Cài app VNeTraffic tra cứu phạt nguội và trình tự xử lý

669
Cài app VNeTraffic tra cứu phạt nguội và trình tự xử lý
Cài app VNeTraffic tra cứu phạt nguội và trình tự xử lý
Mục lục

    Bắt đầu từ ngày 1/1/2025, Thông tư số 73/2024/TT-BCA do Bộ Công an ban hành sẽ chính thức có hiệu lực, mang lại nhiều đổi mới quan trọng trong việc tuần tra, kiểm soát và xử lý các vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

    Tra cứu vi phạm giao thông qua Ứng dụng VNeTraffic

    Theo Thông tư này, người dân có thể sử dụng ứng dụng VNeTraffic để tra cứu các thông tin liên quan đến vi phạm giao thông, giấy tờ phương tiện và tuân thủ quy định pháp luật. Ứng dụng này còn hỗ trợ lực lượng chức năng trong việc kiểm tra và xử lý vi phạm hiệu quả hơn.

    Tại Điều 24 Thông tư 73, quy định rằng cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ thông báo vi phạm qua phương thức điện tử trên ứng dụng VNeTraffic khi đã đầy đủ các yêu cầu về hạ tầng và kỹ thuật.

    Nội Dung Đề Xuất


    Cài đặt ứng dụng Vne Trafifc để tra cứu lỗi vi phạm giao thông
    Cài đặt ứng dụng Vne Trafifc để tra cứu lỗi vi phạm giao thông

    Cài đặt Vne Traffic trên điện thoại Android 

    Cài đặt Vne Traffic trên Ios


    Thông tin vi phạm giao thông được cập nhật

    Mọi thông tin liên quan đến phương tiện vi phạm, bao gồm:

    • Loại phương tiện;
    • Biển số, màu biển số;
    • Thời gian, địa điểm, hành vi vi phạm;
    • Đơn vị phát hiện vi phạm;
    • Đơn vị giải quyết, số điện thoại liên hệ;

    Các thông tin sẽ được cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục CSGT và trên VNeTraffic, giúp tổ chức, cá nhân dễ dàng tra cứu và giải quyết vi phạm.

    Ngoài ra, VNeTraffic còn thông báo việc tước quyền sử dụng giấy phép trên môi trường điện tử, để người vi phạm và chủ phương tiện nắm rõ, chấp hành quy định.

    Tra cứu phạt nguội lỗi vi phạm giao thông
    Tra cứu phạt nguội lỗi vi phạm giao thông

    Trình tự xử lý “phạt nguội” từ ngày 1/1/2025

    Theo quy định tại Điều 24 Thông tư 73/2024/TT-BCA, quy trình xử lý các trường hợp vi phạm giao thông được phát hiện qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ nhưng không thể dừng phương tiện tại chỗ bao gồm 4 bước cụ thể như sau:

    Bước 1: Xác định thông tin phương tiện và người vi phạm

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan Công an có thẩm quyền xử phạt phải tra cứu thông tin về phương tiện giao thông, chủ sở hữu phương tiện, tổ chức hoặc cá nhân liên quan đến hành vi vi phạm qua:

    • Cơ quan đăng ký xe.
    • Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
    • Các cơ quan, tổ chức liên quan.

    Bước 2: Xác định thẩm quyền xử phạt

    Trường hợp 1: Chủ phương tiện, tổ chức, hoặc cá nhân liên quan không cư trú hoặc không đặt trụ sở tại địa bàn cấp huyện nơi phát hiện vi phạm:

    Nếu vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt của Trưởng Công an xã, phường, thị trấn: Chuyển kết quả vi phạm đến Công an nơi chủ phương tiện, tổ chức, hoặc cá nhân cư trú hoặc đặt trụ sở để giải quyết, nếu hệ thống mạng kết nối điện tử đã được trang bị.

    Nếu vi phạm không thuộc thẩm quyền của Công an cấp xã hoặc nơi đó chưa có hệ thống mạng kết nối điện tử:

    • Chuyển kết quả vi phạm đến Công an cấp huyện nơi chủ phương tiện, tổ chức, hoặc cá nhân liên quan cư trú hoặc đặt trụ sở.
    • Xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 135/2021/NĐ-CP.

    Bước 3: Gửi thông báo đến chủ phương tiện, người vi phạm

    Người có thẩm quyền xử phạt gửi thông báo yêu cầu chủ phương tiện hoặc cá nhân vi phạm đến:

    • Trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm hành chính.
    • Hoặc đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn hoặc Công an cấp huyện nơi cư trú (nếu việc đi lại gặp khó khăn).

    Hình thức gửi thông báo:

    • Thông báo bằng văn bản.
    • Qua phương thức điện tử trên ứng dụng VNeTraffic nếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật cho phép.

    Thông tin công khai:

    • Loại phương tiện, biển số xe.
    • Thời gian, địa điểm và hành vi vi phạm.
    • Đơn vị phát hiện vi phạm.
    • Đơn vị xử lý và số điện thoại liên hệ.
    • Được cập nhật trên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông và App VNeTraffic để cá nhân, tổ chức tra cứu.

    Bước 4: Người vi phạm đến cơ quan Công an để giải quyết

    Khi người vi phạm đến giải quyết:

    Cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm hoặc nơi nhận chuyển giao vụ việc thực hiện xử lý.

    Thông báo ngay kết quả xử lý:

    • Cập nhật trạng thái xử lý lên Trang thông tin điện tử của Cục Cảnh sát giao thông.
    • Gỡ bỏ cảnh báo phương tiện vi phạm trên cơ sở dữ liệu.
    • Gửi thông báo kết thúc cảnh báo đến cơ quan đăng kiểm và cơ quan đăng ký xe.

    Trường hợp quá hạn:

    Sau 20 ngày kể từ ngày gửi thông báo, nếu người vi phạm không đến giải quyết hoặc cơ quan Công an chưa nhận kết quả xử lý từ nơi khác, cơ quan Công an nơi phát hiện vi phạm sẽ:

    • Gửi thông báo cảnh báo phương tiện vi phạm đến cơ quan đăng kiểm (đối với xe cần kiểm định).
    • Đối với xe mô tô, xe gắn máy, gửi thông báo đến Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
    • Công an xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chuyển thông báo đến chủ phương tiện và cập nhật kết quả làm việc về cho cơ quan phát hiện vi phạm.

    Quy trình trên đảm bảo việc xử lý vi phạm diễn ra minh bạch, chính xác và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tra cứu, giải quyết các vi phạm hành chính.

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây