Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 bao gồm: Biên Hòa, Long Khánh, Cẩm Mỹ, Định Quán, Long Thành, Nhơn Trạch, Tân Phú, Thống Nhất, Trảng Bom, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc.

Bố trí không gian các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn

Các công trình, dự án quan trọng đã được xác định ở quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn tỉnh bao gồm:

Sân bay: Định hướng, tỉnh Đồng Nai sẽ có một (01) cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F (mức cao nhất) theo tiêu chuẩn ICAO

Cao tốc:

1/. Cao tốc Bắc-Nam phía Đông (CT.01): đoạn đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, quy hoạch trước năm 2030 đạt tiêu chuẩn đường cao tốc quy mô 6-10 làn xe. Gồm các đoạn tuyến như sau:

  • Cao tốc Phan Thiết (Bình Thuận) – Dầu Giây (Đồng Nai): Chiều dài tuyến 99km. Điểm đầu: tại km43+125,64 cao tốc Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây; Điểm cuối: giao đường từ QL.1 đi Thạnh Mỹ (Ba Bàu-Bình Thuận). Đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài khoảng 51 km Quy mô 6 làn xe, giai đoạn thực hiện trước năm 2030.
  • Cao tốc Dầu Giây – Long Thành (Đồng Nai): Chiều dài đoạn tuyến này là 21km; Điểm đầu nút giao QL.51; Điểm cuối nút giao thông Dầu Giây. Quy mô 10 làn xe. Giai đoạn thực hiện trước năm 2030.
  • Cao tốc Long Thành (Đồng Nai) – Bến Lức (Long An): Chiều dài tuyến 58,0 km, Điểm đầu giao cao tốc Hồ Chí Minh-Trung Lương ở xã Mỹ Yên-huyện Bến Lức; Điểm cuối giao cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu xã Phước Thái-huyện Long Thành. Đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 28,7 Km. Trên tuyến có 2 cầu dây văng lớn là Bình Khánh và Phước Khánh (Vượt sông Soài Rạp và Lòng Tàu). Quy mô 8 làn xe. Giai đoạn thực hiện trước năm 2030.

2/. Cao tốc Dầu Giây (Đồng Nai) – Liên Khương (Lâm Đồng) (CT.27): chiều dài toàn tuyến 220 km. Đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 60 km; có điểm đầu Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Đồng Nai, điểm cuối Tân Phú, Đồng Nai; quy mô 4 làn xe; Giai đoạn thực hiện trước năm 2030.

3/. Cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu (CT.28): chiều dài toàn tuyến 54 km, đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 34,6 km; quy hoạch trước năm 2030:

4/. Cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (Đồng Nai) (CT.29): đoạn đi qua địa bàn tỉnh nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, dài 30km, quy hoạch trước năm 2030

Đường vành đai:

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 10:29 AM, 05/05/2024)


1/. Vành Đai 3 (CT.40): có chiều dài 92km; điểm đầu đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Nhơn Trạch, Đồng Nai; điểm cuối đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Bến Lức, Long An; đoạn đi trên địa phận tỉnh Đồng Nai dài khoảng 11,26 km; quy mô 8 làn xe; quy hoạch trước năm 2030. Đầu tư xây dựng theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100 km/giờ.

2/. Vành Đai 4 (CT.41): có chiều dài 199km; điểm đầu đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Bà Rịa – Vũng Tàu; điểm cuối Cảng Hiệp Phước, Thành phố Hồ Chí Minh; đoạn đi trên địa phận tỉnh Đồng Nai dài khoảng 45 km quy mô 8 làn xe; quy hoạch trước năm 2030. Tuyến thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 60-80 km/giờ.

Đường sắt

Tuyến đường sắt Bắc-Nam: Nâng cấp, hiện đại hóa đạt tiêu chuẩn đường sắt từ cấp I, đường đôi, khổ 1.000 mm, vận tốc bình quân đạt 80-90 km/h với tàu khách và 50-60 km/h đối với tàu hàng.

Đầu tư xây mới đường sắt Tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu từ ga Trảng Bom đến ga Vũng Tàu: chiều dài khoảng 84 km, khổ 1.435 mm; trong đó, đoạn Biên Hòa – Thị Vải đường đôi, đoạn Thị Vải – Vũng Tàu đường đơn. Điểm đầu, đối với vận chuyển hàng hóa tại ga Trảng Bom (tương ứng km 1677+886 đường sắt Thống Nhất) thuộc xã Quảng Tiến, huyện Trảng Bom; đối với vận chuyển hành khách tại ga Biên Hòa mới (km 0+00) thuộc xã An Hòa. Điểm cuối tại ga Thị Vải (km 45+540) thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Đề xuất mở mới khoảng 11km đoạn đường sắt từ đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu kết nối vào Cảng Phước An phục vụ hàng hóa ra vào cảng.

Tuyến đường sắt cao tốc Hồ Chí Minh-Nha Trang: Từ ga Thủ Thiêm, phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, tuyến đi song song về bên phải đường bộ cao tốc thành phố Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây, sau đó chạy song song bên phải tuyến cao tốc Dầu Giây-Phan Thiết, kết thúc tại ga Nha Trang (Khánh Hòa). Chiều dài toàn tuyến là 366 km, quy mô đường sắt đôi, khổ 1435 mm, đường sắt tốc độ >300 km/h, điện khí hóa.

Tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm-Sân bay Quốc tế Long Thành: Tuyến đi qua địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai với tổng chiều dài 37,35 km. Điểm đầu Ga Thủ Thiêm (km 0+00) thuộc phường An Phú, quận 2, thành phố Hồ Chí Minh; Điểm cuối ga cảng hàng không Quốc tế Long Thành (được bố trí tích hợp trong nhà ga hàng không). Hướng tuyến như sau: Từ ga Thủ Thiêm, đi song song về bên phải đường cao tốc Hồ Chí Minh-Long Thành-Dầu Giây và đường sắt cao tốc Hồ Chí Minh-Nha Trang, đến km 9+200 rẽ phải vượt qua đường Vành đai 3, sau đó đi song song về bên trái Đ.Vành đai 3, tiếp tục vượt sông Đồng Nai tại vị trí cách tim cầu Đồng Nai trên Vành đai 3 khoảng 100m về phía thượng lưu, sau đó bám sát Đ.Vành đai 3 và đi vào giải phân cách bên trái của Đ.Vành đai 3. Sau đó rẽ trái và đi vào giải phân cách giữa ĐT.25B, tới km 29+100 rẽ phải đi vào hướng sân bay Long Thành. Trên tuyến bố trí tổng cộng 18 ga, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai có 11 ga. Quy mô, xây dựng đường sắt đôi, khổ 1435mm, đường sắt trên cao, điện khí hóa, hoàn thành trước 2030.

Đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai: Ga đầu mối hàng hóa là ga Trảng Bom.

Cảng biển

  • Khu bến Phước An, Gò Dầu, Phước Thái (trên sông Thị Vải).

– Phạm vi quy hoạch: vùng đất và vùng nước trên sông Thị Vải thuộc huyện Nhơn Trạch, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai.

– Chức năng: phục vụ phát triển kinh tế – xã hội các tỉnh Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên; có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí.

– Cỡ tàu: trọng tải đến 60.000 tấn phía hạ lưu cầu Phước An và đến 30.000 tấn phía thượng lưu cầu Phước An đến Gò Dầu, Phước Thái phù hợp với điều kiện khai thác tuyến luồng hàng hải và tĩnh không công trình vượt sông.

  • Các khu bảo tồn

Hệ thống các khu bảo tồn, vườn quốc gia thuộc rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai:

  • Vườn Quốc gia Cát Tiên
  • Khu Bảo tồn Thiên nhiên – Văn hoá Đồng Nai

Phương án kết nối hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh

Các kết cấu hạ tầng của tỉnh giúp với vùng và quốc gia bao gồm:

Kết nối đường bộ

1/. Hành lang Bắc – Nam: là hàng lang vùng, quốc gia. Hành lang quan trọng của cả nước do QL.1 và cao tốc Bắc-Nam đảm nhận.

2/. Hành lang cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây: kết nối tỉnh Đồng Nai với các tỉnh Tây Nguyên;

3/. Hành lang QL.51, cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu: kết nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hệ thống cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải.

4/. Hành lang cao tốc Dầu Giây – Liên Khương và Quốc lộ 20 kết nối với tỉnh Lâm Đồng.

5/. Hành lang đường Vành đai 4 kết nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Tp.HCM, Long An.

Kết nối đường thủy

Có 1 tuyến vận tải quốc gia đi qua địa bàn tỉnh Đồng Nai, hướng tuyến đi qua các sông Đồng Nai.

Kết nối đường hàng không

Thông qua Cảng hàng không quốc tế Long Thành và sân bay lưỡng dụng Biên Hòa

Cụ thể, tính kết nối của Đồng Nai với các địa phương lân cận và trong vùng sẽ hình thành thông qua hạ tầng kết nối như sau:

Kết nối thành phố Hồ Chí Minh

Ngoài các kết nối hiện hữu (cầu Đồng Nai trên QL.1), cầu Long Thành trên tuyến CT. HCM-Long Thành, và kết nối đã được định trong Quy hoạch đường bộ quốc gia như cầu Bình Khánh trên các tuyến cao tốc Bến Lức-Long Thành, cầu Nhơn Trạch đường vành đai 3. Tư vấn đề xuất thêm phương án cầu kết nối với với thành phố Hồ Chí Minh:

  • Cầu Phú Mỹ 2 kết nối Đường 25C (ĐT.769F) với đường Huỳnh Tấn Phát – Quận 7 thành phố Hồ Chí Minh.
  • Cầu Đồng Nai 2 nối ĐT.777B với đường vành Đai 3 phía thành phố Hồ Chí Minh.
  • Cầu Cầu Cát Lái ngay tại vị trí phà Cát Lái hiện hữu.

Kết nối với tỉnh Bình Dương

Ngoài các kết nối đã được định trong Quy hoạch đường bộ quốc gia trên các tuyến quốc lộ, đường vành đai. Để tăng cường kết nối giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bình Dương, các đơn vị thông nhất bổ sung 05 vị trí cầu bắc qua sông Đồng Nai, sông Bé như sau:

  • Cầu Hiếu Liêm 2
  • Cầu Tân An – Lạc An
  • Cầu Tân Hiền – Thường Tân
  • Cầu Thạnh Hội 2
  • Cầu Xóm Lá kết hợp Đường Phạm Văn Diêu kết nối trực tiếp tỉnh Bình Dương với Sân Bay Biên Hòa.

Kết nối tỉnh Bình Phước

Đồng Nai kết nối với Tỉnh Bình Phước thông qua tuyến Vành Đai 4 và tuyến Đồng Phú-Bình Dương kết nối lên phía QL.14.

Kết nối tỉnh Lâm Đồng

Ngoài các kết nối hiện hữu QL.20, Cầu Đạ Teh, Cầu Đắc Lua và tuyến cao tốc Tân Phú-Bảo Lộc. Tư vấn đề xuất thêm phương án cầu kết nối với với Lâm Đồng như sau:

  • Cầu Đắc Lua 2: bắc qua sông Đồng Nai tại xã Đắc Lua huyện Tân Phú với xã Đức Phổ huyện Cát Tiên, quy mô dự kiến 4 làn xe.
  • Đường Madaguôi nâng cấp thành tuyến đường huyện. Điểm đầu giao ĐT.774 (Đường 600A) xã phú An, Huyện Tân Phú; Điểm cuối giao với đường Lê Hồng Phong, xã Madaguoi huyện Đạ Huoai. Quy mô 2-4 làn xe, lộ giới 32m.
  • Cầu Mỏ vẹt (xã Đạ Kho, huyện Đạ Tẻh) bắc qua thượng nguồn sông Đồng Nai kết nối với ĐT.725

Kết nối tỉnh Bình Thuận

Ngoài các kết nối hiện hữu QL.1 và Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết theo quy hoạch đường bộ Quốc gia. Đề xuất nâng cấp các kết nối hiện hữu gồm ĐT.774 (30/4); ĐT. 775 (Cao Cang) và ĐT.766 đến năm 2030 nêm cấp tuyến đạt tối thiểu 4 làn xe.

Kết nối tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Ngoài các kết nối hiện hữu (QL.51, QL.56) và Quy hoạch đường bộ quốc gia đã được định như CT. BH-VT, Vành Đai 4, QL.51C, cầu Phước An… theo quy hoạch đường bộ quốc gia đã được duyệt.

Để tăng cường kết nối giữa tỉnh Đồng Nai và tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đề xuất nâng cấp các kết nối hiện hữu gồm ĐT.764; ĐT. 765 đến năm 2030 nâng cấp tuyến đạt tối thiểu 4-6 làn xe.

Ngoài ra tư vấn đề xuất đầu tư nâng cấp một số tuyến đường huyện hết nối với tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

  • ĐH. Phước Bình-Bàu Cạn từ địa phận huyện Long Thành kết nối ĐT.770B đến đường Mỹ Xuân-Ngãi Giao trên địa phận TX. Phú Mỹ. Quy mô 2-4 làn xe.
  • Đường khu công nghiệp sinh học (Đồng Nai) kết nối với đường ĐT.995C tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Quy mô 2-4 làn xe.

Đường ĐH.21, ĐH.22, ĐH.24, ĐH.25B, ĐH.29C của Bà Rịa-Vũng Tàu kết nối với ĐT.764 và ĐT.765B Phía Đồng Nai. Quy mô các tuyến đường huyện kết nối tối thiểu đạt cấp IV-2 làn xe.

Phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế – xã hội của tỉnh

Phương án tổ chức không gian các hoạt động kinh tế – xã hội xác định các vùng trọng điểm, động lực phát triển kinh tế của tỉnh, là các vùng tập trung các hoạt động kinh tế, xã hội có vai trò như hạt nhân phát triển, dẫn dắt, lôi kéo sự phát triển các vùng xung quanh

Đến nay, về cơ bản trên phần lãnh thổ của tỉnh Đồng Nai đã cơ bản được định hình qua nhiều giai đoạn phát triển, với sự hình thành 3 vùng lãnh thổ phát triển, tương ứng với các trụ cột phát triển kinh tế của tỉnh. Như đã phân tích ở phần điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho thấy quy hoạch bố trí không gian phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay cơ bản đảm bảo phân vùng phát triển hợp lý; vừa phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng lãnh thổ, vừa giảm thiểu tác động xung đột giữa các ngành kinh tế trụ cột: Công nghiệp, thương mại dịch-dịch vụ, nông nghiệp; đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn.

Tuy nhiên, để tiếp tục phát huy tiềm năng và hiệu quả sử dụng không gian cho phát triển các hoạt động kinh tế – xã hội cần nghiên cứu, xem xét, điều chỉnh sử dụng không gian của tỉnh trong thời kỳ mới (2021-2030) với 03 vùng chức năng, đồng thời hình thành các trục động lực phát triển, nhằm vừa phát huy được tiềm năng, lợi thế của từng vùng lãnh thổ, vừa giảm thiểu tác động xung đột giữa các ngành kinh tế trụ cột: Công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp; đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn.

Đánh giá lợi thế về kết nối và các nền tảng cấp huyện/ xã mà tỉnh đã xây dựng trong thời kỳ quy hoạch trước, trong thời kỳ quy hoạch 2021-2030, tầm nhìn 2050 tổng thể toàn lãnh thổ tỉnh Đồng Nai sẽ được phân chia làm 3 tiểu vùng động lực với các chức năng kinh tế khác nhau.

Vùng phía Tây: vùng chức năng công nghiệp – dịch vụ – đô thị – đổi mới sáng tạo

Phạm vi không gian vùng

Nằm phía Tây của tỉnh, từ Vành đai 4 (tương lai) đến sông Đồng Nai. Bao gồm toàn TP Biên Hòa, toàn huyện Long Thành, toàn huyện Nhơn Trạch, Trảng Bom, và 08 xã Bình Hòa, Tân Bình, Bình Lợi, Thạnh Phú, Thiện Tâm, Tân An, Vĩnh Tân, Trị An và thị trấn Vĩnh An của huyện Vĩnh Cửu. Trong đó, hạt nhân phát triển chính là chuỗi thành phố Biên Hòa, Long Thành, Nhơn Trạch.

Định hướng chức năng phát triển tiểu vùng

Lấy công nghiệp, thương mại, dịch vụ gắn với đô thị hóa quy mô lớn làm động lực chủ đạo. Đây sẽ là khu vực tập trung phát triển các dịch vụ tài chính, Logistics và các dịch vụ phục vụ cảng Hàng không Quốc tế Long Thành.

Hướng đến phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đây cũng là nơi thích hợp để phát triển các loại hình du lịch gắn liền với các đô thị hiện đại, gắn với Cảng hàng không quốc tế và hệ thống đô thị, du lịch và dịch vụ thông minh ven sông Đồng Nai. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ yếu của vùng như:

  • Ngành chế tạo máy và cơ khí chính xác: chú trọng vào nhóm sản phẩm linh kiện giá trị cao để cung cấp cho các công ty công nghiệp lớn trên toàn cầu như máy móc sản xuất công, nông nghiệp, các thiết bị, máy móc thế hệ mới,… và tiến sâu hơn vào chuỗi giá trị của ngành, hướng đến tham gia mạnh mẽ vào bước R&D trong tầm nhìn đến năm 2050 trên cơ sở ứng dụng công nghệ 4.0, các công nghệ sản xuất thông minh và định hướng phát triển bền vững
  • Ngành điện, điện tử: tập trung nâng cao giá trị khâu sản xuất/lắp ráp linh kiện để chuỗi giá trị được phát huy hết tiềm năng, hướng đến tạo dựng sự tham gia sâu vào bước R&D
  • Ngành sản xuất phương tiện vận tải: thu hút các ngành đầu tư trong lĩnh vực sản xuất linh kiện, phụ tùng và lắp ráp máy bay của khu vực
  • Ngành hóa chất tiêu dùng: Phát triển bền vững và bao trùm cụm ngành công nghiệp hoá chất, đặc biệt là trong bước R&D, với vai trò là công nghiệp vật liệu của tỉnh, của vùng và cả nước, kết hợp với các ngành công nghiệp khác như sản xuất, chế biến thực phẩm, hóa mĩ phẩm…
  • Ngành sản xuất, chế biến thực phẩm: thu hút đầu tư sẽ bao gồm chế biến thực phẩm xuất khẩu và hướng tới các sản phẩm xử lý công nghệ cao như thịt có nguồn gốc thực vật, các sản phẩm thuần chay, thực phẩm ready-to-cook
  • Ngành sản phẩm thuốc, hóa dược và dược liệu: tập trung chính vào khâu sản xuất, đóng gói dược phẩm và hướng tới mở trung tâm nghiên cứu R&D toàn diện

Việc hiện đại hóa các ngành công nghiệp hiện hữu sẽ giúp vùng phía Tây Nam tỉnh Đồng Nai tiến nhanh hơn tới việc hình thành hệ sinh thái Công nghiệp 4.0 toàn diện:

  • Xây dựng hệ sinh thái Đô thị sân bay toàn diện với các dịch vụ đẳng cấp trong vùng, tập trung vào các lĩnh vực logistics – đào tạo – du lịch
  • Hệ sinh thái kinh tế sân bay: tạo lập hệ sinh thái tạo cơ chế hợp tác để khai thác tối đa hiệu quả các dịch vụ gắn với cảng hàng không quốc tế Long Thành
  • Trung tâm logistics hàng không: Xây dựng trung tâm logistics với kết nối đa phương tiện (đường bộ – thủy – sắt – hàng không) nằm cạnh sân bay Long Thành
  • Khu mậu dịch tự do: Lập khu mậu dịch tự do, thúc đẩy thương mại, xuất khẩu cho cả khu vực
  • Đô thị thông minh hiện đại: Xây dựng đô thị du lịch và dịch vụ thông minh hiện đại hàng đầu Việt Nam với hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại, bền vững, nằm ngoài sân bay phục vụ cho chuyên gia khách quốc tế lưu trú, mua sắm và giải trí
  • Tổ hợp giáo dục đào tạo: Thành lập các tổ hợp giáo dục đào tạo quốc tế hiện đại nằm ngoại vi sân bay
  • Trung tâm hội nghị, triển lãm, xúc tiến thương mại quốc tế: Thành lập các trung tâm hội nghị triển lãm đẳng cấp khu vực, nhắm tới sản phẩm du lịch kết hợp với hội thảo, hội nghị, và sự kiện (MICE), nhằm định vị Đồng Nai là trung tâm hội nghị của Châu Á.

Vùng phía Đông: vùng động lực công – nông nghiệp – dịch vụ

Phạm vi không gian vùng

Địa bàn chủ yếu phía Nam hồ Trị An và sông La Ngà, phía Tây Vành đai 4, bao gồm toàn TP Long Khánh, toàn huyện Cẩm Mỹ, toàn huyện Xuân Lộc, toàn huyện Thống Nhất, 05 xã Suối Nho, Phú Túc, Túc Trưng, Phú Cường, La Ngà của huyện Định Quán. Trong đó, lấy Long Khánh làm đô thị trung tâm.

Định hướng chức năng phát triển tiểu vùng

Lấy phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật, du lịch dịch vụ nghỉ dưỡng, thể thao làm động lực phát triển chủ đạo. Định hướng vùng này sẽ phát triển các ngành công nghiệp chuyên ngành, đô thị vừa và nhỏ, thể dục thể thao, kết hợp với hình thành các trung tâm dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng và phát triển văn hóa tâm linh.

Vùng phía Bắc: vùng động lực nông nghiệp – du lịch – sinh thái

Phạm vi không gian vùng

Địa bàn chủ yếu nằm ở phía Bắc hồ Trị An và sông La Ngà, gồm phần còn lại của huyện Vĩnh Cứu, phần còn lại của huyện Định Quán, toàn huyện Tân Phú. Lấy vành đai đô thị du lịch quanh Hồ Trị An và tuyến đô thị dọc QL.20, cao tốc Dầu Giây – Tân Phú làm trung tâm.

Định hướng chức năng phát triển tiểu vùng

Lấy bảo tồn, phát triển các giá trị sinh thái đặc trưng bản địa, gắn với đô thị hóa quy mô nhỏ làm động lực chủ đạo. Đây cũng là vùng chăn nuôi chính của tỉnh và vùng chuyên canh các cây công nghiệp lâu năm, động lực để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

Vùng phát triển nông nghiệp và cân bằng sinh thái ngoài vai trò phát triển kinh tế, ổn định đời sống dân cư khu vực nông thôn, đồng thời còn có vai trò rất lớn vào việc tăng mật độ che phủ của cây xanh, qua đó góp phần to lớn vào việc cân bằng sinh thái, điều chỉnh vi khí hậu, cải thiện môi trường; đặc biệt là bảo vệ nguồn nước ngọt cung cấp cho toàn bộ các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân cả thành thị, đã phát huy lợi thế về quỹ đất, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, nguồn nước, đồng thời kết nối không gian sản xuất với vùng sản xuất nông nghiệp của các tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận.

Tại vùng kinh tế này được nghiên cứu hình thành phát triển các vùng nông nghiệp nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và phát triển bền vững:

(1). Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, sinh thái, hữu cơ. Sản xuất nông nghiệp gắn với bảo vệ nguồn nước ngọt, ưu tiên bảo vệ và gia tăng chất lượng mật độ cây xanh.

(2). Các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ, khai thác khoáng sản… trong khu vực này cần được quản lý chặt chẽ theo quy hoạch, bảo đảm các yêu cầu nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường.

(3). Phát triển và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật một số CCN quy mô hợp lý, để tổ chức di dời toàn bộ các cơ sở công nghiệp trước đây đầu tư không theo quy hoạch vào các CCN.

(4). Phát triển một số điểm công nghiệp quy mô nhỏ tại các trung tâm xã, để phát triển các ngành nghề công nghiệp nông thôn không có nước thải trong quy trình sản xuất gia công.

(5). Có chính sách ưu tiên vốn đầu tư công thực hiện các chương trình phát triển nông thôn, đặc biệt là khu vực phía Bắc thuộc địa bàn các huyện Định Quán, Tân Phú và Vĩnh Cửu, nơi quy hoạch yêu cầu hạn chế phát triển công nghiệp phát thải cao, các hoạt động chăn nuôi để bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước.

Tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng nông thôn, đảm bảo điều kiện để hình thành các vùng nông thôn trù phú với không gian sống tiện nghi, hiện đại và văn minh.

Vùng phát triển nông nghiệp và duy trì cân bằng sinh thái được xác định là vùng phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ và phát triển bền vững (gắn với sinh thái và du lịch) làm động lực phát triển kinh tế vùng. Do đó, hạn chế quy hoạch phát triển các khu công nghiệp phát thải cao. Tiếp tục hoàn thiện, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp với quy mô vừa phải nhằm giữ chân lao động, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, tuy nhiên cần chọn lọc kỹ các ngành ít phát thải, giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Thu hút đầu tư vào ngành du lịch – đô thị sinh thái, tạo giá trị kinh tế cao, gắn với bảo vệ môi trường.

Các hành lang, vành đai kinh tế

3 phân vùng sẽ phát triển tập trung chủ yếu theo các trục động lực, gồm 6 hành lang và 3 vành đai như sau:

6 HÀNH LANG:

  • Hành lang dọc theo sông Đồng Nai: là trục vận tải hàng hải quốc gia, trục vận tải thủy nội địa, trục giao thông thủy đô thị – nông thôn, tuyến giao thông thủy du lịch, liên kết từ hồ Trị An đến ngã ba sông Soài Rạp – Lòng Tàu, trục phát triển đô thị – nông thôn và các khu chức năng chất lượng cao, trục cảnh quan bộ mặt của tỉnh Đồng Nai, trục cung cấp tài nguyên nước, đa dạng sinh học và điều hòa khí hậu cho các tỉnh thuộc lưu vực sông Đồng Nai.
  • Hành lang dọc theo Cao tốc Biên hòa – Vũng Tàu và Quốc lộ 51: là trục vận tải hàng hóa quan trọng phục vụ phát triển công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ, trục liên kết các đầu mối hạ tầng quốc gia trọng yếu (sân bay Biên Hòa, cảng Đồng Nai, sân bay Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải), trục liên kết phát triển giữa tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trục xương sống liên kết phát triển Vùng phía Tây tỉnh Đồng Nai (vùng động lực đô thị – dịch vụ – công nghiệp), trục chính phát triển đô thị Biên Hòa, Long Thành của tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ mới.
  • Hành lang dọc theo Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Phan Thiết: là trục thay thế vai trò xương sống giao thông vận tải quốc gia của Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc – Nam, trục liên kết TPHCM và các tỉnh phía Bắc của cả nước với sân bay Long Thành, trục liên kết lãnh thổ mới theo hướng Đông – Tây tỉnh Đồng Nai, trục cung cấp hàng hóa chính cho TPHCM từ các tỉnh phía Đông, trục chính phát triển đô thị – công nghiệp – dịch vụ của các địa phương Nhơn Trạch, Long Thành, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai trong thời kỳ mới.
  • Hành lang dọc theo Quốc lộ 1 và Đường sắt Bắc – Nam: là trục xương sống giao thông vận tải quốc gia truyền thống, trục liên kết TPHCM và các tỉnh phía Bắc của cả nước với sân bay lưỡng dụng Biên Hòa, trục liên kết lãnh thổ truyền thống theo hướng Đông – Tây tỉnh Đồng Nai, trục cung cấp hàng hóa chính cho TPHCM từ các tỉnh phía Đông, trục chính liên kết phát triển đô thị – công nghiệp – dịch vụ các địa phương Biên Hòa, Trảng Bom, Thống Nhất, Long Khánh, Xuân Phú của tỉnh Đồng Nai.
  • Hành lang dọc theo Quốc lộ 20 và Cao tốc Dầu Giây – Tân Phú: là trục liên kết Tây nguyên với vùng Đông Nam Bộ, là trục liên kết phát triển du lịch giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh Tây Nguyên, trục chính liên kết phát triển các địa phương Thống Nhất, Long Khánh, Định Quán, Tân Phú của tỉnh Đồng Nai.

Hành lang dọc theo Cao tốc Bến Lức – Long Thành: là trục liên kết vùng Đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ, là trục liên kết TPHCM với sân bay Long Thành và cảng Cái Mép – Thị Vải, là trục liên kết phát triển đô thị, công nghiệp, cảng biển, du lịch phía Nam tỉnh Đồng Nai.

3 VÀNH ĐAI:

  • Vành đai dọc theo đường Vành đai 4 vùng TP.HCM: là trục liên kết hạ tầng đầu mối quốc gia (sân bay Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải), trục liên kết quan trọng giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh và Bà Rịa – Vũng Tàu, vành đai phát triển công nghiệp tương lai của vùng TPHCM, trục vận tải công nghiệp chính của vùng Đông Nam Bộ, trục chính nối kết khu vực trung tâm tỉnh Đồng Nai với cửa biển quốc tế, trục chính liên kết phát triển các địa phương Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Long Thành, Cẩm Mỹ của tỉnh Đồng Nai.
  • Vành đai dọc theo Quốc lộ 56 và Đường tỉnh 762: là trục liên kết khu vực trung tâm giữa tỉnh Đồng Nai với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, vành đai phát triển công nghiệp tương lai (sau năm 2050) của vùng TPHCM, trục liên kết các địa bàn du lịch chính của tỉnh Đồng Nai với thành phố du lịch biển Vũng Tàu, một trong các trục chính của vùng phía Đông tỉnh Đồng Nai (vùng động lực nông nghiệp), trục liên kết phát triển các địa phương Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Long Khánh, Cẩm Mỹ của tỉnh Đồng Nai.
  • Vành đai dọc theo Đường tỉnh 761, 776, 763 và 765: là trục liên kết giữa tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trục liên kết các điểm du lịch hồ Trị An – Núi Chứa Chan – Hồ Sông Ray của tỉnh Đồng Nai và các thành phố du lịch biển của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, trục liên kết phát triển các địa phương Vĩnh Cửu, Định Quán, Cẩm Mỹ, Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai.

Phương án tổ chức liên kết không gian các hoạt động kinh tế – xã hội của tỉnh, cơ chế phối hợp tổ chức phát triển không gian liên huyện

Không gian các hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai được liên kết thông qua hệ thông hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy. Trong đó, hệ thống đường quốc lộ, cao tốc và đương sắt đã và đang hình thành các liên kết dọc và liên kết ngang nội tỉnh. Đồng thời, hệ thống sông Đồng Nai tạo ra các liên kết các không gian ven sông dọc đồng bộ. Cụ thể:

Tổ chức liên kết không gian các hoạt động kinh tế – xã hội của tỉnh

Xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng mạng lưới đường giao thông, kết nối mạng lưới viễn thông, cơ sở hạ tầng truyền phát điện, năng lượng là những giải pháp cơ bản để tổ chức liên kết không gian các hoạt động kinh tế – xã hội của tỉnh.

Phương án liên kết không gian của tỉnh Đồng Nai được xây dựng trên cơ sở các trục giao thông chính như sau:

Các trục liên kết theo hướng Bắc – Nam và Tây Bắc – Đông Nam (liên kết dọc)

1/. Hành lang Bắc – Nam: là hàng lang vùng, quốc gia. Hành lang quan trọng của cả nước do QL.1, đường sắt Bắc-nam và cao tốc Bắc-Nam đảm nhận.

2/. Hành lang cao tốc Tp. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây – Phan Thiết: kết nối tỉnh Đồng Nai với TP. HCM và các tỉnh Nam Trung Bộ

3/. Hành lang cao tốc Dầu Giây-Liên Khung và QL.20B kết nối các đô thị và KCN phía bắc của tỉnh

4/. Quốc lộ 56: đoạn qua địa phận tỉnh Đồng Nai dài 18km, điểm đầu giao Quốc lộ 1 tại Thành phố Long Khánh; điểm cuối giáp ranh tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

5/. QL.56B: điểm đầu QL.56 tại thành phố Long Khánh, Đồng Nai, điểm cuối Cửa khẩu Phước Tân, Tây Ninh. Đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai dài khoảng 38km

Các trục chính liên kết theo hướng Đông – Tây (liên kết ngang)

1/. Hành lang QL.51: kết nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, hệ thống cảng biển nước sâu Cái Mép – Thị Vải.

2/. Hành lang đường vành Đai 4 kết nối tỉnh Đồng nai với tỉnh BR-VT, Bình Dương, TP. HCM, Long An

Các trục giao thông trên là các trục chính của mạng lưới giao thông tỉnh. Dựa trên các trục giao thông chính như trên, tổ chức nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hệ thống đường tỉnh, đường huyện và kết nối với các trục giao thông chính nhằm thúc đẩy liên kết không gian trên phạm vi toàn tỉnh, giảm thời gian, chi phí đi lại giữa các vùng, khu vực trong tỉnh và từng bước nâng cấp năng lực vận tải của hệ thống. Chi tiết các dự án đầu tư hệ thống giao thông được xác định trong Phương án phát triển mạng lưới giao thông.

  • Tổ chức liên kết không gian theo hành lang sông Đồng Nai

Định hướng phát triển đô thị, nông thôn và khu chức năng ven sông theo 05 phân đoạn như sau:

  • Đoạn 1: Tân Phú – Định Quán

– Bảo tồn thiên nhiên: xác định các khống chế bảo tồn cảnh quan và hệ sinh thái trước khi quy hoạch phát triển.

– Dự án tiềm năng: Du lịch sinh thái ven Sông Đồng Nai nhánh Bắc Hồ Trị An, các điểm du lịch cộng đồng Thác Trời, Tà Lai, Thác Thượng, Thác Ba Zọt, Đảo Thiên Đường.

– Giải pháp: Thị trấn Tân Phú và Định Quán là đầu mối du lịch: phát riển trung tâm thông tin và dịch vụ du lịch tại trung tâm thị trấn, kết nối tuyến du lịch ngay từ nút vào cao tốc Dầu Giây – Tân Phú. Liên kết phát triển du lịch với thị trấn Đạ Tẻh (Lâm Đồng). Kết nối tuyến du lịch VQG Nam Cát Tiên với tuyến du lịch sông. Bố trí dịch vụ VCGT nước tại các địa điểm du lịch và các khu vực mặt nước lớn. Bố trí giao thông thủy du lịch trên các đoạn sông không có thác. Bố trí hành trình du lịch bằng xe đạp, xe máy, xe bus theo tuyến đường ven sông nối từ Hồ Trị An đến cửa Vườn Quốc gia. Liên kết tuyến du lịch soogn Đồng Nai với sông La Ngà.

  • Đoạn 2: Hồ Trị An

– Bảo tồn thiên nhiên: xác định các khống chế bảo tồn cảnh quan và hệ sinh thái trước khi quy hoạch phát triển.

– Tiềm năng: Tuyến (vòng tròn) du lịch nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá xung quanh hồ Trị An, phối hợp phát triển dịch vụ du lịch cộng đồng tại các trung tâm các xã Phú Lý, Hiếu Liêm, Trị An, Thanh Bình, Phú Túc, La Ngà, Phú Ngọc, Ngọc Định, Thanh Sơn.

– Giải pháp: Thị trấn Vĩnh An, Đô thị Phú Túc, La Ngà, Phú Lý là các trung tâm dịc đầu mốid u lịch. Phân đoạn du lịch thành 4 tuyến theo 4 cạnh hồ. Xây mới cầu Hiếu Liêm. Cải tạo đương quanh hồ và các đường tiếp cận mặt nước. Phát triển các điểm du lịch ven hồ (theo Đề án), chú ý tuân thủ các quy định bảo tồn. Phát triển dịch vụ du ngoạn mặt nước và các trò chơi giải trí trên nước. Phát triển 1 khu dịch vụ du lịch cao cấp (có thể có sân golf) gần hồ, ven QL.20. Đề xuất danh hiệu Khu du lịch quốc gia Trị An – Nam Cát Tiên trong phạm vi 3 huyện Vĩnh Cửu, Tân Phú, Định Quán.

  • Đoạn 3: Vĩnh Cửu Tây

– Cảnh quan nông nghiệp và đô thị sinh thái.

– Tiềm năng: Đô thị sinh thái gắn với phát triển công nghiệp đường Vành đai 4 gồm các xã Tân Bình, Bình Hoà, Bình Lợi; Thiện Tân, Thạnh Phú.

– Cầu Thủ Biên; Các cầu xây mới: cầu Lạc An, cầu Thiện Tân, cầu Tân Mỹ, cầu Bạch Đằng, cầu Tân Lương để kết nối ĐT.768 thuộc tỉnh Đồng Nai với ĐT.746 Bình Dương.

– Đường giao thông: đường ĐT.768.

  • Đoạn 4: Biên Hoà – Long Thành

Thành phố 2 bên sông là điều sẽ diễn ra ở tương lai, dọc theo mặt tiền sông Đồng Nai của thành phố Biên Hòa. Có đặc điểm chảy xuyên qua lòng đô thị, nên từ lâu, sông Đồng Nai được xem là trục chính để phát triển hạ tầng, cảnh quan, tạo động lực phát triển kinh tế và đô thị ven sông với quy mô ngày càng lớn trong thời gian tới.

– Tăng cường kết nối cầu với tỉnh Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh;

– Giảm, tập trung hóa các bến thủy và cảng biển, tối ưu hóa mặt tiền xanh đô thị.

– Xây dựng tuyến đường kè sông dành cho xe bus điện nhỏ, dạo bộ, xe đạp.

– Xây dựng, tôn tạo tuyến cảnh quan xanh, công viên VCGT ven sông.

– Xây dựng quảng trường ven sông (công viên Nguyễn Văn Trị), kết hợp với cải tạo mặt tiền khu trung tâm hiện hữu thành phố Biên Hòa.

– Hình thành tuyến giao thông công cộng đường thủy sông Đồng Nai phục vụ du lịch và dân cư. Bố trí các bến sông kết hợp với bến giao thông công cộng trên bộ trong khoảng cách 400-500m.

– Hình thành tuyến giao thông công cộng (chủ yếu đi theo Hương lộ 5) liên kết các trung tâm đô thị bên sông. Phát triển mạng lưới trung tâm TOD: kết nối bến giao thông công cộng đa phương tiện, tạo trung tâm trong bán kính đi bộ, thúc đẩy hoạt động đô thị tại các trung tâm, phát triển công trình phù hợp tại trung tâm.

– Xây dựng Cù lao Hiệp Hòa với chức năng Trung tâm lịch sử văn hoá, thương mại tài chính, sinh thái vùng, trung tâm hạt nhân của đô thị Biên Hòa.

– Xây dựng Cù lao Ba Xê với chức năng công viên chuyên đề VCGT nước.

– Xây dựng các cầu mới qua sông: nâng cấp cảnh quan kiến trúc quảng trường, nút giao đầu cầu.

– Kết nối cửa sân bay Biên Hòa với tuyến giao thông công cộng ven sông.

– Quy hoạch các khu phố mới với các đường chính vuông góc sông để tận dụng tầm nhìn ra sông.

– Khai thác mặt nước lớn cho các hoạt động giải trí.

– Kiểm soát theo quy hoạch đô thị các dự án khu đô thị mới, các khu vui chơi giải trí, điểm du lịch văn hóa đang hình thành dọc theo tuyến sông Đồng Nai đoạn qua thành phố Biên Hoà, huyện Long Thành và Nhơn Trạch như: Cù lao Ba Xê, Khu du lịch Bửu Long, Du lịch văn hoá, lịch sử Cù lao Phố…, Khu dân cư dịch vụ và du lịch Cù lao Tân Vạn, khoảng 48 ha, Aqua City Novaland: khoảng 1.085 ha, Waterfront Nam Long: khoảng 170 ha, Phoenix Island Đảo Phụng Hoàng: khoảng 286 ha,  Sân Bay Nhơn Trạch: khoảng 200 ha, Khu đô thị sinh thái Đại Phước: khoảng 550 ha.

– Phát triển tuyến giao thông du lịch đường thủy trên sông Đồng Nai, phối hợp với tuyến giao thông công cộng nối các trung tâm đô thị, hình thành các trung tâm TOD. Tập trung các chức năng công cộng dịch vụ tại trung tâm TOD để tạo động lực phát triển đô thị.

– Phát triển không gian công cộng, không gian cây xanh, thiết kế chất lượng cao không gian tiếp xúc mặt nước để nâng cao giá trị toàn tuyến. Xây dựng tuyến đường dạo ven sông phù hợp giao thông chậm.

– Quy hoạch bờ Đông: Trung tâm đô thị ven sông.

– Quy hoạch bờ Tây: Trung tâm đô thị vành đai 3, kết nối Dĩ An.

– Cầu Hoá An, cầu Ghềnh, cầu Bửu Hoà, cầu Thanh Hội 2 (xây mới).

– Cầu Đồng Nai, cầu Metro 1 (xây mới), cầu ĐS Hòa Hưng – Trảng Bom;

– Cầu Long Thành hiện hữu; cầu Đồng Nai 2 (xây mới): Kết nối huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh;

– Đường ven sông Đồng Nai từ cầu Hoá An đến giáp huyện Vĩnh Cửu).

– Dự án: Khu du lịch Bửu Long, Khu đô thị sân bay Biên Hoà, Khu du lịch Hoá An, Khu LSVH Cù lao Phố, Khu đô thị cao cấp Cù lao Tân Vạn, Khu đô thị kinh tế mở Long Hưng; Khu du lịch và đô thị Sơn Tiên, Cù lao Ba Xê, sân golf Long Thành; Khu đô thị Long Thành (giáp sông Đồng Nai, phía Tây thị trấn Long Thành) 2.560 ha.

  • Đoạn 5: Nhơn Trạch

– Cầu Nhơn Trạch 1 (đang triển khai xây dựng trên đường Vành đai 3); cầu Cát Lái;

– Cầu Phước Khánh (đang triển khai xây dựng trên đường cao tốc Bến Lức – Long Thành); cầu Phú Mỹ 2 Kết nối huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và khu Nam (Quận 7) – Thành phố Hồ Chí Minh;

– Dự án: Khu đô thị cao cấp Cù lao Đại Phước, Khu công nghiệp Ông Kèo, Khu du lịch rừng ngập mặn Cần Giờ.

Cơ chế phối hợp tổ chức phát triển không gian liên huyện

Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức quản lý phát triển không gian liên huyện của tỉnh thông qua việc lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch cấp tỉnh và liên huyện; tổ chức đầu tư, xây dựng theo các quy hoạch, kế hoạch cấp tỉnh, liên huyện; điều phối và hỗ trợ Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố thực hiện các quy hoạch, kế hoạch ở cấp huyện. Uỷ ban nhân dân huyện là đầu mối quản lý công tác thực hiện, xây dựng đồ án quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, đô thị, hạ tầng, nông thôn trên địa bàn được giao quản lý theo quy hoạch được phê duyệt.

Uỷ ban nhân dân tỉnh kiến nghị Chính phủ, các Bộ, các cơ quan quản lý chuyên ngành ở cấp Trung ương quy hoạch, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phù hợp với nhu cầu phát triển của địa phương: Các tuyến cao tốc, quốc lộ trên địa bàn tỉnh, hệ thống điện cao áp, công trình thủy lợi cấp quốc gia, cơ sở y tế do Trung ương đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho Tỉnh và các huyện, thành phố phát triển.

Uỷ ban nhân dân tỉnh chịu trách nhiệm kiến thiết các công trình hạ tầng kỹ thuật: giao thông, cấp điện, thủy lợi, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải, viễn thông cấp tỉnh và liên huyện trên địa bàn toàn tỉnh; kết nối hạ tầng kỹ thuật do tỉnh quản lý với hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia do Trung ương quản lý; đấu nối hạ tầng kỹ thuật do tỉnh quản lý với hạ tầng kỹ thuật do cấp huyện quản lý nhằm tạo điều kiện cho thành phố và các huyện phát triển kinh tế-xã hội.

Tổ chức hệ thống thông tin liên lạc và báo cáo định kỳ thống nhất trong toàn tỉnh, cho phép liên thông thông tin, tra cứu chéo giữa chính quyền các huyện nhằm tạo thuận lợi cho công tác phối hợp quản lý liên huyện. Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện bố trí thường trực liên lạc để xử lý các sự vụ phát sinh trong quá trình tổ chức lập quy hoạch, tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển không gian, quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch phát triển hạ tầng xã hội có yếu tố liên huyện.

Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các huyện thông qua các báo cáo định kỳ, các cuộc họp liên cấp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh các đề xuất phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và các hỗ trợ cần thiết khác nhằm mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của từng huyện.

Trong quá trình triển khai, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phối hợp chặt chẽ với các địa phương khác khi nhận được các đề xuất dự án đầu tư có phạm vi liên huyện, đảm bảo lựa chọn dự án và vị trí thực hiện dự án phù hợp, thống nhất với kế hoạch tổ chức sắp xếp không gian liên huyện, và quy hoạch các vùng huyện.

Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với các huyện ban hành cơ chế phối hợp trong thực hiện các dự án có phạm vi không gian liên huyện, tạo điều kiện cho các dự án liên huyện thực hiện thuận lợi.

Uỷ ban nhân dân các huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy hoạch đô thị, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội được giao quản lý, thực hiện nhằm góp phần vào công cuộc phát triển không gian kinh tế – xã hội toàn tỉnh.

Tài liệu, bản đồ quy hoạch tỉnh Đồng Nai

Lưu ý: Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình rà soát sau thẩm định

Hồ sơ báo cáo quy hoạch tỉnh Đồng Nai thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bản đồ quy hoạch:

(VLG) NDDX 09. PA Phân bổ đất đai

(VLG) NDDX 10. Khoáng Sản

(VLG) NDDX 26. PA Thương mại – Dịch vụ

(VLG) NDDX 28. Hạ tầng điện

(VLG) NDDX 30. Phương án phát triển hạ tầng du lịch, các khu điểm phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến 2030

(VLG) NDDX 31. PAPT cơ sở báo chí, PTTH, TTCS, TTĐN

(VLG) NDDX 32. Phương án phát triển viễn thông_ công nghệ thông tin

(VLG) NDDX 33. Phương án phát triển hạ tầng KHCN

(VLG) NDDX 34. Phương án Phát triển mạng lưới Y tế

(VLG) NDDX 35. Phương án phát triển giáo dục

(VLG) NDDX 37. Phương án phát triển hạ tầng Giáo dục nghề nghiệp

(VLG) NDĐX 29. Ban do phuong an phat trien van hoa, the thao, khu bao ton, khu di tich tinh Dong Nai

(VLG) NFDX 36. PAPT mạng lưới cơ sở TGXH, NCC với cách mạng

ND ĐX 13 Phương án phát triển HTGTVT

NDĐX 06-Phương án phát triển nông nghiệp

NDĐX 08-Phương án phát triển HTTL-PCTT

NDĐX 11-Phương án phát triển Tài nguyên nước

NDĐX 12-Phương án BVMT-ĐDSH

NDĐX25_Phương án phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển khu cụm công nghiệp, làng nghề

Tổng hợp bởi Duan24h.net


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

5/5 - (1 bình chọn)
Bài trướcVụ án liên quan đến ông Trần Quí Thanh (Tân Hiệp Phát)
Bài tiếp theoXây dựng kho dữ liệu bất động sản, đầy đủ và chính xác

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây