnh Tiền Giang, là khu vực có thế mạnh phát triển về du lịch sinh thái miệt vườn, cây ăn trái, du lịch lịch sử, thương mại dịch vụ, đô thị du lịch sinh thái ven sông Tiền.
Đây là vùng không gian quan trọng tạo nên mối quan hệ tương hỗ giữa các vùng trong tỉnh và liên tỉnh. Tạo liên kết giữa vùng liên huyện phía Đông và phía Tây đồng thời kết nối với trung tâm vùng TP. HCM và các tỉnh vùng ĐBSCL.
Đây cũng là vùng tập trung những công trình hạ tầng xã hội cấp tỉnh, bố trí tập trung tại TP. Mỹ Tho gồm hệ thống các trung tâm hành chính, chính trị, văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học kỹ thuật, thương mại dịch vụ, tài chính ngân hàng…
Đây cũng là những công trình hạ tầng cấp vùng của các huyện, thành phố trong vùng.
Lợi thế cạnh tranh: Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm tỉnh, Có các trục hành lang kinh tế đô thị đi qua như đường bộ cao tốc, đường sắt, QL1, QL50, QL60…
Giao thông đường thuỷ có sông Tiền, sông Bảo Định và các hệ thống kênh lớn. Là trung tâm phát triển kinh tế – xã hội của toàn tỉnh với các khu/cụm công nghiệp, cơ sở dịch vụ, hạ tầng đô thị được đầu tư đồng bộ.
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển đô thị gắn với các đầu mối giao thông cấp tỉnh như QL1, đường bộ và đường sắt cao tốc. Khai thác cảnh quan ven sông tạo lập đô thị mang bản sắc đặc trưng vùng sông nước, nâng cao đời sống người dân và hấp dẫn khách du lịch.
Phát triển các khu cụm công nghiệp gắn với các tuyến giao thông quan trọng, hướng tới đưa các cơ sở công nghiệp ô nhiễm ra khỏi đô thị, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao.
Phát triển nông nghiệp với các loại cây trồng phù hợp theo hướng công nghệ cao, đáp ứng các tiêu chuẩn ngày càng cao của thị trường.
Phát triển khu vực đô thị sinh thái miệt vườn, kết hợp giữa nông nghiệp, du lịch và dân cư, khai thác tối ưu hệ thống hạ tầng để đạt hiệu quả về kinh tế. Tổ chức không gian đô thị ven sông Tiền, chú trọng phát triển du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh.
Hệ thống đô thị trong vùng:
- Thành phố Mỹ Tho (đô thị loại I): đô thị trung tâm vùng liên huyện và vùng tỉnh;
- Huyện Chợ Gạo: giai đoạn 2021 – 2025 hình thành 01 đô thị mới loại V là đô thị Bến Tranh; đến năm 2030, thị trấn Chợ Gạo (huyện lỵ) định hướng trở thành đô thị loại IV;
- Huyện Châu Thành gồm: Giai đoạn 2021 – 2025 hình thành 02 đô thị mới loại V là đô thị Vĩnh Kim và Long Định; Đến năm 2030, thị trấn Tân Hiệp (huyện lỵ) định hướng trở thành đô thị loại IV; Giai đoạn sau năm 2030, định hướng huyện Châu Thành trở thành thị xã (đô thị loại IV).
Vùng liên huyện Cái Bè – TX. Cai Lậy – Cai Lậy – Tân Phước (Tiền Giang)
Quy mô: diện tích tự nhiên là 1.182,36 km2; dân số năm 2020 là 680.172 người;
Tính chất: Là vùng kinh tế – đô thị phía Tây toàn tỉnh Tiền Giang, có thế mạnh phát triển công nghiệp; nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại dịch vụ chợ đầu mối nông sản; du lịch sinh thái cảnh quan vườn cây ăn trái của vùng Đồng Tháp Mười; là khu vực bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười; là khu vực phát triển đô thị du lịch sinh thái ven sông Tiền.
Đây là vùng nông sản quan trọng của tỉnh, cung cấp phần lớn sản lượng trái cây. Cảnh quan miệt vườn hấp dẫn cùng với các tuyến giao thông liên kết với các vùng trong tỉnh (QL1, QL50, đường ven sông, sông Tiền…), kết nối liên tỉnh với vùng TP. HCM và vùng ĐBSCL (đường bộ cao tốc, đường sắt cao tốc, QL1…) tạo cơ hội cho việc phát triển các loại hình du lịch gắn với sinh thái, là điểm đầu trên chuỗi du lịch gắn với sông Tiền, trải nghiệm từ vùng du lịch miệt vườn ở phía Tây đến du lịch dịch vụ, văn hóa lịch sử ở vùng trung tâm và du lịch biển, cù lao ở phía Đông.
Lợi thế cạnh tranh: Có vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở phía Tây tỉnh, có các trục hành lang kinh tế đô thị đi qua như đường bộ cao tốc, đường sắt, QL1…, đường thuỷ có sông Tiền và các hệ thống kênh lớn. Tài nguyên đất, nước cũng là một lợi thế để phát triển nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp chiếm 80% diện tích đất toàn vùng.
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao với sản phẩm chủ lực là lúa và cây ăn quả; chăn nuôi tập trung; Phát triển công nghiệp quy mô lớn tại khu vực Tân Phước gắn với hệ thống hạ tầng khung quốc gia.
Phát triển một số khu cụm công nghiệp trong vùng gắn với các khu vực sản xuất nông nghiệp để chế biến nông sản; Phát triển các đô thị cung cấp các dịch vụ cho các khu chức năng cũng như những hạ tầng thiết yếu cho khu vực nông thôn lân cận; đô thị du lịch sinh thái, khai thác tiềm năng về cảnh quan và hệ sinh thái ven sông Tiền.
Khai thác các giá trị cảnh quan của vùng miệt vườn, đặc biệt là vùng bảo tồn sinh thái Đồng Tháp Mười, các công trình di tích lịch sử, tôn giáo tín ngưỡng để phát triển đa dạng các loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, tâm linh,…
Hệ thống đô thị trong vùng:
– Đô thị trung tâm vùng liên huyện: thị xã Cai Lậy (đô thị loại III), định hướng đến năm 2030 sẽ trở thành Thành phố (ĐT loại III) trực thuộc tỉnh, giai đoạn sau năm 2030 định hướng là Thành phố loại II trực thuộc tỉnh.
– Đô thị thuộc các huyện:
- Huyện Cai Lậy: thị trấn Bình Phú (đô thị loại V- thị trấn huyện lỵ của huyện Cai Lậy) tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại V; giai đoạn đến năm 2025, hình thành đô thị Long Trung (loại V) và đô thị Mỹ Thành Nam (loại V);
- Huyện Cái Bè gồm: Giai đoạn đến năm 2025, hình thành 02 đô thị mới loại V là Hoà Khánh, Thiên Hộ; mở rộng nâng cấp thị trấn Cái Bè lên đô thị loại IV. Giai đoạn đến năm 2030, nâng cấp, mở rộng đô thị An Hữu định hướng là đô thị loại IV;
- Huyện Tân Phước: Giai đoạn đến năm 2025, có 02 đô thị loại V là thị trấn Mỹ Phước và đô thị mới Phú Mỹ; Giai đoạn sau năm 2030, định hướng thành lập đô thị Tân Lập 1 (loại V).
Vùng liên huyện Gò Công Tây – TX. Gò Công – Gò Công Đông – Tân Phú Đông
Quy mô: diện tích tự nhiên là 828,3 km2 ; dân số năm 2020 là 409.620 người.
Tính chất: Đây là vùng phát triển kinh tế biển tổng hợp (dịch vụ – du lịch – công nghiệp); Là vùng có vai trò quan trọng về bảo vệ an ninh quốc phòng trên biển của quốc gia.
Đây là cửa ngõ quan trọng của các vùng trung tâm và vùng phía Tây hướng ra biển, liên kết chặt chẽ bằng hệ thống giao thông đường bộ (QL50, đường ven sông…) và đường thủy (sông Tiền). Đồng thời là khu vực kết nối với các tỉnh trong vùng ĐBSCL và vùng TP. HCM ở phía Đông bằng đường biển, đường thủy (sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Soài Rạp…), đường bộ (QL50, đường ven biển…).
Lợi thế cạnh tranh:
Có vị trí cách TP. HCM khoảng 50km, gần đường hàng hải quốc tế. Có đường biển với các cảng biển Vàm Láng, cảng Soài Rạp; các cửa sông Cửa Tiểu, Cửa Đại hướng ra biển Đông giao lưu quốc tế; trong tương lai có trục đường ven biển Tiền Giang nằm trong hệ thống đường ven biển Việt Nam.
Có 32 km bờ biển, hệ thống sông rạch thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản, chủ yếu nuôi nghêu ven biển, tôm cá các loại và đánh bắt thủy sản xa bờ. Diện tích đất lớn thuận lợi phát triển đô thị, công nghiệp.
Tài nguyên du lịch phong phú có cảnh quan bãi biển, hệ thống rừng ngập mặn ven biển và các cửa sông; cảnh quan ven sông; tập trung nhiều tài nguyên, di tích lịch sử, lăng mộ, nhân vật lịch sử, văn hóa nghệ thuật; Làng nghề nuôi chim yến, nghề mắm Gò Công…
Hướng phát triển trọng tâm: Phát triển vùng công nghiệp tập trung – công nghiệp cảng ven sông Soài Rạp, sông Vàm Cỏ và sông Tiền. Phát triển công nghiệp vừa và nhỏ gắn với đô thị Vĩnh Bình, Đồng Sơn,…
Phát triển trung tâm thương mại, phố mua sắm, phố đêm tại khu vực TX. Gò Công, chợ đầu mối thủy sản tại cảng Vàm Láng. Trong giai đoạn trước mắt, nghề cá cơ bản giữ như hiện nay, không phát triển nuôi trồng thủy sản.
Tầm nhìn dài hạn, có thể phát triển nghề cá quy mô lớn, dựa trên việc phát triển rộng nuôi trồng thuỷ sản trên biển và trên đất liền ở Gò Công Đông, Tân Phú Đông kết hợp với du lịch và ổn định, bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên dựa trên việc khôi phục rừng ngập mặn, bảo vệ bãi bồi tự nhiên.
Phát triển du lịch biển (vùng sinh thái ngập mặn) Gò Công Đông, Tân Phú Đông, tham quan cảnh quan sông Tiền tại Cửa Đại, Cửa Tiểu, sông Vàm Cỏ; du lịch văn hóa lịch sử. Đầu tư phát triển vùng đô thị du lịch sinh thái cao cấp ở khu vực ven sông Tiền.
Cây trái, rau màu, chăn nuôi mang tính chất đặc sản và tạo cảnh quan phục vụ bất động sản du lịch và nhu cầu vùng TP. HCM. Không xác định những vùng chuyên canh lớn cho xuất khẩu.
Hệ thống đô thị:
Thị xã Gò Công là đô thị trung tâm vùng, giai đoạn đến năm 2030, định hướng trở thành Thành phố Gò Công trực thuộc tỉnh, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chí đô thị loại III; Định hướng giai đoạn sau năm 2030 là thành phố đạt các tiêu chí đô thị loại II.
Huyện Gò Công Đông: đến năm 2025 hình thành đô thị mới Tân Tây (loại V); Giai đoạn đến năm 2030, hình thành đô thị mới Tân Điền là đô thị loại V; thị trấn Vàm Láng đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV, thị trấn Tân Hòa tiếp tục hoàn thiện tiêu chuẩn đô thị loại V.
Huyện Gò Công Tây có 03 đô thị: thị trấn Vĩnh Bình (huyện lỵ) là đô thị loại V; 02 đô thị mới Long Bình và Đồng Sơn là các đô thị loại V hình thành trong giai đoạn đến năm 2025;
Huyện Tân Phú Đông có 01 đô thị là Tân Phú Đông đạt tiêu chí đô thị loại V trong giai đoạn đến năm 2025;
Tổng hợp bởi Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)