Quy hoạch khu, cụm công nghiệp thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thực trạng công nghiệp TP Đà Nẵng

– Có 06 KCN, hầu như đều phân bố tập trung chủ yếu ở Quận Liên Chiểu với 3 KCN lớn là Hoà Khánh, Liên Chiểu và Hoà Khánh mở rộng.

– Có 01 CCN đã đi vào hoạt động ổn định là CCN Thanh Vinh mở rộng. Ngoài CCN Thanh Vinh, hiện còn có 2 CCN làng nghề tiểu thủ công nghiệp nổi tiếng và có quy mô sản xuất tương đối phát triển là Làng nghề truyền thống điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước và Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn; và 03 dự án CCN mới đang triển khai công tác đầu tư xây dựng gồm: CCN Cẩm Lệ; CCN Hòa Nhơn và CCN Hòa Khánh Nam.

Quy hoạch khu, cụm công nghiệp TP Đà Nẵng

Khu công nghiệp

Đối với các khu công nghiệp hiện có:

– Chuyển đổi KCN Đà Nẵng thành Khu phố tài chính quốc tế An Đồn, hình thành đô thị hiện đại, trở thành trung tâm kinh tế mới của thành phố.

– Điều chỉnh quy hoạch KCN Dịch vụ thủy sản Đà Nẵng theo hướng kết hợp giữa chế biến thủy sản, thương mại dịch vụ hậu cần và logistics. Chuyển đổi các dự án tiếp giáp khu vực dân cư thành các dự án thương mại dịch vụ hậu cần và logistics; khu vực tiếp giáp với Khu dịch vụ Âu thuyền Thọ Quang tiếp tục bố trí các dự án sản xuất trên cơ sở đầu tư nâng cấp công nghệ tiên tiến, đảm bảo tốt về môi trường.

– Chuyển đổi KCN Hòa Khánh đáp ứng tiêu chí mô hình KCN sinh thái. Trên cơ sở thực tiễn áp dụng tại KCN Hòa Khánh, nghiên cứu ứng dụng cho KCN Hòa Khánh mở rộng và KCN Hòa Cầm giai đoạn 1 trong điều kiện nguồn lực cho phép. Trong dài hạn, cần kết hợp xây dựng lộ trình chuyển đổi công nghệ, di dời, điều chỉnh, bổ sung ngành nghề thu hút dầu tư theo định hướng áp dụng sản xuất sạch hơn và chuyên sâu hơn trong công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện hợp tác để hình thành các mạng lưới cộng sinh công nghiệp.

– Tiếp tục rà soát, thu hồi các dự án chậm triển khai, sử dụng không đúng mục đích trong các KCN; phối hợp rà soát quỹ đất chưa khai thác tại các KCN Liên Chiểu, Hòa Cầm giai đoạn 1 để tiếp tục phối hợp xúc tiến đầu tư.

– Tiếp tục rà soát các vấn đề liên quan đến khoảng cách ly an toàn vệ sinh, ô nhiễm môi trường; triển khai các hoạt động đầu tư nâng cấp, cải tạo hệ thống hạ tầng, như cấp nước, thoát nước, xử lý chất thải, hệ thống giao thông nội khu…, trong đó, chú trọng đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN Hòa Khánh, Hòa Khánh mở rộng (nâng cấp Trạm từ 5.000 lên 10.000 m3/ngày đêm) theo quy chuẩn xả thải QCVN 40:2011 (Cột A) hoặc cao hơn theo tiêu chuẩn hiện hành trước năm 2025.

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 10:41 PM, 25/04/2024)


Đối với các khu công nghiệp mới:

– Hình thành mới các KCN: KCN hỗ trợ công nghệ cao, KCN Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Nhơn và Hòa Ninh với tổng diện tích 771 ha. Ưu tiên thu hút đầu tư vào các KCN theo hướng công nghiệp chuyên sâu, hình thành các cụm liên kết công nghiệp với các KCN hiện hữu. Ưu tiên đầu tư KCN Hòa Cầm giai đoạn 2 và KCN Hòa Ninh để đáp ứng nhu cầu hạ tầng công nghiệp.

– Nghiên cứu quy hoạch bổ sung 01 KCN mới (khoảng 456 ha) để bố trí di dời các dự án công nghiệp tại KCN Liên Chiểu trong trường hợp chuyển đổi để phát triển dịch vụ logistics phục vụ cảng Liên Chiểu.

– Quy hoạch khu chế xuất hàng xuất khẩu liên hợp gắn với tổ hợp Khu CNC Đà Nẵng theo mô hình công xưởng cao tầng (tiết kiệm diện tích đất và nâng cao mật độ kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất).

– Khi lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng của các KCN mới cần lưu ý việc bố trí diện tích đất phù hợp để xây dựng nhà ở cho công nhân, thiết chế của công đoàn, đảm bảo đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội để phục vụ công nhân, người lao động làm việc tại các KCN.

Khu công nghệ cao

– Sớm đưa các khu chức năng của khu công nghệ cao vào hoạt động trước năm 2025. Điều chỉnh, mở rộng Khu Công nghệ cao Đà Nẵng (diện tích 1.710 ha) trở thành khu đô thị sáng tạo – khoa học – công nghệ đạt đẳng cấp quốc tế.

– Kết nối các KCN hỗ trợ khu công nghệ cao và KCN Hòa Ninh để hình thành các khu, cụm công nghiệp vệ tinh, liên kết hỗ trợ sản xuất với Khu Công nghệ cao.

Quy hoạch khu công nghiệp, khu công nghệ cao TP Đà Nẵng
Quy hoạch khu công nghiệp, khu công nghệ cao TP Đà Nẵng

Cụm công nghiệp

Đối với các CCN làng nghề hiện hữu

– Chuyển đổi mục đích sử dụng đất toàn bộ CCN Thanh Vinh mở rộng sang các lĩnh vực khác phù hợp với điều chỉnh quy hoạch chung tại khu vực. Di dời các dự án hiện có tại CCN này đến các KCN, CCN phù hợp trên địa bàn thành phố.

– Đối với Làng nghề điêu khắc đá mỹ nghệ Non Nước: Di dời hoạt động tập kết nguyên vật liệu, các công đoạn chế tác thô và các hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường tại làng nghề vào khu, cụm công nghiệp phù hợp (KCN Hòa Nhơn); tập trung chỉnh trang và phát triển làng nghề ở địa điểm hiện tại theo hướng chế tác tinh, trình diễn kỹ thuật, trưng bày và bán sản phẩm phục vụ du lịch; tiến hành thủ tục thành lập CCN làng nghề theo quy định; không tiếp tục mở rộng quy mô diện tích làng nghề. này.

– Đối với Làng nghề đá chẻ Hòa Sơn: Tiến hành thủ tục thành lập CCN làng nghề theo quy định; Tập trung hoàn thành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và bố trí di dời toàn bộ các cơ sở sản xuất đá chẻ vào làng nghề theo quy hoạch; nghiên cứu mở rộng quy mô diện tích làng nghề theo nhu cầu phát triển sản xuất thực tế.

– Đối với các làng nghề tiểu thủ công nghiệp khác (nước nắm Nam Ô; bánh tráng Túy Loan; bánh khô mè Cẩm Lệ; chiếu Cẩm Nê; rượu cần Phú Túc; nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Cơ Tu…): Phát triển làng nghề trên cơ sở khai thác lợi thế về sinh thái, bảo vệ môi trường; đầu tư chiều sâu, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ để nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng; gắn hoạt động kinh tế của làng nghề với hoạt động du lịch và bảo tồn phát triển văn hóa truyền thống.

Đối với các CCN đầu tư mới

– Triển khai đầu tư xây dựng và sớm đưa vào hoạt động các CCN: CCN Cẩm Lệ, CCN Hòa Nhơn, CCN Hòa Khánh Nam.

– Bổ sung quy hoạch 09 CCN mới trên địa bàn huyện Hòa Vang (tổng diện tích khoảng 587 ha) (chủ yếu tại các khu vực đã quy hoạch là đất công nghiệp, kho tàng, đất sản xuất phi nông nghiệp và một phần hiện trạng là đất rừng, đất khai khoáng, đất mồ mả, đất ở…), tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư, phát triển sản xuất của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa và bố trí di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi các khu dân cư.

Quy hoạch cụm công nghiệp TP Đà Nẵng
Quy hoạch cụm công nghiệp TP Đà Nẵng (nhấn vào hình để xem kích thước đầy đủ)

Hồ sơ QH TP Đà Nẵng 2030

Bản đồ QHKCN TP Đà Nẵng (83,7 MB)

Bản đồ QHCCN TP Đà Nẵng (75,6 MB)

Tổng hợp Duan24h.net

(Quy hoạch khu, cụm công nghiệp TP Đà Nẵng : Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê, Hòa Vang, Hoàng Sa.)

4.7/5 - (7 bình chọn)


Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
| FACEBOOK
Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

Bài trướcBản đồ quy hoạch sử dụng đất Thành phố Đà Nẵng
Bài tiếp theoQuy hoạch du lịch Thành phố Đà Nẵng đến năm 2030

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây