Bản đồ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thành phố Tân Uyên (Bình Dương) giai đoạn năm 2021 – 2030 cập nhật 09/2024 đã bổ sung quy hoạch các dự án mới.
Hành chính và vị trí địa lý
Vị trí địa lý của thành phố:
- Phía đông giáp huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và giáp huyện Bắc Tân Uyên
- Phía tây giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát
- Phía nam giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai và rạch Ông Tiếp) và giáp các thành phố Dĩ An, Thuận An
- Phía bắc giáp huyện Bắc Tân Uyên.
Thành phố Tân Uyên có diện tích 192,50 km² và 12 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 10 phường: Hội Nghĩa, Khánh Bình, Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Phước Khánh, Tân Vĩnh Hiệp, Thái Hòa, Thạnh Phước, Uyên Hưng, Vĩnh Tân và 2 xã: Bạch Đằng, Thạnh Hội.
Tận dụng vị trí thuận lợi, ngay từ đầu Tân Uyên đã chủ trương phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp với hàng loạt các khu công nghiệp như Nam Tân Uyên, Vsip 2, KCN Vsip 3, …
Theo định hướng phát triển đô thị của tỉnh, trong giai đoạn 2020-2025, Tân Uyên tiếp tục là đô thị công nghiệp – dịch vụ – nông nghiệp. Thị xã (thành phố) đã xây dựng chương trình mang tính đột phá về xây dựng Tân Uyên đạt đô thị loại II trước năm 2025, phát triển theo hướng đô thị thông minh.
Các tuyến giao thông chính qua Thành phố Tân Uyên bao gồm : Tỉnh lộ 746 ( DT 746 ), Tỉnh lộ 747B ( DT 747B ), Tỉnh lộ 742 ( DT 742 ), Tỉnh lộ 745 ( DT 745 ), Tỉnh lộ 741 ( DT 741 ), Tỉnh lộ 747 (DT 747), Đường vành đai 4, Đại lộ Nam Tân Uyên, Đại lộ Uyên Hưng – Thủ Dầu Một (quy hoạch), …
Mô hình cấu trúc phát triển
Phát triển Tân Uyên theo mô hình cấu trúc phát triển gồm 02 trục phát triển; 01 hành lang sinh thái; 03 phân vùng phát triển.
– 02 trục phát triển: trục Bắc Nam lấy trục Nam Tân Uyên, cao tốc CT_HCM phát triển thương mại, dịch vụ. Trục Đông – Tây lấy đường Vành đai 4 phát triển đô thị, thương mại dịch vụ.
– 01 Hành lang sinh thái gồm: hành lang sinh thái phía Đông gắn với trục sông Đồng Nai, phát triển theo hướng nông nghiệp kết hợp với du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái. Phát triển các mô hình du lịch đa dạng dựa trên tiềm năng sẵn có của thị xã, phát tiển vùng nông nghiệp chuyên canh chất lượng cao kết hợp với bến du lịch, dự án sân golf và biệt thự cao cấp nhằm tạo cảnh quan, xây dựng một số cụm công trình dịch vụ phục vụ du lịch sinh thái.
Sắp triển khai Nhà ở xã hội K Home New City (TP mới Bình Dương),bao gồm căn hộ và nhà phố tìm hiểu thêm thông tin dự và điều kiện mua, trả góp, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 11:49 PM, 16/09/2024)
03 phân vùng phát triển gồm:
(1) Vùng đô thị trung tâm: trên cơ sở trung tâm hiện hữu ở phường Uyên Hưng, lấy trung tâm thị xã Tân Uyên làm hạt nhân phát triển đô thị, dịch vụ công cộng, công nghiệp, thương mại dịch vụ;
(2) Vùng đô thị phía Tây khu đô thị mới kết hợp đầu mối giao thông vùng, phát triển nhờ sự lan tỏa của Khu liên hợp, từ trung tâm đô thị hiện hữu Tân Phước Khánh, và có các tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh đi qua đặt ga tại phường Phú Chánh;
(3) Vùng sinh thái sông Đồng Nai: phát triển vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái gắn và phát triển các dịch vụ vận tải gắn với sông Đồng Nai.
Quy hoạch Thành phố Tân Uyên năm 2040
Dựa trên kế hoạch quy hoạch đã được phê duyệt, đô thị Tân Uyên sẽ tiếp tục phát triển theo mô hình đa cực, với trung tâm là phường Uyên Hưng hiện tại. Hướng Đông Bắc sẽ phát triển khu đô thị công nghiệp kết nối với Khu công nghiệp Nam Tân Uyên và Khu công nghiệp VSIP III. Khu vực Đông Nam sẽ hình thành khu đô thị cảng liên kết với cảng Thạnh Phước và cảng Thái Hòa. Phía Tây Nam sẽ được cải tạo và chỉnh trang các khu đô thị hiện tại và khu vực dọc theo tuyến đường sắt Dĩ An – Lộc Ninh. Trong đó, ưu tiên phát triển theo các tuyến đường ĐT.746 và ĐT.742. Phía Tây Bắc sẽ giữ nguyên Khu công nghiệp VSIP II và phát triển đô thị mới theo Vành đai 4 và đường ĐT.742. Hai xã Thạnh Hội và Bạch Đằng sẽ phát triển nông nghiệp đô thị kết hợp du lịch sinh thái, cùng với phát triển cảng dọc theo sông Đồng Nai.
Để thực hiện quy hoạch này, thành phố Tân Uyên sẽ chia thành 6 khu đô thị. Khu đô thị trung tâm hành chính – dịch vụ có diện tích rộng hơn 1.990ha, với vùng lõi trung tâm khoảng 390ha, bao gồm phần của phường Uyên Hưng và Khánh Bình. Khu đô thị này sẽ là trung tâm phát triển, kết nối thông qua các tuyến giao thông chính, và phát triển các dịch vụ như thương mại, tài chính, giáo dục và giải trí. Cũng sẽ có chỉnh trang khu dân cư hiện tại và phát triển các khu đô thị mới. Khu vực còn lại sẽ phát triển nhà ở mật độ thấp, tận dụng vùng cảnh quan ven suối và dọc theo sông Đồng Nai.
Ngoài ra, Tân Uyên cũng quy hoạch khu đô thị cảng – dịch vụ logistic với diện tích khoảng 2.286ha tại phường Thạnh Phước và một phần phường Thái Hòa, Khánh Bình. Chức năng của khu này là phục vụ các khu công nghiệp của tỉnh Bình Dương và các vùng lân cận. Đặc biệt, khu vực lõi đô thị 330ha sẽ đầu tư cảng Thạnh Phước, cảng Thái Hòa và phát triển các dịch vụ thương mại cấp khu vực, dịch vụ logistic. Sẽ có phát triển các loại hình nhà ở mật độ thấp kết hợp với công viên cây xanh dọc theo sông Đồng Nai và suối Cái.
Khu đô thị thứ 3 sẽ là khu đô thị dịch vụ tích hợp đa chức năng có diện tích gần 5.300ha tại phường Tân Hiệp, Khánh Bình và một phần phường Vĩnh Tân. Khu này sẽ phát triển các dịch vụ thương mại, văn hóa, giải trí và có khu đô thị lõi phục vụ cho khu công nghiệp Nam Tân Uyên và Nam Tân Uyên mở rộng. Đồng thời, sẽ bảo vệ vùng cảnh quan ven suối thông qua các mô hình nhà ở sinh thái.
Khu đô thị tiếp theo sẽ là khu đô thị dịch vụ thương mại với diện tích khoảng 2.455ha tại một phần phường Vĩnh Tân. Chức năng chính của khu này là hỗ trợ cho các khu công nghiệp.
Khu đô thị – công nghiệp công nghệ cao tại một phần phía Bắc phường Uyên Hưng và một phần phường Hội Nghĩa sẽ có diện tích rộng 2.680ha (vùng lõi trung tâm khoảng 130ha). Khu này sẽ được đầu tư hoàn chỉnh các khu công nghiệp hiện có, phát triển công nghiệp mới kết nối Khu công nghiệp Nam Tân Uyên mở rộng và Khu công nghiệp VSIP III, hình thành khu đô thị công nghiệp và dịch vụ logitics, phát triển các khu đô thị mới xung quanh khu công nghiệp dọc đường Vành đai 4, phát triển trung tâm mới phường Hội Nghĩa và các công trình hạ tầng xã hội phục vụ khu vực.
Khu đô thị số 6 là khu đô thị mới kết hợp đầu mối giao thông vùng tại phường Phú Chánh, Tân Vĩnh Hiệp và Tân Phước Khánh có tổng diện tích khoảng 2.967ha. Trong đó, vùng lõi trung tâm rộng 490ha sẽ đầu tư xây dựng ga Phú Chánh kết hợp với các chức năng dịch vụ đầu mối cấp vùng, nhằm tạo ra hiệu ứng phát triển đô thị cho không gian xung quanh. Sẽ phát triển khu đô thị mới kết hợp với các loại hình dịch vụ thương mại kết nối với dịch vụ logistic, dịch vụ kho bãi và vận chuyển tại nhà ga. Phát triển các khu vực đô thị mới dọc theo các tuyến ĐT.746 và ĐT.742. Khu vực còn lại sẽ tiếp tục duy trì Cụm công nghiệp Phú Chánh và phát triển khu vực ga Phú Chánh kết hợp với dịch vụ và phát triển nhà ở mật độ thấp, khai thác cảnh quan ven suối Cái.
Đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Tân Uyên đến năm 2040 đặt ra nhiều ưu tiên và chiến lược chi tiết để phát triển cả về mặt đô thị và hạ tầng. Quy hoạch này không chỉ tập trung vào việc phát triển các khu vực đô thị hiện đại mà còn nhấn mạnh vào quy hoạch khu nhà ở hỗn hợp trên các tuyến đường chính như Đại lộ Nam Tân Uyên, Đại lộ Uyên Hưng – Thủ Dầu Một, Vành đai 4, ĐT.742, ĐT.746, ĐT.747 và các cửa ngõ đô thị.
Ngoài ra, đồ án cũng đặt ra mục tiêu quy hoạch 10 khu vực phát triển đô thị mới tại các phường Vĩnh Tân, Uyên Hưng, Hội Nghĩa, Tân Hiệp, Khánh Bình, Thạnh Phước với diện tích mỗi khu lớn khoảng vài trăm hecta. Đồng thời, công tác cải tạo và chỉnh trang đô thị tại Uyên Hưng, Tân Phước, Khánh Thái Hòa cũng được quy mô tổng cộng gần 750 hecta.
Một phần quan trọng của đề xuất là bố trí nhà ở xã hội tại các khu vực tập trung đông đúc dân cư, bao gồm công nhân lao động, cán bộ công chức, học sinh sinh viên và những người có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố với diện tích khoảng 81 hecta.
Để thực hiện quy hoạch, Tân Uyên đã đề ra các chương trình ưu tiên đầu tư và phân bổ nguồn lực. Đến năm 2025, sẽ tập trung đầu tư vào các dự án hạ tầng quan trọng như cao tốc Hồ Chí Minh – Chơn Thành, Vành đai 4, đường đi cảng Thạnh Phước và cầu Bạch Đằng 2, mở rộng ĐT.742, ĐT.747A, cùng việc khai thác quỹ đất công để xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội và kỹ thuật.
Tiếp theo, đến năm 2030, sẽ tiếp tục đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật trên các tuyến đường Đại lộ Uyên Hưng – Thủ Dầu Một, Đại lộ Nam Tân Uyên, đường đi cảng Thạnh Phước, cầu Thạnh Hội 2; xây dựng khu vực phát triển đô thị dọc theo Vành đai 4; và đầu tư vào cơ sở hạ tầng logistics kết hợp cảng sông.
Cuối cùng, đến năm 2040, dự án đề xuất xây dựng đường sắt Thành phố Hồ Chí Minh – Lộc Ninh và hệ thống ga ở Phú Chánh, cũng như hoàn chỉnh hệ thống giao thông và các khu vực phát triển đô thị. Đồng thời, chuyển đổi chức năng của các cơ sở sản xuất ngoài khu công nghiệp thành các khu dịch vụ thương mại và các công trình phúc lợi xã hội.
Tài liệu tham khảo:
- Quyết định phê duyệt đồ án điều chỉnh tổng thể QHC TP Tân Uyên 2040
- Quyết định 398/QĐ-UBND, Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thị xã Tân Uyên
- Báo cáo thuyết minh tổng hợp kế hoạch sử dụng đất năm 2024 thành phố Tân Uyên
Bản đồ KHSDĐ Tân Uyên 2024 (9 MB)
Bản đồ QHC Tân Uyên 2040 (12 MB)
Bản đồ QHSDĐ Tân Uyên 2030 (7 MB)
(Quy hoạch sử dụng đất thành phố Tân Uyên (Bình Dương) năm 2023, 2024, 2025, 2026, 2027, 2028, 2029, 2030, 2035, 2040, 2045, 2050.)
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)