Cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên

6640
Thông tin quy hoạch cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên
Thông tin quy hoạch cao tốc Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên

Đường cao tốc Hà Nội – Hoà Bình – Sơn La – Điện Biên (ký hiệu toàn tuyến là CT.03 có điểm đầu giao cắt với đường vành đai 3 tại Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội và điểm cuối là quốc lộ 279 thuộc khu vực cửa khẩu Tây Trang, tỉnh Điện Biên).

Đoạn TP Sơn La – Điện Biên – Cửa khẩu Tây Trang

(14/06/2022) Tại Công văn số 538/TTg-CN ngày 23/6/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đồng ý giao UBND tỉnh Điện Biên là cơ quan có thẩm quyền thực hiện Dự án xây dựng đường cao tốc Sơn La – Điện Biên – Cửa khẩu Tây Trang, giai đoạn 1 (Thành phố Điện Biên Phủ – Nút giao Km15+800/QL279) theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng BTL trong giai đoạn 2022-2030.

Sơ đồ tuyến Cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang
Sơ đồ tuyến Cao tốc Sơn La – Điện Biên – Cửa khẩu Tây Trang

Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Điện Biên phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh Sơn La và các cơ quan có liên quan triển khai đầu tư Dự án theo đúng quy định của pháp luật.

(14/05/2022) Cao tốc Sơn La – Điện Biên – cửa khẩu Tây Trang được địa phương đề xuất đầu tư sớm hơn dự kiến tại quy hoạch mạng lưới đường bộ được phê duyệt.

Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ góp ý về việc đầu tư dự án Sơn La – Điện Biên – cửa khẩu Tây Trang (giai đoạn 1).

Bộ Tài chính cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đoạn tuyến Sơn La – Điện Biên – cửa khẩu Tây Trang (thuộc tuyến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên) có chiều dài 200 km, quy mô 4 làn xe, dự kiến đầu tư giai đoạn sau năm 2030).

Tuy nhiên, theo nội dung đề xuất của UBND tỉnh Điện Biên, dự án đường cao tốc Sơn La – Điện Biên – cửa khẩu Tây Trang giai đoạn 1 được phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 dài 50 km với quy mô 2 làn xe (giai đoạn 2 hoàn thiện quy mô 4 làn xe) dự kiến hoàn thành, đưa vào khai thác vận hành từ tháng 6/2026.

Trước đó, tại Tờ trình Thủ tướng Chính phủ ngày 31/3/2022, UBND tỉnh Điện Biên đề nghị Thủ tướng xem xét, giao UBND tỉnh Điện Biên là cơ quan có thẩm quyền thực hiện Dự án xây dựng cao tốc Sơn La – Điện Biên – Cửa khẩu Tây Trang giai đoạn 1 (đoạn TP Điện Biên Phủ – nút giao Km15+800/QL279) theo phương thức đối tác công ty (PPP), loại hợp đồng BTL.

Dự án có tổng chiều dài 50 km (gồm 45 km tuyến chính và 5 km đoạn kết nối vào QL279 để đảm bảo việc vận hành, kết nối khai thác).

Nhà ở xã hội TP mới Bình Dương ✅, LOẠI THẤP TẦNG (1 TRỆT, 1 LẦU GỒM ĐẤT) hỗ trợ tư vấn làm hồ sơ trả góp lãi suất 4,8%/năm qua Ngân hàng chính sách, liên hệ 0888 266 898 (Ms Ngoan, cập nhật lúc 03:38 AM, 26/04/2024)


Theo đề xuất, giai đoạn 1 dự án sẽ triển khai xây dựng tuyến đường tốc độ cao, được thiết kế với yếu tố bình đồ, trắc dọc cơ bản theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN 5729-2012.

Các yếu tố còn lại phân kỳ đầu tư theo quy mô đường cấp III miền núi, có mặt cắt ngang 2 làn xe, bề rộng nền đường rộng 9m, trên tuyến dự kiến 2 vị trí xây dựng hầm. Trong giai đoạn 2, dự án sẽ hoàn thiện quy mô 4 làn xe theo quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.

Tổng mức đầu tư dự án ước khoảng 8.177 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay). Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 5.900 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tư 1.269 tỷ đồng; phần vốn huy động khác khoảng 2.989 tỷ đồng, dự kiến huy động từ nhiều nguồn như: ngân hàng, các nhà đầu tư có lợi ích liên quan như bất động sản, khu công nghiệp, dịch vụ.

Đoạn Hoà Bình – Mộc Châu – TP Sơn La

(14/06/2023) Phó thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có văn bản đồng ý giao UBND tỉnh Hòa Bình tiếp tục thực hiện đầu tư giai đoạn 1 dự án đường cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu (đoạn Km19+00 – Km53+00 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình) với quy mô 2 làn xe, phạm vi giải phóng mặt bằng theo quy mô 4 làn xe.

Quy mô đầu tư chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 thiết kế, xây dựng tuyến đường với tốc độ thiết kế 80 km/giờ, những đoạn có địa hình khó khăn có tốc độ thiết kế 60 km/giờ.

(29/08/2022) Hội đồng nhân dân tỉnh Hòa Bình đã ban hành nghị quyết về việc phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đoạn qua địa phận tỉnh này có chiều dài 32,5 km với tổng mức đầu tư 9.777 tỷ đồng (trong đó vốn ngân sách Trung ương là 8.650 tỷ đồng và vốn ngân sách tỉnh là 1.127 tỷ đồng).

Quá trình chuẩn bị, thực hiện đầu tư từ năm 2022 đến năm 2025. Tiến độ khoảng 40 tháng kể từ ngày khởi công.

Tổng chiều dài của đoạn tuyến cao tốc này là 32,5 km với điểm đầu thuộc địa phận thị trấn Đà Bắc và điểm cuối thuộc địa phận xã Chiềng Yên, Vân Hồ, Sơn La.

Quy mô đầu tư chia làm 2 giai đoạn, trong đó giai đoạn 1 thiết kế, xây dựng tuyến đường với tốc độ thiết kế 80 km/h, những đoạn có địa hình khó khăn có tốc độ thiết kế 60 km/h.

Đối với công trình cầu trên tuyến, sẽ xây dựng cầu Hòa Sơn với quy mô 4 làn xe. Các cầu còn lại đảm bảo bố trí 2 làn xe. Ngoài ra, còn có một ống hầm quy mô 2 làn xe cùng các công trình phụ trợ khác.

(23/07/2022) Công văn số 4631/VPCP-CN của Văn phòng Chính phủ: V/v đầu tư xây dựng tuyến đường Hòa Bình – Mộc Châu, đoạn tuyến trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Công văn số 4631/VPCP-CN

(14/05/2022) Căn cứ nhu cầu vận tải, nguồn lực đầu tư, hiệu quả đầu tư theo quy định, Bộ GTVT đã xác định tiến trình đầu tư Hòa Bình – Sơn La – Điện Biên, trong đó đoạn Hòa Bình – Sơn La (bao gồm đoạn Hòa Bình – Mộc Châu và đoạn Mộc Châu – Sơn La với tổng chiều dài khoảng 188 km, đây cũng là một trong những đoạn tuyến cao tốc dài nhất trên cả nước được ưu tiên xây dựng mới trong giai đoạn 2021 – 2030) đầu tư trước năm 2030.

Dự án xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 579/QĐ/TTg ngày 17/5/2019 với tổng mức đầu tư khoảng 22.294 tỷ đồng cho giai đoạn 1 (quy mô nền đường rộng 17m) thời gian hoàn vốn khoảng 26 năm.

UBND tỉnh Sơn La đề xuất dừng thực hiện Dự án theo phương thức PPP và kiến nghị cho phép triển khai thực hiện dự án theo Luật Đầu tư công do gặp một số khó khăn về vốn và thủ tục hành chính.

Vì vậy, Bộ GTVT đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư (với vai trò là cơ quan chủ trình thẩm định Dự án, đồng thời là cơ quan chủ trì xây dựng Luật PPP, Luật Đầu tư công) hướng dẫn UBND tỉnh Sơn La triển khai các thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Cao tốc đoạn Hòa Bình - Mộc Châu
Cao tốc đoạn Hòa Bình – Mộc Châu

Bên cạnh đó, Bộ GTVT đề nghị UBND tỉnh Sơn La tổ chức lập hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án theo quy định và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đó, lưu ý :

  • Đánh giá tính khả thi khi thực hiện theo phương thức PPP (hiệu quả tài chính,năng lực nhà đầu tư, khả năng huy động vốn tín dụng, …);
  • Sự cần thiết điều chỉnh hình thức đầu tư (đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội; đánh giá tác động đến sự phát triển của các địa phương liên quan và vùng kinh tế; hiệu quả đầu tư…);
  • Khả năng cân đối nguồn vốn (tiến độ thực hiện dự án; khả năng cân đối vốn nhà nước, địa phương; tiến độ giải ngân vốn đầu tư công…).

UBND tỉnh Sơn La cũng được đề nghị nghiên cứu xây dựng phương án thu hồi vốn Nhà nước sau khi dự án hoàn thành và thống nhất phương án xử lý cụ thể với Công ty cổ phần Đầu tư cao tốc Hòa Bình – Sơn La (nhà đầu tư đề xuất Dự án đã được UBND tỉnh Sơn La giao làm nhà đầu tư lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi và báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án) trong trường hợp dự án được cấp có thẩm quyền chấp thuận chuyển đổi hình thức đầu tư, tránh lãng phí và tranh chấp pháp lý sau này.

Đoạn Hòa Lạc – Hòa Bình

Tuyến cao tốc này chính thức khởi công xây dựng ngày 3 tháng 10 năm 2010 và chính thức thông xe vào ngày 10 tháng 10 năm 2018.

Tuyến đường cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình có chiều dài 26 km, trong đó:

  • Đoạn không qua đô thị (cao tốc loại B) có vận tốc thiết kế 100 km/h, 6 làn xe, mặt cắt ngang: 33 m (chưa kể đường gom);
  • Đoạn qua đô thị (đường phố chính) có vận tốc thiết kế 60 km/h, mặt cắt ngang: 42 m.

Tuyến có 7 nút giao thông và 12 công trình cầu lớn, nhỏ. Diện tích đất sử dụng là 215 ha. Ban đầu, tổng mức đầu tư dự án là 6.745 tỷ đồng do công ty CP Xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco) làm chủ đầu tư kiêm đơn vị thị công.

Đến giữa năm 2013, Geleximco đã có văn bản xin dừng triển khai dự án do không thể hoàn thành công trình theo tiến độ đã cam kết. Sau đó liên danh Tổng công ty 36 – Công ty CP Đầu tư và Thương mại Hà Nội – Công ty CP Xây lắp và Thương mại Trường Lộc tiếp tục làm nhà đầu tư theo hình thức BOT.

Đoạn Láng – Hòa Lạc

Tuyến cao tốc này có chiều dài gần 30 km được khởi công xây dựng năm 1996 và hoàn thành giai đoạn 1 vào năm 1998. Ngày 20 tháng 3 năm 2005, tuyến cao tốc được mở rộng lên thành 6 làn xe và được thông xe ngày 3 tháng 10 năm 2010.

Chiều rộng trung binh tuyến đường 140 mét, bao gồm 2 dải đường cao tốc quy mô mỗi dải 3 làn xe rộng 16,25m; 2 dải đường đô thị 2 làn xe cơ giới rộng 10,5m (riêng đoạn từ Cầu vượt Mễ Trì tới cầu vượt Phú Đô rộng 18m); dải phân cách giữa 2 đường cao tốc rộng 20m; 2 dải đất dự trữ giữa hai dải đường đô thị. Ngoài ra, còn dải trồng cây xanh và vỉa hè

Toàn tuyến có 3 đường hầm lớn (Hầm chui đường sắt gần KĐT Vinhome Smart City và Hầm chui Trung Hoà – Trần Duy Hưng ở đoạn TT Hội Nghị Quốc Gia và nút giao đường Vành đai 3.

Theo Duan24h.net (An Ninh Thủ Đô, Wikipedia, Chinhphu.vn).

Đánh giá bài viết

Dữ liệu được chúng tôi cập nhật liên tục và chia sẻ (tải về) miễn phí, nếu thấy hữu ích bạn có thể ủng hộ (donate) theo thông tin bên dưới. Xin cảm ơn !!!
Ngân hàng OCB / Số TK : 0017107777799999 / Chủ TK : Lê Quang Khải
Ủng hộ qua ví MOMO qua số điện thoại 0813 830 830 hoặc quét mã QR dưới đây:

Bài trướcMô hình token Bất Động Sản: 5 rủi ro lớn cho nhà đầu tư
Bài tiếp theo6 tuyến cao tốc kích hoạt tiềm năng kinh tế Miền Tây

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây