Doanh nhân Hương Trần Kiều Dung sinh năm 1978 (Hiện tại 38 tuổi), bà từng đảm nhận vị trí Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC, đồng thời vừa là Chủ tịch của chứng khoán BOS.
Bà Hương Trần Kiều Dung là ai?
Sinh ngày 19/8/1978, bà Hương Trần Kiều Dung là nữ tướng nổi bật nhất dưới quyền Chủ tịch tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết.
Theo thông tin công bố bà là Tiến sĩ Luật quy hoạch xây dựng Đại học Tổng hợp Montesquieu Bordeaux IV, Pháp. Bắt đầu với vai trò là luật sư chính Công ty luật TNHH SMIC – nơi ông Trịnh Văn Quyết là Tổng giám đốc từ năm 2001, nữ doanh nhân này có thế mạnh về quản trị doanh nghiệp, tư vấn xây dựng, triển khai dự án, đầu tư, mua bán và sáp nhập.
Nội Dung Đề Xuất
Với hơn 10 năm kinh nghiệm, bà Dung cũng giữ các chức vụ quản lý, lãnh đạo cấp cao tại các doanh nghiệp quy mô lớn như trưởng Phòng Pháp lý và tổ chức, Giám đốc Dự án Aid_coop thuộc Tổ chức Gret (Pháp), Giám đốc Điều hành Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Việt Nam.
Tại FLC, bà giữ chức Tổng giám đốc Tập đoàn FLC từ năm 2015 đến năm 2017, Đầu năm 2017, bà được bầu là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn và chính thức kiêm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc từ tháng 7/2018. Đến tháng 4/2021, bà Dung trở thành Phó chủ tịch thường trực của FLC.
Khởi tố bà Hương Trần Kiều Dung và các bị can liên quan
Theo cáo trạng, bà Hương Trần Kiều Dung đã không nộp tiền góp vốn và không nhận tiền vay của Công ty Faros, nhưng vẫn được ông Trịnh Văn Quyết giao nhiệm vụ ký hợp đồng nhận chuyển nhượng và giấy nộp tiền góp vốn để sở hữu 52,35 triệu cổ phần, tương đương 523,5 tỷ đồng.
Sau đó, bà Dung ký hợp đồng chuyển nhượng lại 10,35 triệu cổ phần cho Trịnh Văn Quyết để hợp thức hóa hồ sơ đăng ký niêm yết. Số 42 triệu cổ phần còn lại, bà Dung giao cho Trịnh Thị Minh Huế bán và thu tiền cho Trịnh Văn Quyết.
Ngoài ra, bà Dung còn ký hai hợp đồng nhận ủy thác đầu tư của Công ty Faros với số tiền 48 tỷ đồng để hợp thức hóa việc nâng khống vốn góp. Sau khi niêm yết, bà Dung tiếp tục ký chuyển số tiền 7.326 tỷ đồng nhằm che giấu số vốn góp khống.
Hành vi của bà Hương Trần Kiều Dung đã hỗ trợ việc niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HOSE, tạo điều kiện cho Trịnh Văn Quyết bán cổ phiếu và chiếm đoạt hơn 3.600 tỷ đồng của hơn 30.400 nhà đầu tư. Cáo trạng cho biết, bị can Dung đã khai nhận hành vi phạm tội và tự nguyện nộp 200 triệu đồng để khắc phục hậu quả.
Đối với tội danh “Thao túng thị trường chứng khoán”, bà Hương Trần Kiều Dung biết rằng Trịnh Thị Thúy Nga (em gái Trịnh Văn Quyết) đã cho các tài khoản chứng khoán trong nhóm Trịnh Văn Quyết mua cổ phiếu khi không có đủ tiền trong tài khoản, là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, bà vẫn ký biên bản họp HĐQT và đại diện HĐQT ký nghị quyết, ủy quyền cho Nga cho phép các tài khoản do Trịnh Thị Minh Huế quản lý sử dụng mua chứng khoán với số tiền trên 10 tỷ đồng mà không có tài sản đảm bảo, cũng trái pháp luật.
Cáo trạng khẳng định: “Hành vi này đã giúp Trịnh Văn Quyết thao túng 3 mã cổ phiếu FLC, GAB, ART, thu lợi bất chính hơn 445 tỷ đồng. Bị can khai nhận hành vi phạm tội như trên và chỉ được hưởng lương 80 triệu đồng/tháng.”
Ngày 25/08/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bổ sung đối với bà Hương Trần Kiều Dung, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Chứng khoán BOS và Phó Chủ tịch Thường trực Công ty CP Tập đoàn FLC, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Vụ việc bắt nguồn từ thủ tục tăng vốn điều lệ không có thật từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần của Công ty CP Xây dựng Faros, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016. Sau khi niêm yết 430 triệu cổ phiếu ROS trên sàn chứng khoán, các bị can, bao gồm ông Trịnh Văn Quyết và những người khác, đã bán số cổ phiếu này nhằm chiếm đoạt tiền của các nhà đầu tư, tổng số tiền bị chiếm đoạt được xác định là hơn 6.400 tỷ đồng.
Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh Văn phòng và người phát ngôn Bộ Công an, thông báo rằng bà Hương Trần Kiều Dung và bà Nguyễn Quỳnh Anh, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng khoán BOS, đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) khởi tố và tạm giam để điều tra về tội Thao túng thị trường chứng khoán, theo Điều 211 Bộ luật Hình sự.
Trước đó, bà Hương Trần Kiều Dung đã bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt hành chính 70 triệu đồng vì vi phạm quy định khi đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của 7 công ty. Theo Luật Chứng khoán, thành viên Hội đồng quản trị của một công ty đại chúng không được đồng thời giữ chức này tại quá 5 công ty khác.
Tổng hợp bởi Duan24h.net