Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Bát Xát (Lào Cai) giai đoạn năm 2021 – 2030 cập nhật 01/2025 bao gồm các công trình dân dụng, cơ quan, công nghiệp, hạ tầng giao thông.
Hành chính và vị trí địa lý
Vị trí địa lý của huyện:
- Phía đông và phía bắc giáp huyện Hà Khẩu thuộc châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
- Phía tây giáp huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu và huyện Kim Bình thuộc châu Hồng Hà, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc
- Phía nam giáp thị xã Sa Pa, đông nam giáp thành phố Lào Cai.
Huyện Bát Xát có diện tích 1.035,51 km² với 21 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bát Xát (huyện lỵ) và 20 xã: A Lù, A Mú Sung, Bản Qua, Bản Vược, Bản Xèo, Cốc Mỳ, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Mường Vi, Nậm Chạc, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan, Quang Kim, Sàng Ma Sáo, Tòng Sành, Trịnh Tường, Trung Lèng Hồ, Y Tý.
Nội Dung Đề Xuất
Mục tiêu định hướng huyện Bát Xát đến năm 2030
Mục tiêu đến năm 2030: Hình thành, phát triển hai hành lang kinh tế huyện Bát Xát: hành lang phía Đông và hành lang phía Tây. Đưa Bát Xát thoát khỏi huyện nghèo và trở thành huyện phát triển khá.
Tầm nhìn đến năm 2050: Xây dựng Bát Xát trở thành huyện phát triển toàn diện, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của tỉnh.
Đầu tư hạ tầng giao thông và đô thị
- Tập trung hoàn thiện quy hoạch và đầu tư đồng bộ hạ tầng, đặc biệt là giao thông kết nối.
- Xây dựng và mở rộng các tuyến đường kết nối nội địa và liên huyện.
- Nâng cấp và mở rộng hệ thống đường giao thông liên huyện để kết nối Bát Xát với các địa phương trong tỉnh và với các huyện lân cận.
Phát triển đô thị và nông thôn mới
- Đầu tư phát triển đô thị đồng bộ và xây dựng nông thôn mới bền vững.
- Mở rộng thị trấn Bát Xát và xây dựng các khu vực ven đô thị để hỗ trợ phát triển nông thôn.
- Xây dựng các đô thị loại IV và V, tạo dựng không gian văn hóa công cộng và các khu vực du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao.
Phát triển kinh tế cửa khẩu
- Tập trung phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai và hình thành khu hợp tác kinh tế qua biên giới.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại, logistics và cảng cạn để phục vụ hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu.
- Tăng cường hoạt động giao thương kinh tế qua các cửa khẩu và khu vực chợ biên giới.
Phát triển du lịch
- Xây dựng Bát Xát trở thành điểm kết nối du lịch quan trọng và hấp dẫn của tỉnh Lào Cai.
- Phát triển các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và trải nghiệm.
- Bảo tồn và khai thác hiệu quả các di sản văn hóa và tự nhiên địa phương.
Phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo
- Đầu tư phát triển các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, đặc biệt là Khu công nghiệp Cốc Mỳ – Trịnh Tường.
- Phát triển công nghiệp khai khoáng gắn với chế biến sâu và công nghiệp gia công, chế tạo công nghệ cao.
- Đầu tư và vận hành hiệu quả các công trình thủy điện và đảm bảo bảo vệ môi trường.
Các cơ chế, chính sách và nguồn lực phát triển
- Tăng cường phân cấp, đổi mới trong các lĩnh vực quy hoạch, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, công thương, quản lý tài nguyên và môi trường.
- Xây dựng cơ chế, chính sách và kế hoạch thực hiện cụ thể, ưu tiên nguồn lực cho phát triển hạ tầng, đô thị, công nghiệp, du lịch và dịch vụ của huyện.
- Thu hút nguồn vốn đầu tư ngoài ngân sách vào các lĩnh vực trọng tâm của huyện và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Bản đồ ĐCQHSDĐ Bát Xát 2030 (37,4 MB)
(Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Bát Xát (Lào Cai) năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)