Bản đồ quy hoạch, kế hoạch TP Bến Cát (Bình Dương)

Quy hoạch thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

12521
Tải về bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Bến Cát (Bình Dương)
Tải về bản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Bến Cát (Bình Dương)
Mục lục

    Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố Bến Cát (Bình Dương) giai đoạn 2021 – 2030 cập nhật  01/2025  đã bổ sung quy hoạch các dự án mới.

    Hành chính và vị trí địa lý

    Thành phố Bến Cát nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, trung tâm thị xã cách thành phố Thủ Dầu Một 20 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 50 km theo Quốc lộ 13.

    Vị trí địa lý của thị xã :


    • Phía đông giáp thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên
    • Phía tây và tây nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh
    • Phía tây bắc giáp huyện Dầu Tiếng
    • Phía nam giáp thành phố Thủ Dầu Một
    • Phía bắc giáp huyện Bàu Bàng.

    TP Bến Cát có diện tích 23.442,24 ha và 8 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 7 phường: Chánh Phú Hòa, Hòa Lợi, Mỹ Phước, Tân Định, Thới Hòa, An Điền, An Tây và 3 xã: Phú An.

    Quy hoạch giao thông Thành phố Bến Cát

    Bến Cát là địa phương có vị trí trọng yếu nhiều thuận lợi của tỉnh Bình Dương khi có sông Thị Tính và Sông Sài Gòn đi qua, quy hoạch cảng An Tây là một dự án cụ thể trọng vận chuyển lưu thông hàng hóa bằng đường thủy.


    Các tuyến đường bộ chính kết nối liên vùng là Quốc lộ 13, Cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, Vành đai 4 … thúc đẩy giao thương hàng hóa phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp ở Bến Cát.

    Ngoài ra các tuyến đường tỉnh, đường huyện cũng bố trí xen kẽ dày đặc tại huyện như : ĐT 741, ĐT 748, ĐT 749, ĐT 744, các tuyến đường huyện gồm : ĐH 601 – 609, ĐH 616, ĐH 620, ĐH 622.

    Đây cũng là địa phương có quy hoạch tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh và Cao tốc Chơn Thành – TP HCM đi qua.

    Mô hình cấu trúc phát triển

    Phát triển Bến Cát theo mô hình cấu trúc phát triển gồm 02 trục phát triển; 02 hành lang sinh thái; 03 phân vùng phát triển.

    – 02 trục phát triển: trục Bắc Nam lấy trục quốc lộ 13, Mỹ Phước – Tân Vạn phát triển thương mại, dịch vụ. Trục Đông – Tây lấy đường Vành đai 4 phát triển đô thị, thương mại dịch vụ.

    – 02 Hành lang sinh thái gồm: hành lang sinh thái phía Tây gắn với trục sông Sài Gòn phát triển hành lang sinh thái nông nghiệp, phát triển các cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải đường thủy và du lịch sinh thái. Hành lang sinh thái sông Thị Tính, phát triển hành lang sinh thái dọc sông gắn với các công viên chuyên đề và dịch vụ du lịch dọc sông.

    – 03 phân vùng phát triển gồm:

    (1) Vùng đô thị trung tâm (phía Bắc đường Vành đai 4) phát triển đô thị, dịch vụ công cộng, công nghiệp, thương mại dịch vụ;

    (2) Vùng đô thị – công nghiệp – dịch vụ (phía Nam đường Vành đai 4 phát triển kinh tế đô thị gắn với dịch vụ thương mai, đào tạo và công nghiệp);

    (3) Vùng đô thị sinh thái, logistics sông Sài Gòn (phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái gắn với sông Sài Gòn và phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ vận tải sông Sài Gòn).

    – Về phân vùng chức năng, phát triển thành 6 khu:

    Khu trung tâm hành chính – Dịch vụ – Công nghiệp: hình thành khu đô thị trung tâm trên cơ sở trung tâm hiện hữu ở phường Mỹ Phước; Tiếp tục phát triển trung tâm hành chính, văn hóa tại phường Mỹ Phước nâng cấp hệ thống hạ tầng đô thị.

    Khu đô thị dịch vụ – Giáo dục – Công nghiệp: là trung tâm công nghiệp, giáo dục, thương mại dịch vụ của thị xã Bến Cát với các khu công nghiệp Mỹ Phước 3 và Thới Hòa.

    Khu đô thị công nghiệp – Dịch vụ: là đô thị công nghiệp và thương mại dịch vụ ở phía Đông của thị xã Bến Cát; Trung tâm là khu hỗn hợp nhà ở kết hợp với thương mại dịch vụ dọc theo đường ĐT.741 và giao lộ Vành đai 4.

    Khu đô thị công nghiệp – Dịch vụ – Đầu mối hạ tầng kỹ thuật: là khu đô thị công nghiệp – dịch vụ phía Đông Bắc có các khu hạ tầng kỹ thuật cấp tỉnh như Hoa viên nghĩa trang, khu xử lý chất thải rắn, nhà máy cấp nước.

    Khu đô thị công nghiệp – Dịch vụ: là đô thị công nghiệp, dịch vụ ở phía Tây thị xã Bến Cát với các khu công nghiệp Quốc tế Protrade, Việt Hương 2, Rạch Bắp và khu công nghiệp mới 600ha.

    Khu đô thị cảng – Dịch vụ: là đô thị cảng kết hợp dịch vụ, khu nông nghiệp đô thị kết hợp du lịch ở phía Tây Nam của thị xã. Trung tâm của khu vực là phát triển cảng An Tây và khu đô thị cảng, khu ở hỗn hợp mới dọc theo đường Vành đai 4.

    Tài liệu tham khảo:

    Bản đồ KHSDĐ TP Bến Cát 2025 (dự thảo)

    Bản đồ KHSDĐ TP Bến Cát 2024 (22,5 MB)

    (Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố Bến Cát (Bình Dương) năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)

    →  Bản đồ quy hoạch sử dụng đất TX. Bến Cát đến năm 2030

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây