Doanh nhân Đặng Thành Tâm, người lập nên “đế chế” Kinh Bắc

979
Chân dung ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc
Chân dung ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc
Mục lục

    Ông Đặng Thành Tâm, sinh ra tại quê mẹ ở Hải Phòng và lớn lên tại TP.HCM. Sau đó, ông quay trở quê mẹ theo học và tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư Hàng hải.

    Ông học thêm hai ngành luật, quản trị kinh doanh và có bằng cử nhân luật, cử nhân quản trị kinh doanh, diplomat kinh tế của trường Henley Management, Anh Quốc.

    Người sáng lập “đế chế” Kinh Bắc (KBC)

    Họ và TênĐặng Thành Tâm
    Sinh năm15/04/1964
    Số CMND022756956
    Nguyên quánT.P Hồ Chí Minh
    Cư trú6/35D Bình Khánh 3, P.Bình An, Q.2, T.P Hồ Chí Minh
    Trình độ– Cử nhân Quản trị Kinh doanh
    – Kỹ sư Hàng hải
    – Cử nhân Luật
    – Diploma Quản lý kinh doanh – Đại học Quản lý Henley – Anh
    CHỨC VỤ HIỆN TẠI
    Vị tríTổ chứcThời gian bổ nhiệm
    Chủ tịch HĐQTTổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc-CTCP (KBC)2/2007
    Chủ tịch HĐQTCông ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (SGT)
    Ủy viên Ban chấp hànhPhòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

    Tên tuổi ông cũng gắn liền với người chị gái nổi tiếng – cựu đại biểu Quốc hội, doanh nhân Đặng Thị Hoàng Yến – Chủ tịch CTCP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo. Ông Tâm chính là người sáng lập và là Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) từ khi thành lập năm 2002. Do đó, hai chị em ông được coi là “trùm” khu công nghiệp một thời.

    Năm 2007, khi Kinh Bắc và Tân Tạo niêm yết trên sàn chứng khoán, ông được xếp hạng là người giàu nhất ở Việt Nam. Ba năm liên tiếp sau đó, ông Tâm đứng ở vị trí thứ ba.

    Ông Đặng Thành Tâm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 7 tháng 6 năm 2010
    Ông Đặng Thành Tâm tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 7 tháng 6 năm 2010

    Ở thời điểm đỉnh cao đó, ông Đặng Thành Tâm đã mở rộng hoạt động ra nhiều lĩnh vực như: Tài chính ngân hàng, viễn thông, năng lượng, khoáng sản… Bản thân ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa 13.


    GỢI Ý LỌC NỘI DUNG CÙNG CHỦ ĐỀ

    DOANH NGHIỆP DOANH NHÂN DUAN24H.NET

    Tuy nhiên từ sau năm 2012, tình hình kinh doanh của ông Tâm cũng bắt đầu lao dốc. Nhất là sau động thái rút lui khỏi hai nhà băng Navibank và Western Bank – là những kênh dẫn vốn quan trọng cho “hệ sinh thái” doanh nghiệp của ông Tâm. Năm 2013, ông Tâm cùng các doanh nghiệp của mình chìm trong khối nợ khổng lồ.

    Tới nay, dù không được như thời hoàng kim, song ông Đặng Thành Tâm về cơ bản đã ổn định được tình hình kinh doanh tại các doanh nghiệp chủ chốt như Kinh Bắc và CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel; MCK: SGT). Hiện, ông trực tiếp điều hành tại hai doanh nghiệp này.

    Ngoài ra, ông Tâm còn là cổ đông lớn của Tân Tạo khi sở hữu hơn 29 triệu cổ phiếu tương ứng tỉ lệ 3,1%.

    Các dự án của Kinh Bắc trên cả nước

    Ông Đặng Thành Tâm dồn hết tâm tư tập trung vào doanh nghiệp do mình sáng lập. Đến nay, Kinh Bắc trở thành một doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực bất động sản công nghiệp và hiện có 11 công ty con với lĩnh vực kinh doanh chính: Đầu tư, xây dựng và kinh doanh bất động sản.

    Tính đến 31/12/2020, quỹ đất khu công nghiệp (KCN) của KBC đã tạo lập là 4.713ha, chiếm gần 5% tổng số diện tích đất KCN của cả nước.

    Đến nay, KBC đã có 4 KCN đầu tiên kể từ khi thành lập công ty năm 2002 có tổng diện tích là 1.013ha đã được lấp đầy 100% vào năm 2019, thu hút hơn 250 nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc

    Các dự án mà Kinh Bắc đang triển khai trên cả nước
    Các dự án mà Kinh Bắc đang triển khai trên cả nước

    Cụ thể, tại Bắc Ninh: Hai KCN Quế Võ có tổng diện tích 611ha, với 70 căn nhà xưởng xây sẵn có diện tích tiêu chuẩn là 5.160 m2/căn. Trong đó KCN Quế võ hiện hữu có diện tích 300ha đi vào hoạt động từ năm 2003, KCN Quế Võ mở rộng có diện tích 311 ha đi vào hoạt động từ năm 2006.

    Tại Hải Phòng: KCN Tràng Duệ 1 có diện tích 187,8 ha, với 17 căn nhà xưởng xây sẵn có diện tích trung bình là 5.200 m2/căn đi vào hoạt động từ năm 2008; KCN Tràng Duệ 2 có diện tích 214,2 ha, không có nhà xưởng xây sẵn.

    Các dự án khác KBC đang tập trung triển khai đầu tư hạ tầng gồm: KĐT Tràng Cát; KCN Nam sơn Hạp Lĩnh; KCN Quang Châu; KĐT Tràng Duệ; KCN Tân Phú Trung; KĐT Phúc Ninh.

    Ngoài ra, Kinh Bắc còn có dự án Khu Ngoại Giao Đoàn – Hà Nội với tổng diện tích 20.000 m2, nằm trên đường Phạm Văn Đồng Hà Nội, ngay sát cạnh Công viên Hòa Bình. Năm 2017, công ty đã lập công ty con là Công ty TNHH MTV Đầu tư NGD để quản lý phát triển dự án. Dự án đang trong quá trình tìm kiếm đối tác để hợp tác phát triển.

    Trong năm nay, KBC đang lập các dự án mới ở Hưng Yên, Hải Dương, Long An, Vũng Tàu với tổng diện tích dự kiến tăng lên đáng kể từ năm 2021 và các năm tiếp theo.

    Ngoài quỹ đất KCN, Kinh Bắc còn đang sở hữu quỹ đất khu đô thị (KĐT) từ Bắc vào Nam là 917,9ha. Phát triển KĐT từ quỹ đất sẵn có, mô hình KCN gắn liền phát triển KĐT là định hướng xuyên suốt của KBC từ khi khởi đầu phát triển KCN.

    Tuy nhiên, đến năm 2017, KBC mới đưa sản phẩm KĐT vào kinh doanh để đáp ứng nhu cầu nhà ở, nhà cho thuê, nhu cầu đầu tư BĐS thương mại ở TP. Bắc Ninh.

    Năm 2019 KBC đã đưa sản phẩm KĐT Tràng Duệ Hải Phòng vào kinh doanh, đáp ứng nhu cầu nhà ở cho các chuyên gia nước ngoài, các nhà đầu tư, người dân ở Hải Phòng.

    Tình hình kinh doanh của Kinh Bắc (KBC) như thế nào ?

    Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – mã cổ phiếu KBC do đại gia Đặng Thành Tâm làm Chủ tịch HĐQT mới đây đã có Báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2021.

    Điều đáng nói ở đây, Kinh Bắc đã đạt doanh thu lên đến 2.002 tỷ đồng, cao gấp 3,6 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức cao kỷ lục theo quý kể từ khi công ty được thành lập cho tới nay.

    ĐHĐCĐ thường niên 2021 của KBC
    ĐHĐCĐ thường niên 2021 của KBC

    Trong số doanh thu này thì cho thuê đất và chuyển nhượng bất động sản là “mỏ vàng” lớn nhất, chiếm tới 95% số tổng doanh thu của Kinh Bắc, đạt 1.904 tỷ đồng – tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

    Nguồn thu còn lại đến từ cho thuê kho, nhà xưởng, văn phòng (26 tỷ đồng) và cung cấp nước sạch, điện, phí dịch vụ và xử lý nước thải (71 tỷ đồng).

    Kết thúc quý 1, Kinh Bắc báo lãi ròng 715 tỷ đồng, cao gấp 7,6 lần cùng kỳ năm 2020. Đây cũng là mức lợi nhuận sau thuế cao nhất từ trước đến nay của doanh nghiệp. Có được kết quả này, Kinh Bắc cho biết là nhờ doanh thu tăng từ hợp đồng cho thuế đất khu công nghiệp và đô thị.

    Năm 2021, KBC đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu hợp nhất mục tiêu là 6.600 tỷ đồng, tổng lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 2.000 tỷ đồng. Như vậy, Kinh Bắc đã đạt 30% kế hoạch doanh thu và 36% kế hoạch lợi nhuận năm.

    Theo Wiki, Cafef, NĐT

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây