“Chúng tôi đổi slogan của Vingroup thành ‘Mãi mãi tinh thần khởi nghiệp’ để mọi người giữ mãi ngọn lửa ấy, ý chí ấy, tinh thần làm việc đấy”, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch HĐQT Vingroup nói.
Cập nhật: Ngày 6/1/2024, VinFast đã công bố một loạt thay đổi quan trọng trong cấu trúc lãnh đạo của công ty, đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình phát triển của họ trong lĩnh vực sản xuất xe điện. Theo thông cáo chính thức, ông Phạm Nhật Vượng, người sáng lập và Chủ tịch của Vingroup – tập đoàn mẹ của VinFast, sẽ chuyển từ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) sang vị trí Tổng Giám đốc của VinFast, thay thế cho bà Lê Thị Thu Thủy.
HOT: Cập nhật giá cổ phiếu VFS, VFSWW trên sàn NASDAQ (07:38 AM, 09/12/2024 Việt Nam)
Nói về tỷ phú Phạm Nhật Vượng, người đang giữ vị trí giàu nhất Việt Nam cũng là tỷ dollar đầu tiên của Việt Nam hẳn nhiều người muốn tìm hiểu quá trình khời nghiệp của ông. Hãy cùng Duan24h.net bắt đầu nào.
Tiểu sử doanh nhân Phạm Nhật Vượng
Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội . Cha Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Quang (bí danh: Phạm Dương) – một quân nhân, phục vụ trong lực lượng Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam. Mẹ ông bán trà rong trên phố.
Ông bà nội của Phạm Nhật Vượng là Phạm Nhật Phước và Nguyễn Thị Biện quê gốc ở làng Phù Lưu (nay là xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) sinh được hai người con. Người chị tên Phạm Thị Lộc, người em trai tên Phạm Nhật Quang (sinh năm 1926).
Phạm Nhật Quang tập kết ra Bắc và lấy vợ là người gốc làng Hạ Trang, Bát Trang, An Lão, Hải Phòng. Sau đó ông bà định cư tại Hà Nội, rồi lần lượt sinh ba người con tại đây: Phạm Nhật Vượng (1968), Phạm Lan Anh (1969) và Phạm Nhật Vũ (1972).
Bà Phạm Thu Hương (vợ ông Phạm Nhật Vượng) được biết đến là người cùng chồng xây dựng nên Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam – Vin Group từ khi cả hai vợ chồng bắt đầu khởi nghiệp ở Đông Âu.
Forbes vinh danh ông Phạm Nhật Vượng là “Anh hùng từ thiện châu Á” với nhiều đóng góp trong công tác từ thiện và phòng chống dịch Covid 19. Xem ngay »
Quá trình khởi nghiệp
Từ doanh nghiệp bán mì gói tại Ucraina
Năm 1993, sau khi tốt nghiệp Đại học MGRI-RSGPU Phạm Nhật Vượng kết hôn với một người bạn cùng học đại học là bà Phạm Thu Hương. Lúc này Liên Xô vừa sụp đổ đang rơi vào hỗn loạn, xuất hiện nhiều cơ hội kinh tế. Ở Việt Nam thì đang thực hiện Đổi Mới. Hai vợ chồng quyết định không về nước mà chuyển tới sống ở Kharkov, Ucraina.
Có một câu chuyện doanh thương kinh điển: Công ty kinh doanh giày nọ cử 2 nhân viên sang một nước ở châu Phi để tìm thị trường mới. Một thời gian sau, Công ty nhận được hai báo cáo. Một bức ghi “Ở đây không thể bán được giày vì chưa thấy ai đi giày”, bức kia ghi “Ở đây có thể bán được rất nhiều giày vì chưa thấy ai đi giày”.
Với ông Vượng, bức điện thứ hai đã đúng. Ông là người đã nhìn ra tiềm năng của thị trường thực phẩm ăn nhanh ở Ucraina thời hậu Xô Viết, còn đầy rẫy khó khăn, nghèo nàn. Từ cơ hội ấy, với vỏn vẹn 10 nghìn USD vay mượn, ông đã đưa “những gói mì kỳ diệu” MIVINA đến với người dân xứ Biển Đen như một cứu cánh. Để chỉ trong 3 năm, Technocom của ông đã thành “vua thực phẩm ăn nhanh” và Mivina thì trở thành tên gọi chung cho mì ăn liền, giống như ở Sài Gòn, mọi thứ xe máy đều gọi là “xe Honda”.
Đến năm 2004, mỳ ăn liền hiệu “Mivina” đã chiếm tới 97% thị phần ở Ukraine. Năm 2007, doanh nghiệp của ông bắt đầu sản xuất thức ăn nhanh và sản xuất các loại súp đóng gói.
Năm 2010, công ty Nestle S.A của Thụy Sĩ đã mua lại công ty sản xuất đồ ăn nhanh Công ty trách nhiệm hữu hạn Technocom của ông Phạm Nhật Vượng với giá 150 triệu USD. Vào thời điểm đó, ông Vượng còn sở hữu 2 nhà máy ở Kharkov với doanh thu khoảng 100 triệu USD/năm. Công ty có khoảng 1.900 công nhân.
Dịch chuyển kinh doanh về Việt Nam
Năm 2000, Phạm Nhật Vượng đầu tư phần lớn lợi nhuận từ việc bán mì gói về quê hương Việt Nam, bắt đầu từ Nha Trang.
Ông hiện vừa là sáng lập viên, vừa là thành viên Hội đồng quản trị Vinpearl Land (VPL) và Công ty cổ phần Vincom (VIC). Tháng 8 năm 2009, Đại hội đầu tiên của Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài đã được tổ chức tại Hà Nội. Phạm Nhật Vượng đã được Đại hội tín nhiệm bầu là chủ tịch Hiệp hội cùng tám phó chủ tịch khác.
Tháng 9 năm 2009, Tập đoàn Technocom đổi tên thành Tập đoàn Vingroup (tên đầy đủ là: Tập đoàn Đầu tư Việt Nam), chuyển trụ sở từ Kharkov (Ukraina) về Hà Nội (Việt Nam).
Cuối tháng 11 năm 2008, Chủ tịch Hội đồng quản trị VIC, Lê Khắc Hiệp, một thành viên khác của Vincom đã trao toàn bộ lượng cổ phiếu đang nắm giữ cho Vượng, tạo nên vụ tặng cổ phiếu đình đám trong giới chứng khoán.
Khi thị trường bất động sản và Du lịch Việt Nam mới bắt đầu chuyển mình và nền kinh tế thì giống như một gã trai 17. Cơ hội dành cho mọi người, cả nước như một đại công trường. Trong khi nhiều doanh nghiệp lao vào “gặt hái”, xây lấy được, bán lấy được thì ông chỉ đạo các cộng sự của mình làm tốt, ăn chắc, lấy chữ tín làm đầu để tạo dựng thương hiệu đẳng cấp. “Đường dài mới biết ngựa hay”, khi bất động sản hụt hơi, hàng ngàn dự án đắp chiếu, kéo theo là nhiều “đại gia” vênh vang một thời giờ nằm co chờ ngày phá sản, thì hàng chục “siêu dự án” được “made by Vingroup” vẫn không chậm tiến độ một ngày, vẫn tấp nập người mua, các công trường vẫn ầm vang tiếng máy và Vingroup thì ngày càng phát đạt, toan tính chuyện xa hơn.
Để có được và chỉ huy được một “chiến hạm” như Vingroup với hàng trăm dự án “khủng” về nhiều lĩnh vực với tổng mức đầu tư gần bằng 10% GDP một năm của cả nước, với nhân sự lên đến hơn ba chục ngàn người…, nếu chỉ dựa vào “may mắn” thì có lẽ là không phải?!
Ở Việt Nam, theo đánh giá của ông Marc Townsend, Giám đốc điều hành công ty tư vấn CB Richard Ellis: “Vingroup thuộc đẳng cấp của chính họ. Họ đang xây dựng những dự án lớn nhất nước. Họ liên tục tìm kiếm nhân tài và ý tưởng mới, trong một hoàn cảnh rất khó khăn.
Trở thành tỷ phú dollar và là người giàu nhất Việt Nam
Phạm Nhật Vượng hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup. Ông được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó.
Trước đó vào năm 2010, Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam (theo xếp hạng trên sàn chứng khoán) năm 2007, 2008. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl thuộc nhóm các công ty của Vincom niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nêu tên trong danh sách tỷ phú thế giới lần đầu tiên vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, năm 2016 là 2,1 tỷ USD. Theo Forbes vào cuối tháng 7 năm 2019, tài sản của Phạm Nhật Vượng có giá trị 8,3 tỷ USD, đứng thứ 239 trong số các tỷ phú thế giới và đứng thứ 198 tính theo thời gian thực.
Forbes vinh danh là “Anh hùng từ thiện châu Á”
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nằm trong danh sách “Những anh hùng từ thiện” mà Tạp chí Forbes công bố hôm 14/12/2021 vừa qua với những đóng góp đáng kể vào việc giảm bớt tác động của đại dịch Covid-19 trong cộng đồng.
Bắt đầu từ năm ngoái, ông Vượng – người sáng lập kiêm Chủ tịch Tập đoàn Vingroup – đã trao hơn 320 triệu USD cho công tác cứu trợ Covid-19 của Việt Nam.
Tổ chức từ thiện “Trái tim nhân ái” của tỉ phú này đã thực hiện 30 chương trình giúp đỡ những người khó khăn, từ trao học bổng đến cứu trợ thiên tai.
Danh sách “Những anh hùng từ thiện” của Forbes bao gồm 15 nhân vật nổi bật ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Họ cam kết giúp đỡ từ cứu trợ đại dịch cho đến biến đổi khí hậu và giáo dục.
Theo Wiki và tổng hợp
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)