Văn khấn và đồ lễ cúng Rằm Tháng Giêng năm 2024

357
Văn khấn và đồ lễ Rằm Tháng GIêng
Văn khấn và đồ lễ Rằm Tháng GIêng

Văn khấn và đồ lễ cúng rằm Tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu) nhằm ngày  15/1/2024  Âm lịch, đây là ngày lễ quan trọng trong năm đối với Người Việt.

Theo truyền thống dân gian gọi là lễ Thượng Nguyên được bắt đầu từ đêm 14 và ngày 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm, người Việt nói chung rất coi trọng ngày lễ này.

Văn khấn Rằm tháng Giêng năm 2024

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ chư vị tôn thần.

Con kính lạy ngài bản cảnh Thành hoàng, ngài bản xứ Thổ địa, ngài bản gia Táo quân cùng chư vị tôn thần.

Con kính lạy Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng Tổ tỉ, thúc bá đệ huynh, cô di, tỉ muội họ nội họ ngoại.

Tín chủ (chúng) con là: …

Ngụ tại: …

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm…, gặp tiết Nguyên tiêu, tín chủ con lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án.

Chúng con kính mời ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ… nghe lời khẩn cầu, kính mời của con cháu, giáng về chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ con lại kính mời ông bà tiền chủ, hậu chủ tại gia về hưởng lễ vật, chứng giám lòng thành phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành. Bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy).

Khấn xong, vái 3 vái.

Tham khảo theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” – NXB Văn hoá Thông tin.

Đồ lễ cho cúng Rằm tháng Giêng năm 2024

Mâm đồ cúng Rằm Tháng Giêng
Mâm đồ cúng Rằm Tháng Giêng

– Hoa: Các loài hoa có hương thơm (không kiêng về tên hoa và số lượng).

– Hương: Các loại hương đốt có hương thơm.

– Trà: Nước trà tỏa hương của sáu vị là đắng, cay, chua, chát, mặn, ngọt là sáu vị nuôi sống tất cả chúng sinh.

– Quả (trái cây): Số lượng tùy ý không kiêng kị 2 quả hay 4 quả,… Nên cúng trái cây đã chín vì có hương từ vị để vong linh thọ hưởng, trái cây xanh chưa có hương thơm của vị (tránh tình trạng biến ban thờ thành chỗ cất đồ).

– Thực: Bánh chưng, xôi hoặc một bát cơm hoặc mâm cơm chay, bánh kẹo, sữa tươi, các loại nước trắng, nước ngọt (không bia, rượu).

Lưu ý: Các đàn cúng lễ không sát sinh, không đốt tiền vàng, mã, giấy sớ.

Tết Nguyên Tiêu, Rằm Tháng Giêng là gì ?

Theo cuốn sách “Phong tục thờ cúng của người Việt” (Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin), Tết Nguyên tiêu còn gọi là Tết Thượng Nguyên, bởi theo sau còn có Tết Trung Nguyên (rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (rằm tháng Mười).

Đây là ngày lễ hội truyền thống quan trọng của Việt Nam và Trung Quốc được diễn ra hàng năm từ giữa đêm 14 (đêm trước trăng rằm) trọn ngày 15 (ngày rằm) cho đến nửa đêm 15 (đêm trăng rằm) của tháng giêng Âm lịch.

Ở Việt Nam, ngày rằm Tháng Giêng là dịp dân chúng lên chùa cúng sao giải hạn, ước nguyện điều lành, tuy kinh điển nhà Phật không nói đến. Các chùa thường tụng kinh Dược Sư và khuyên các Phật tử cùng tụng niệm và hồi hướng công đức để thế giới được an lành.

Lễ hội đêm trăng rằm hiện được nhiều nơi  Việt Nam khôi phục truyền thống văn hóa cổ, tổ chức đêm Nguyên tiêu của Ngày thơ Việt Nam, hiện nay đã thành nếp thường xuyên ở nhiều địa phương.

Tết Nguyên Tiêu thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, quận 5
Tết Nguyên Tiêu thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, quận 5

Đặc biệt ở những nơi có đông cộng đồng người Hoa sinh sống như Chợ Lớn, Hội An, lễ hội trăng rằm có nhiều sinh hoạt đặc biệt. Tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày và đêm rằm Tháng Giêng thường được cộng đồng người Việt gốc Hoa tổ chức ở khu Chợ Lớn, quận 5 và dân gian có câu thành ngữ “Giao thừa ra quận Nhất, Nguyên tiêu về quận 5”.

Có tích cho rằng, tết Nguyên tiêu là ngày Vía Phật, tất cả những may mắn của năm mới đều ở ngày này. Lại có tích thứ hai, thời xưa có một vị vua cứ đến ngày rằm tháng Giêng cho mời các trạng nguyên vào hầu triều để nói chuyện đầu năm rồi cùng tham dự yến tiệc.

Cũng có quan niệm cho rằng ngày Tết Nguyên tiêu là ngày rằm đầu tiên của dòng họ, tổ tiên trong năm mới, chúng ta cần phải lễ tổ tiên trong gia đình.

Tổng hợp bởi Duan24h.net

5/5 - (5 bình chọn)

Bài trướcGiá (phí) dịch vụ chung cư năm 2024 tại các tỉnh, thành phố
Bài tiếp theoBản đồ quy hoạch, kế hoạch huyện Cư Jút (Đắk Nông)

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây