Dùng điện thoại khi đổ xăng có phải là nguyên nhân gây cháy nổ ?

182
Dùng điện thoại khi đổ xăng có phạm luật ?
Dùng điện thoại khi đổ xăng có phạm luật ?
Mục lục

    Việc cấm sử dụng điện thoại khi đổ xăng (tại cây xăng) dược tuyên truyền khá nhiều, có cả việc gắn biển cảnh báo. Vậy nguyên nhân nào cấm sử dụng điện thoại khi đổ xăng và mức phạt ra sao ?

    Lý do cấm nghe điện thoại ở cây xăng?

    Pin của điện thoại di động

    Hai trường hợp có thể gây hậu quả đó là khi pin kém chất lượng hoặc dùng một thời gian quá lâu. Điều này làm cho điểm tiếp xúc pin và điện thoại bị mòn dần, tạo ra tia lửa điện khi điện thoại di động được dùng để nghe hoặc gọi.

    Nếu chẳng may đánh rơi điện thoại, tia lửa điện có khả năng xuất hiện từ chính trong cục pin. Thêm vào đó, sử dụng đèn flash trên điện thoại cũng gây cháy cao

    Nhiệt độ thay đổi của điện thoại di động

    Vì điện thoại tản nhiệt qua vỏ máy, khi nhiệt độ điện thoại tăng lên do nghe gọi hay chơi game, nếu linh kiện không đảm bảo sẽ gây cháy. Hiện tượng này xảy ra do nóng bất thường kết hợp với sự ma sát vải quần.

    Trong trường hợp điện thoại quá nóng có thể tạo tiếng nổ sẽ vô cùng nguy hiểm. Dù vậy, nhiệt độ điện thoại sẽ chẳng bao giờ cao như pô xe máy nên khó cháy nổ.


    Sóng điện thoại

    Nguyên do chính là hiện tượng bốc hơi ở xăng tạo nên ion tích điện xung quanh các cây xăng. Mỗi khi người dùng gọi điện thoại hoặc kết nối không dây như 3G, Wifi hay Bluetooth sẽ làm tăng gấp nhiều lần công suất phát sóng của điện thoại di động.

    Theo lý thuyết, sự cộng hưởng và tương tác điện từ sẽ dễ dàng gây cháy nổ. Tuy nhiên, thực tế lại chưa xảy ra bởi cường độ sóng quá yếu để có thể tạo ra tia lửa điện. Để an toàn thì bạn phải cách cây bơm xăng ít nhất là 50m thì mới sử dụng được điện thoại.

    Điện thoại không phải lý do gây cháy nổ

    Theo OTO HUI, nguyên nhân chính không phải do chiếc điện thoại mà là do sự tĩnh điện. Tĩnh điện trên bề mặt điện thoại sẽ phóng các điện tích tạo ra tia lửa điện. Khi tĩnh năng lượng do tia lửa điện tạo ra vượt qua điểm cháy nổ của vật liệu (dung môi gas, xăng.. v.v bay hơi) sẽ làm phát sinh ngọn lửa gây hỏa hoạn.

    Tương tự như vậy, khi đổ xăng, mặc dù không để tràn xăng ra ngoài nhưng vẫn có khí gas bốc hơi quanh ống bơm nhiên liệu. Những khí gas này có thể bốc cháy bởi sự tĩnh điện và lửa sẽ lan đến bất cứ nơi nào có khí gas như bên trong ống bơm hay bình xăng của xe và cuối cùng gây ra một vụ cháy nổ lớn.

    Steve Fowler, một kỹ sư điện của Fowler Associates cho biết, sóng điện từ phát ra từ điện thoại di động quá yếu để có thể làm cháy nhiên liệu hay hơi của các chất dễ cháy. Ông và Jim Farr, trưởng ban cứu hỏa của Gaston County, N.C. đã nghiên cứu về lửa tĩnh điện và kết luận cơ thể người có thể sản xuất tĩnh điện bằng nhiều cách, chẳng hạn như việc ra vào xe ô tô. “Khi chùi chân trên thảm, tĩnh điện ở cơ thể là 35.000 volt, khi ở trong xe hơi con số có thể lên đến 60.000 volt, đủ để gây ra một vụ hỏa hoạn lớn.

    Mức phạt với hành vi sử dụng điện thoại khi đổ xăng

    Mức phạt đối với hành vi này theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP là chỉ phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng – 300.000 đồng đối với hành vi sử dụng diêm, bật lửa, điện thoại di động ở những nơi có quy định cấm.

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây