Bình Dương: Doanh nghiệp “xẻ thịt” đất công viên để kinh doanh

104
Mục lục

    Công viên Thủ Dầu Một (Bình Dương) ra đời từ hàng chục năm qua nhằm phục vụ cho người dân địa phương có nơi giải trí, nghỉ ngơi. Thế nhưng, hiện nay công viên này mang một tên gọi khác và trở thành điểm kinh doanh quy mô lớn của doanh nghiệp.

    Cổng vào Công viên văn hóa Thanh Lễ.
    Cổng vào Công viên văn hóa Thanh Lễ.
    “Xẻ thịt” đất công viên

    Cái tên Công viên Thủ Dầu Một đã đi vào dĩ vãng với người dân nơi đây khi nhiều năm qua xuất hiện cái tên mới “Công viên văn hóa Thanh Lễ”. Từ khi công viên này khoác lên tên mới cũng là lúc nơi đây không còn là điểm dành riêng cho người dân địa phương đến vui chơi, giải trí.

    Công viên Thủ Dầu Một tọa lạc bên đường Đại lộ Bình Dương thuộc phường Hiệp Thanh, TP. Thủ Dầu Một. Năm 2010, tỉnh Bình Dương có chủ trương chấp thuận phương án đầu tư và khai thác dự án Công viên Văn hóa Thanh Lễ theo đề nghị của Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ (gọi tắt Công ty Thanh Lễ). Cụ thể, như điều chỉnh diện tích phần công viên từ 26 ha xuống 10 ha, bao gồm 8,74 ha đất của Công viên Thủ Dầu Một cũ và 1,26 ha đất mở rộng.

    Tỉnh này cũng chấp thuận cho Công ty Thanh Lễ được quy hoạch phần diện tích 14,5 ha; trong đó phần diện tích công viên điều chỉnh giảm để làm khu dân cư, đô thị và thương mại dịch vụ. Sau đó, năm 2014, Công ty này mới lập thuyết minh tổng hợp về đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Công viên Văn hóa Thanh Lễ.

    Tuy nhiên, từ đó đến nay, đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 nói trên vẫn chưa được cấp có thẩm quyền của tỉnh Bình Dương phê duyệt theo quy định.


    Chuỗi nhà hàng hạng sang xây dựng trong công viên.
    Chuỗi nhà hàng hạng sang xây dựng trong công viên.

    Trong khi đồ án chưa được phê duyệt thì tại công viên này những công trình xây dựng hoành tráng mọc lên như: Nhà hàng tiệc cưới hạng sang, điểm mua bán thực phẩm, quán cà phê phong cách Hàn Quốc, khu chơi games… chiếm hầu hết diện tích công viên khiến người dân “hết chổ” vui chơi giải trí.

    Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, bên trong công viên mang tên gọi mới Công viên văn hóa Thanh Lễ này là chuỗi nhà hàng quy mô lớn thuộc hạng sang trọng. Bên cạnh đó, những dịch vụ khác cũng “ăn theo”.

    Cụ thể, tại đây mọc lên những cửa kinh doanh khác như: Quán cà phê Hàn Quốc, kinh doanh hồ bơi, các lớp đào tạo nghệ thuật thẩm mỹ, yoga. Đặc biệt, một khu vực lớn dành riêng xây dựng điểm chơi game công nghệ hiện đại. Dạo một vòng công viên, chỉ thấy còn sót lại một khoảng nhỏ đất có cây trồng lâu năm không được dọn dẹp.

    Vào các ngày Thứ 7, Chủ nhật hàng tuần, Công viên văn hóa Thanh Lễ như tổ hợp dịch vụ đám cưới. Chuỗi nhà hàng tiệc cưới nơi đây đủ sức chứa hàng chục ngàn người, theo đó doanh nghiệp thu lợi “khủng” trên đất công cộng.

    Sắp triển khai Nhà ở xã hội K Home New City (TP mới Bình Dương),bao gồm căn hộ và nhà phố tìm hiểu thêm thông tin dự và điều kiện mua, trả góp, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 09:33 PM, 20/09/2024)


    Quán cà phê phong cách Hàn Quốc trong công viên.
    Quán cà phê phong cách Hàn Quốc trong công viên.
    Dân “đòi” lại công viên, cơ quan chức năng thờ ơ

    Kể từ khi Công viên Thủ Dầu Một do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và khai thác đổi tên thành Công viên văn hóa Thanh Lễ, nơi đây không còn là công viên công cộng dành cho người dân. Theo quan sát của phóng viên, cánh cổng chính trước đây của công viên này đã được doanh nghiệp xây tường rào chắn lại và chỉ mở duy nhất một cánh cổng khác với tên gọi “Công viên văn hóa Thanh Lễ”. Từ đây, không còn thấy cảnh người dân tụ tập vui chơi sau những ngày làm việc.

    Nguyên nhân được cho là vì trong công viên đã trở thành điểm kinh doanh, thiếu chỗ trống thoáng và người dân ngại khi đến nơi mà người khác đang rầm rộ kinh doanh. “Trước đây, sáng sớm và chiều tối nào tôi cũng ra công viên để chạy bộ, nghỉ ngơi, tìm chỗ hóng gió. Tuy nhiên, kể từ khi công viên trở thành nơi kinh doanh đồ sộ tôi rất ngại vào đó. Hơn nữa, hiện nay trong công viên hầu như không còn chỗ để vui chơi như trước mà chằng chịt các nhà hàng”, ông Ng.V.T (một người dân sống gần công viên) cho biết.

    Điểm mua bán hải sản trong công viên.
    Điểm mua bán hải sản trong công viên.
    Khu chơi game trong công viên.
    Khu chơi game trong công viên.

    Nơi vui chơi, giải trí nay biến thành nơi kinh doanh khiến người dân bức xúc. Tại các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều người đã phản ánh tình trạng chuyển đổi công viên và họ đòi cơ quan chức năng trả lại công viên về với hiện trạng ban đầu nhưng không được cơ quan chức năng giải quyết.

    Liên quan đến việc thay đổi Công viên Thủ Dầu Một, lãnh đạo tỉnh Bình Dương cho biết đã có thông báo về việc các đơn vị liên quan phối hợp Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ lập quy hoạch chi tiết và đầu tư cải tạo chỉnh trang Công viên Thủ Dầu Một.

    Theo đó, tiếp tục xây dựng và phát triển đô thị Thủ Dầu Một giai đoạn 2016-2020 và các năm tiếp theo, cải tạo chỉnh trang Công viên Thủ Dầu Một theo hướng không gian mở. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Công viên Thủ Dầu Một nay đổi thành Công viên văn hóa Thanh Lễ trở thành điểm kinh doanh toàn diện và không còn là công viên theo đúng nghĩa của một công viên công cộng. Về vấn đề này, tỉnh Bình Dương cần có những động thái tích cực nhằm tránh bức xúc trong dư luận.

    Theo Tienphong

    duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Quét mã QR để mở nhanh bài viết này trên điện thoại, máy tính bảng.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây