Nếu như bạn đang có ý định thành lập công ty và đang bế tắc về hồ sơ, thủ tục, loại hình, vốn điều lệ….thì bài viết này sẽ giải quyết tất cả những vấn đề đó cho bạn.
Tham khảo: Bảng tra cứu mã ngành nghề kinh doanh
I. 6 vấn đề phải biết khi làm thủ tục thành lập công ty/doanh nghiệp 2020
1. Xác định loại hình công ty/doanh nghiệp
Chọn 1 trong 4 loại hình doanh nghiệp như sau:
Nội Dung Đề Xuất
Doanh nghiệp tư nhân: là do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng tất cả tài sản cá nhân của mình.
Công ty TNHH 1 thành viên (được nhiều người chọn): có thể do 1 cá nhân hay 1 tổ chức làm chủ, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp.
Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: có từ 2 đến 50 thành viên góp vốn (có thể là cá nhân hoặc tổ chức), chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp.
Công ty cổ phần: có ít nhất từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên, không hạn chế tối đa cổ đông góp vốn, chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn điều lệ đã góp. Ưu điểm của công ty cổ phần là có thể phát hành được cổ phiếu.
2. Cách đặt tên doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể đặt tên công ty bằng tiếng việt hoặc tiếng nước ngoài. Tên doanh nghiệp dùng để giao dịch nên không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề kinh doanh. Ví dụ: Bạn kinh doanh ngành xây dựng nhưng có thể đặt tên công ty là: Công ty TNHH Lật Hiệp Thương . Khi đó, chỉ cần có đăng ký ngành nghề xây dựng là được.
Tên công ty viết bằng tiếng việt: yêu cầu phải viết được bằng tiếng việt, có thể kèm theo chữ số và ký hiệu nhưng phải phát âm được, có ít nhất 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài. Khi dịch tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
Tên viết tắt (không bắt buộc): được viết tắt từ tên bằng tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Ví dụ về tên công ty:
Tên tiếng việt:CÔNG TY TNHH FAMILY HOME
Tên tiếng anh: FAMILY HOME COMPANY LIMITED
Tên viết tắt: FAMILY HOME CO.,LTD
Lưu ý: Không được đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký.
3. Lưu ý khi chọn địa chỉ trụ sở công ty
Địa chỉ trụ sở công ty là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty mà không phải chia làm các phòng khác nhau. Ví dụ: có thể có 100 công ty lấy địa chỉ trong giấy phép là: 202 Lê Lai, phường Bến Thành, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh.
Lưu ý: không nên chọn địa chỉ là chung cư, căn hộ hay tòa nhà, khu dân cư. Vì nếu muốn đăng kí thì phải có giấy tờ chứng minh chung cư đó có phần diện tích dùng làm khu văn phòng, phải có hợp đồng thuê văn phòng bạn ký trực tiếp với chủ đầu tư…rất phức tạp và mất thời gian.
4. Ngành nghề kinh doanh
Cần chuẩn bị kỹ tất cả những ngành nghề kinh doanh dự định hoạt động và những ngành nghề liên quan và trong tương lai dự định có thể hoạt động vì số lượng ngành nghề không bị hạn chế. Trong danh sách ngành nghề, chọn ra 1 ngành chính.
5. Đăng ký vốn điều lệ công ty
Vốn điều lệ là số vốn doanh nghiệp tự đăng ký để hoạt động. Thực tế không cần phải chứng minh bằng tiền mặt, tài khoản hay bất cứ hình thức nào khác nhưng là căn cứ và cơ sở sau này để doanh nghiệp cam kết nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của công ty. Không quy định số vốn tối thiểu và tối đa ngoại trừ những ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định. Ví dụ: ngành kinh doanh bất động sản phải từ 20 tỷ trở lên.
Theo quy định tại Thông tư số 42/2003/TT-BTC của Bộ tài chính: Từ năm 2017 các doanh nghiệp nộp thuế môn bài căn cứ vào vốn điều lệ như sau: Trên 10 tỷ đồng: Thuế môn bài là 3 triệu /1 năm và từ 10 tỷ trở xuống là 2 triệu/1 năm.
6. Người đại diện theo pháp luật
Là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh của công ty, đại diện cho doanh nghiệp làm việc, ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước , cá nhân hay tổ chức khác. Chức danh của đại diện pháp luật là giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch hội đồng quản trị.
Tiêu chuẩn và điều kiện của người đại diện như sau:
Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp;
Thành viên, cổ đông là công ty có phần vốn góp hay cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ không được cử vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người quản lý và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện theo ủy quyền tại công ty khác. (Căn cư khoản 5, Điều 15 Luật doanh nghiệp 2014)
II. Hồ sơ tiến hành thủ tục thành lập công ty mới bao gồm
Bạn có thể nộp hồ sơ qua mạng hoặc trực tiếp, tuy nhiên dù chọn các nào bạn cũng phải chuẩn bị các hồ sơ sau đây:
- Soạn điều lệ công ty (nên soạn theo mẫu điều lệ có sẵn)
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên kèm theo danh sách thành viên và Danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần.
- Giấy ủy quyền cho người nộp hồ sơ (nếu đại diện pháp luật không đi nộp hồ sơ)
- Kèm theo danh sách phải có các giầy tờ sau: Bản sao công chứng không quá 06 tháng
- CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân còn hiệu lực của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ. Ngoài ra, chuẩn bị thêm Mục lục hồ sơ, Bìa hồ sơ.
III. Cách thức nộp hồ sơ và thời gian nhận kết quả
1. Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hiện nay, 100% các tỉnh, thành áp dụng hình thức nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp qua mạng nhưng không phải tỉnh nào cũng áp dụng hình thức nộp hồ sơ trực tiếp tại sở kế hoạch đầu tư.
Cụ thể, tại các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, Bình Dương chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng điện tử, không tiếp nhận hồ sơ trực tiếp.
5 bước thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng:
Đăng ký tài khoản đăng nhập hệ thống tại đường link: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn/auth/Public/LogOn.aspx?ReturnUrl=%2fonline%2fdefault.aspx
– Nếu nộp hồ sơ bằng Tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ cần được cấp Tài khoản đăng ký kinh doanh
– Nếu nộp hồ sơ bằng Chữ ký số công cộng, người ký xác thực hồ sơ cần được gán Chữ ký số công cộng vào Tài khoản
+ Tạo hồ sơ và có đầy đủ chữ ký, họ tên trong hồ sơ
+ Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh
+ Scan và tải tài liệu đính kèm
+ Ký xác thực và nộp hồ sơ
2. Nhận kết quả của hồ sơ nộp qua mạng
Thời hạn giải quyết hồ sơ: theo quy định sau 03 ngày làm việc sẽ có thông báo phản hồi về tình trạng xử lý hồ sơ qua email.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì bạn sẽ nộp lại đầy đủ tất cả hồ sơ đã nộp qua mạng trước đó tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư để nhận cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sau 1 ngày sẽ nhận được giấy phép kinh doanh.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ ra Thông báo về việc sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các bạn sẽ chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ, nộp lại theo các bước và thời gian chờ như lần nộp đầu tiên.
Lưu ý quan trọng: tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh có quy định về hồ sơ và cách xử lý hồ sơ theo từng ngành nghề khác nhau. Vì vậy, 1 bộ hồ sơ hợp lệ ở Hà Nội không có nghĩa là hợp lệ ở TP. Hồ Chí Minh và ngược lại.
3. Các loại phí phải nộp nhà nước
Sau khi hồ sơ qua mạng hợp lệ, bạn phải in ra và nộp trực tiếp tại sở Kế Hoạch Đầu Tư nơi công ty bạn đặt trụ sở chính và nộp các loại phí sau:
– Lệ phí ủy quyền nộp hồ sơ thành lập công ty và nhận giấy phép đăng ký doanh nghiệp là 200.000đ. (Nếu người đi nộp hồ sơ không phải là đại diện pháp luật của công ty)
– Phí đăng công bố thành lập công ty là 100.000đ, (kể từ ngày 20/09/2019 mức phí đăng bố cáo giảm từ 300.000đ xuống còn 100.000đ)
– Phí khắc dấu tròn pháp lý 450.000đ.
Ngoài ra, nếu bạn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của Anpha thì đóng thêm phí 250.000đ, Anpha sẽ thay bạn làm tất cả các công việc kể trên. Bạn không phải lo lắng về soạn hồ sơ, tìm hiểu ngành nghề, tên, vốn, các quy định của pháp luật hay phải tự mình đi nộp hồ sơ nữa… việc của bạn là yêu cầu sử dụng dịch vụ thành lập công ty và nhận giấy phép kinh doanh và con dấu tận nhà.
IV. Ưu điểm và nhược điểm của việc thành lập doanh nghiệp
Ưu điểm
Xuất hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn đỏ) cho khách hàng mà hộ kinh doanh không có. So với viêc đăng kí hộ kinh doanh thì thành lập doanh nghiệp sẽ có quy mô rộng hơn về địa điểm kinh doanh, ngành nghề, vốn và được phép xuất, nhập khẩu.
Số lượng lao động không hạn chế. Trong khi hộ kinh doanh thì không được quá 10 người. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn)
Nhược điểm
Doanh nghiệp phải làm báo cáo thuế, làm sổ sách kế toán, đóng thuế hàng quý, thuế môn bài thường niên theo quy định.
Phải chấp hành và thực hiện đầy đủ các quy định của luật doanh nghiệp.
V. Một số lưu ý khi làm thủ tục thành lập công ty năm 2020
Khi soạn hồ sơ thành lập thì phải cập nhật đầy đủ thông tin địa chỉ thường trú và địa chỉ hiện tại của đại diện pháp luật và thành viên hay cổ đông công ty đủ 4 cấp: số nhà, tên đường, hay thôn, xóm; Xã, phường, thị trấn; Quận, huyện, thị xã; Tỉnh, thành phố.
Một số trường hợp Sở Kế hoạch và đầu tư ra thông báo bổ sung, điều chỉnh hồ sơ của doanh nghiệp vì lý do như: Tên doanh nghiệp bị trùng, gây nhầm lẫn, địa chỉ không có thực hay địa chỉ không được đăng kí, điều chỉnh lại chi tiết ngành nghề…
Tất cả chữ kí của chủ sở hữu, đại diện pháp luật hay thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập phải kí thống nhất với nhau để tránh hồ sơ bị từ chối.
LIÊN HỆ 2: 0812 966 929 (MR. KHẢI)
DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH 24H
Địa chỉ: A5-08 Khu đô thị Ecohome 1, Phường Thới Hòa, Thị xã Bến Cát, Tỉnh Bình Dương (Cách trung tâm hành chính tỉnh Bình Dương = 500m)