Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) thành lập ngày 19/05/1993, hiện nay trụ sở ACB nằm tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM. Tính đến năm 2021, Ngân hàng ACB có vốn điều lệ 27.019, tổng tài sản 527.770 tỷ đồng, lượng tiền gửi đạt 379.921 tỷ đồng, ngân hàng có 371 chi nhánh, phòng giao dịch trên cả nước.
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU
- Giấy chứng nhận doanh nghiệp số : 0301452948
- Vốn điều lệ : 27.019.480.750.000 đồng
- Địa chỉ : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM
- Điện thoại : (84.28) 3929 0999 – Fax: (84.28) 3839 9885
Xem các chi nhánh ngân hàng ACB gần đây »
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1993 : Ngân hàng TMCP Á Châu được thành lập theo Giáy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng nhà nước Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do UBND TP Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993.
Giai đoạn 1996 – 2000 : Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa.
Tiếp cận nghiệp vụ ngân hàng hiện đại: Tham gia chương trình đào tạo toàn diện kéo dài hai năm, do các giảng viên nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng thực hiện.
Hiện đại hóa công nghệ thông tin ngân hàng: Xây dựng hệ thống mạng diện rộng và vận hành hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi là TCBS (The Complete Banking Solution:Giải pháp ngân hàng toàn diện).
Tái cơ cấu Hội sở theo hướng phân biệt đơn vị kinh doanh và hỗ trợ. Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS).
Giai đoạn 2001 – 2005 : Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii)cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở.
Ngân hàng Standard Chartered Bank ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện, và trở thành cổ đông chiến lược của ACB.
Triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng: (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện có, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM.
Giai đoạn 2006 – 2010 : ACB niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội ( sau là Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội – HNX) theo Quyết định số 21/QĐ-TTGDHN ngày 31/10/2006.
Đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động: Thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010.
Thành lập Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL).
Phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng,với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng (2007); và tăng vốn điều lệ lên 6.355 tỷ đồng (2008).
Xây dựng Trung tâm dữ liệu dự phòng đạt chuẩn ở tỉnh Đồng Nai.
Được Nhà nước Việt Nam tặng hai Huân chương Lao động và được nhiều tạp chí tài chính có uy tín trong khu vực và trên thế giới bình chọn là ngân hàng tốt nhất Việt Nam.
Giai đoạn 2011 – 2015 : Định hướng Chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành; trong đó nhấn mạnh đến việc chuyển đổi hệ thống quản trị điều hành phù hợp với các quy định pháp luật Việt Nam và hướng đến áp dụng các thông lệ quốc tế tốt nhất.
Đưa vào hoạt động Trung tâm Dữ liệu dạng mô-đun (enterprise module data center), xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế đầu tiên tại Việt Nam.
Trung tâm Vàng ACB là đơn vị đầu tiên trong ngành cùng một lúc được Tổ chức QMS Australia chứng nhận hệthống quản lýchất lượng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO 9001:2008 và Tổchức Công nhận Việt Nam (Accreditation of Vietnam) công nhận năng lực thử nghiệm vàhiệu chuẩn (xác định hàm lượng vàng) đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn ISO/IEC 17025:2005.
Sự cố tháng 8 năm 2012 đã tác động đáng kể đến hoạt động của ACB, đặc biệt là huy động và kinh doanh vàng.ACB đã ứng phó tốt sự cố rút tiền xảy ra trong tuần cuối tháng 8, nhanh chóng khôi phục toàn bộ số dư huy động tiết kiệm VND chỉ trong thời gian ngắn sau đó, và thực thi quyết liệt việc cắt giảm chi phí trong 6 tháng cuối năm.
Năm 2013, hiệu quả hoạt động không như kỳ vọng nhưng ACB vẫn có mức độ tăng trưởng khả quan về huy động và cho vay, lần lượt là 10,3% và 4,3%. Nợ xấu của ACB được kiểm soát dưới mức 3%. Quy mô nhân sự cũng được tinh giản. ACB thực hiện lộ trình tái cơ cấu 2013 – 2015 theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Năm 2014, ACB nâng cấp hệ nghiệp vụ ngân hàng lõi (core banking) từ TCBS lên DNA, thay thế hệ cũ đã sử dụng 14 năm, hoàn tất việc thay đổi logo, bảng hiệu mặt tiền trụ sở cho toàn bộ các chi nhánh và phòng giao dịch và ATM theo nhận diện thương hiệu mới (công bố ngày 05 tháng 01 năm 2015), hoàn tất việc xây dựng khung quản lý rủi ro nhằm đáp ứng đầy đủ các quy định mới về tỷ lệ đảm bảo an toàn, quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của kênh phân phối được nâng cao.
Năm 2015, ACB hoàn thành các dự án chiến lược như (i)tái cấu trúc kênh phân phối, (ii) hình thành trung tâm thanh toán nội địa (giai đoạn 1), (iii) hoàn thiện phương thức đánh giá hiệu quả hoạt động đơn vị và nhân viên Hội sở; đồng thời cho khởi tạo và triển khai các dự án ngân hàng giao dịch (transaction banking), ngân hàng ưu tiên (priority banking), quản lý bán hàng (customer management system), v.v. nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Giai đoạn 2016 – 2020 : ACB đã hoàn thành theo tiến độ nhiều hạng mục của các dự án công nghệ để hỗ trợ hoạt động kinh doanh, vận hành và quản lý hệ thống, tiêu biểu như chuyển đổi hệ thống core chứng khoán ACBS; cải tiến các chương trình CLMS, CRM, ACMS, ELM, PASS để hỗ trợ việc tinh gọn quy trình nghiệp vụ; nâng cấp hệ thống các máy ATM,website ACB, gia tăng tiện ích, dịch vụ thanh toán cho khách hàng, v.v.
Ngoài ra, ACB tiếp tục hoàn thành các dự án chiến lược như (i) ngân hàng giao dịch, (ii)ngân hàng ưu tiên, (iii) xây dựng quy trình kinh doanh – ACMS (giai đoạn 1), v.v. nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh. Và đặc biệt, trong năm ACB tái cấu trúc thành công tổ chức và mô hình hoạt động, hiệu quả hoạt động của kênh phân phối tăng, tổ chức tại Hội sở được tinh gọn hơn.
Năm 2018, ACB tăng trưởng bền vững mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ và vừa, kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, và vận hành an toàn. Tín dụng hai mảng trên tăng trưởng vượt kỳ vọng và có kiểm soát theo đúng định hướng của ALCO.
Huy động tiền gửi thanh toán cải thiện, nâng CASA từ 16,7% lên mức 17,5%. Hoạt động kinh doanh thẻ cải thiện tích cực so với năm 2017. Phát hành thành công 4.400 tỷ đồng trái phiếu AAA kỳ hạn 3 năm và 10 năm.
Năm 2019 là năm bắt đầu thực hiện Chiến lược đổi mới ACB giai đoạn 2019 – 2024 mà Hội đồng quản trị thông qua cuối năm 2018.
Năm 2020, bảng tổng kết tài sản của ACB tiếp tục tăng trưởng bền vững và chất lượng, tiền gửi khách hàng và dư nợ cho vay lần lượt tăng ở mức hơn 15% và hơn 16%, cao hơn mức tăng bình quân ngành. Thanh khoản dồi dào, tỷ lệ nợ xấu thấp và khả năng sinh lời cao. Giữ vững vị thế tốp 5 về thị phần huy động và cho vay.
Cũng trong năm này ACB niêm yết cổ phiếu tại Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) theo Quyết định số 573/QĐ-SGDHCM ngày 20/11/2020.
Năm 2021 : ACB tiếp tục thực hiện thành công các chỉ tiêu kế hoạch về tài chính tín dụng, trong đó lợi nhuận trước thuế đạt gần 12 nghìn tỷ đồng, tăng 25% so với năm trước, nhờ đó tỷ suất sinh lợi ROE đạt 23,90%,thuộc nhóm đầu trên thị trường. Tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp, 0,77%. ACB luôn đảm bảo về các tỷ lệ an toàn vốn.
Ban lãnh đạo Ngân hàng ACB
Hội đồng quản trị
Ông Trần Hùng Huy – Chủ tịch HĐQT
Tiến sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Golden Gate, Hoa Kỳ. Ông có 17 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 2002)
Ông Nguyễn Thành Long – Phó chủ tịch HĐQT
Cử nhân Thương mại học, Viện Đại học Vạn Hạnh, Sài Gòn. Ông có 44 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ (ACB: từ năm 2012)
Bà Đinh Thị Hoa – Thành viên HĐQT
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Kinh doanh Harvard, Hoa Kỳ. Bà có 31 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ (ACB: 1998 – 2007 và từ năm 2012)
Bà Đặng Thu Thủy – Thành viên HĐQT
Cử nhân Kinh tế, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Bà có 26 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 1993)
Ông Đàm Văn Tuấn – Thành viên HĐQT
Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, trường Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc, Thụy Sỹ. Ông có 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 1994)
Ông Hiep Van Vo – Thành viên độc lập
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Kinh doanh Harvard, Hoa Kỳ; Cử nhân Khoa học tự nhiên, trường WestPoint, Học viện Quân sự Hoa Kỳ. Ông có 24 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ.
Ông Huang Yuan Chiang – Thành viên độc lập
Cử nhân Kinh tế, Cử nhân Luật, trường Monash (Australia). Ông có 32 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
Ban kiểm soát
Ông Huỳnh Nghĩa Hiệp – Trưởng Ban
Cử nhân Kinh tế ngành Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Ông có 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 1993)
Bà Hoàng Ngân – Thành viên
Cử nhân Kinh tế ngành Ngân hàng, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Bà có 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 1993)
Bà Phùng Thị Tốt – Thành viên
Cử nhân Kinh tế ngành Ngân hàng, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Bà có 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 1993)
Nguyễn Thị Minh Lan – Thành viên
Cử nhân Kinh tế ngành Ngân hàng, Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Bà có 33 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 2013)
Ban điều hành
Ông Từ Tiến Phát – Tổng Giám Đốc
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Ông có 23 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 1996)
Ông Bùi Tấn Tài – Phó Tổng giám đốc thường trực
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Nam California, Hoa Kỳ. Ông có 24 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 1995)
Ông Đàm Văn Tuấn – Phó Tổng Giám đốc
Thạc sĩ Tài chính ngân hàng, trường Đại học Khoa học ứng dụng Tây Bắc, Thụy Sỹ. Ông có 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 1994)
Bà Nguyễn Thị Hai – Phó Tổng giám đốc
Cử nhân Kinh tế ngành ngân hàng, trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh. Bà có 26 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 1993)
Ông Nguyễn Văn Hòa – Phó Tổng giám đốc kiêm Kế toán trưởng kiêm Giám đốc Tài chính
Cử nhân Kinh tế, trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Ông có 24 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 1995)
Ông Nguyễn Khắc Nguyện – Phó Tổng giám đốc
Ông Nguyễn Khắc Nguyện được bổ nhiệm Phó Tổng giám đốc năm 2022. Ông Nguyện là Thạc sĩ chuyên ngành Kinh Doanh Quốc Tế của Trường đại học Curtin (Úc). Ông tham gia vào ACB từ 2006 và trải qua nhiều vị trí quan trọng tại ACB trong 16 năm qua. Ông đã chứng minh năng lực qua các thành tựu trong hai mảng là truyền thông thương hiệu và quản trị nguồn nhân lực, góp phần xây dựng và đổi mới hiệu quả hoạt động của ACB.
Ông Nguyễn Đức Thái Hân – Phó Tổng giám đốc
Cử nhân Vật lý lý thuyết, trường Đại học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh. Ông có 25 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 1994)
Bà Nguyễn Thị Tuyết Vân – Phó Tổng giám đốc
Cử nhân Kinh tế, trường Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Bà có 29 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng (ACB: từ năm 2008)
Bà Nguyễn Ngọc Như Uyên – Phó Tổng giám đốc
Thạc sỹ Quản trị kinh doanh, trường Đại học Melbourne (Australia). Bà có hơn 16 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. (ACB: từ năm 2015)
LÃI SUẤT TIỀN GỬI, TIỀN VAY THÁNG 12/2024
Thông tin về Ngân hàng độc giả có thể tham khảo :
Báo cáo thường niên năm 2021 | Báo cáo thường niên năm 2020 |
Báo cáo thường niên năm 2019 | Báo cáo thường niên năm 2018 |
Tổng hợp bởi Duan24h.net
Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
LIÊN HỆ MR. QUANG
0934.569.938 (ZALO 247)