Mục lục

    Quy hoạch đô thị tỉnh Bến Tre đến năm 2030, tầm nhìn năm 2050 bao gồm : TP Bến Tre, Ba Tri, Bình Đại, Châu Thành, Chợ Lách, Giồng Trôm, Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam, Thạnh Phú.

    Phương án phát triển mạng lưới đô thị tỉnh Bến Tre

    a) Giai đoạn 2021-2025 toàn tỉnh có 31 đô thị bao gồm:

    – 01 đô thị loại II: Đô thị Bến Tre.

    – 03 đô thị loại IV: đô thị Ba Tri , đô thị Mỏ Cày và đô thị Bình Đại.

    – 27 đô thị loại V, gồm: Đô thị Châu Thành, Tiên Thủy, Quới Sơn, Tân Thạch, Tân Phú (huyện Châu Thành); Đô thị Chợ Lách, Vĩnh Thành, Phú Phụng (huyện Chợ Lách); Đô thị Hương Mỹ, An Thạnh, An Định (huyện Mỏ Cày Nam); Đô thị Phước Mỹ Trung, Nhuận Phú Tân, Tân Thành Bình (huyện Mỏ Cày Bắc); Đô thị Giồng Trôm, Mỹ Thạnh, Phước Long (huyện Giồng Trôm); Đô thị Lộc Thuận, Thới Thuận, Châu Hưng (huyện Bình Đại); Đô thị An Ngãi Trung, An Thủy, Tân Xuân, Mỹ Chánh (huyện Ba Tri); Đô thị Thạnh Phú, Giao Thạnh, Tân Phong (huyện Thạnh Phú).


    b) Giai đoạn 2026-2030 toàn tỉnh có 37 đô thị bao gồm:

    – 01 đô thị loại I: Đô thị Bến Tre

    – 03 đô thị loại III: đô thị Ba Tri , đô thị Mỏ Cày và đô thị Bình Đại – 02 đô thị loại IV: đô thị Thạnh Phú, Chợ Lách.

    – 31 đô thị loại V, gồm:

    + 25 đô thị hình thành giai đoạn 2021-2025:

    • Đô thị Châu Thành, Tiên Thủy, Quới Sơn, Tân Thạch, Tân Phú, (huyện Châu Thành);
    • Đô thị Vĩnh Thành, Phú Phụng (huyện Chợ Lách);
    • Đô thị Hương Mỹ, An Thạnh, An Định (huyện Mỏ Cày Nam)
    • Đô thị Phước Mỹ Trung, Thuận Phú Tân, Tân Thành Bình (huyện Mỏ Cày Bắc)
    • Đô thị Giồng Trôm, Mỹ Thạnh, Phước Long (huyện Giồng Trôm)
    • Đô thị Lộc Thuận, Thới Thuận, Châu Hưng (huyện Bình Đại)
    • Đô thị An Ngãi Trung, An Thủy, Tân Xuân, Mỹ Chánh ( huyện Ba Tri)
    • Đô thị Giao Thạnh, Tân Phong (huyện Thạnh Phú).

    + 06 đô thị hình thành mới giai đoạn 2026-2030:

    • Đô thị An Hiệp, An Hóa, Phú Túc (huyện Châu Thành);
    • Đô thị An Thới (huyện Mỏ Cày Nam)
    • Đô thị Thanh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc) Đô thị Châu Hòa (huyện Giồng Trôm)

    c) Đến năm 2031- 2050, toàn tỉnh có 54 đô thị bao gồm:

    – 01 đô thị loại I (thành phố Bến Tre),

    – 03 đô thị loại II: đô thị Ba Tri, Bình Đại, Mỏ Cày

    – 02 đô thị loại III: đô thị Thạnh Phú, Chợ Lách

    – 03 đô thị loại IV đô thị Châu Thành, Giồng Trôm, Phước Mỹ Trung

    – 45 đô thị loại V, gồm:

    + 28 đô thị hình thành giai đoạn 2021-2030:

    • Đô thị Tiên Thủy, Quới Sơn, Tân Thạch, Tân Phú, An Hiệp, An Hóa, Phú Túc (huyện Châu Thành)
    • Đô thị Vĩnh Thành, Phú Phụng (huyện Chợ Lách)
    • Đô thị Hương Mỹ, An Thạnh, An Định, An Thới (huyện Mỏ Cày Nam)
    • Đô thị Thuận Phú Tân, Tân Thành Bình, Thanh Tân (huyện Mỏ Cày Bắc)
    • Đô thị Mỹ Thạnh, Phước Long, Châu Hòa (huyện Giồng Trôm)
    • Đô thị Lộc Thuận, Thới Thuận, Châu Hưng (huyện Bình Đại)
    • Đô thị An Ngãi Trung, An Thủy, Tân Xuân, Mỹ Chánh ( huyện Ba Tri)
    • Đô thị Giao Thạnh, Tân Phong (huyện Thạnh Phú).
    • + 17 đô thị hình thành mới giai đoạn 2031-2050:
    • Đô thị Long Thới, Hưng Khánh Trung B (huyện Chợ Lách)
    • Đô thị Hưng Khánh Trung A, Thành An (huyện Mỏ Cày Bắc)
    • Đô thị Phong Nẫm, Tân Hào, Thạnh Phú Đông (huyện Giồng Trôm)
    • Đô thị Phú Thuận, Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Lai (huyện Bình Đại)
    • Đô thị Bảo Thuận ( huyện Ba Tri)
    • Đô thị An Thuận, An Điền, An Nhơn, Thạnh Phong, Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú).

    – Trong giai đoạn 2031 – 2050, định hướng toàn tỉnh Bến Tre hướng đến hình thành thành phố loại I đặc thù, tiến tới là đô thị vệ tinh của thành phố Hồ Chí Minh.

    Phương án tổ chức không gian hệ thống đô thị

    Trên cơ sở bối cảnh phát triển tương lai, tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược phát triển của vùng tỉnh Bến Tre. Đánh giá các tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực của vùng, hệ thống đô thị tỉnh Bến Tre làm 3 vùng phát triển chính:

    – Vùng I: Vùng đô thị trung tâm (Vùng đô thị phía Bắc Hàm Luông): gồm TP. Bến Tre, đô thị Châu Thành, Tiên Thủy, Quới Sơn, Tân Thạch, Tân Phú, An Hiệp, An Hóa, Phú Túc (huyện Châu Thành); Đô thị Giồng Trôm, Mỹ Thạnh, Phước Long, Châu Hòa, Phong Nẫm, Tân Hào, Thạnh Phú Đông (huyện Giồng Trôm). Trong đó Thành phố Bến Tre là trung tâm vùng tỉnh và đô thị Châu Thành (loại IV) là trung tâm tiểu vùng.

    – Vùng II: Vùng đô thị hóa phía Tây (Vùng đô thị phía Nam Hàm Luông): Đô thị Chợ Lách, Vĩnh Thành, Phú Phụng, Long Thới, Hưng Khánh Trung B (huyện Chợ Lách); Đô thị Mỏ Cày, Hương Mỹ, An Thạnh, An Định, An Thới (huyện Mỏ Cày Nam); Đô thị Phước Mỹ Trung, Thuận Phú Tân, Tân Thành Bình, Thanh Tân, Hưng Khánh Trung A, Thành An (huyện Mỏ Cày Bắc). Trong đó đô thị Mỏ Cày ( loại III) là trung tâm tiểu vùng.

    – Vùng III: Vùng đô thị hóa phía Đông (Vùng đô thị ven biển): Đô thị Bình Đại, Lộc Thuận, Thới Thuận, Châu Hưng, Phú Thuận, Phú Thuận, Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Lai (huyện Bình Đại); Đô thị Ba Tri,An Ngãi Trung, An Thủy, Tân Xuân, Mỹ Chánh, Bảo Thuận ( huyện Ba Tri); Đô thị Thạnh Phú, Giao Thạnh, Tân Phong, An Thuận, An Điền, An Nhơn, Thạnh Phong, Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú). Trong đó đô thị Bình Đại (loại III) và đô thị Đô thị Ba Tri ( loại III) là trung tâm tiểu vùng.

    Các đô thị đóng vai trò các cực phát triển của tỉnh bao gồm TP. Bến Tre, Thị trấn Mỏ Cày và thị trấn Ba Tri. Các đô thị gắn vai trò là trung tâm tiểu vùng có đầu mối giao thông đường thủy nội vùng bao gồm: TP Bến Tre, thị trấn Mỏ Cày, thị trấn Châu Thành, thị trấn An Thủy.

    Quy hoạch phát triển chùm đô thị

    Trên cơ sở bối cảnh phát triển tương lai, tầm nhìn và các mục tiêu chiến lược phát triển của tỉnh Bến Tre. Đánh giá các tiềm năng, lợi thế và các nguồn lực của vùng. Phân tích và đánh giá những tồn tại của thực trạng phát triển vùng, đề xuất mô hình phát triển hệ thống đô thị tỉnh theo dạng tập trung đa cực. Trong mô hình này, hệ thống đô thị hình thành 3 cụm đô thị:

    a) Cụm đô thị phía Bắc Hàm Luông

    Là vùng động lực phát triển trung tâm của tỉnh được xây dựng và phát triển theo hướng vùng kinh tế mang tính tổng hợp và chất lượng cao.

    Đây là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bến Tre, trong đó đô thị Bến Tre với vai trò là trung tâm của vùng, với hệ thống hành chính, trụ sở và hạ tầng cơ sở cấp tỉnh; Thành phố Bến Tre được quy hoạch và đầu tư nâng cấp và xây mới, đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng công cộng, hạ tầng kỹ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển hiện đại, đa dạng và năng động; phát triển các khu đô thị nông nghiệp thông minh – công nghiệp sạch và dịch vụ tổng hợp.

    Cụm đô thị phía Bắc Hàm Luông
    Cụm đô thị phía Bắc Hàm Luông

    * Thành phố Bến Tre: là hạt nhân phát triển của dải đô thị trung tâm. Phấn đấu hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo tiêu chí đô thị loại II và đạt tiêu chí đô thị loại I sau năm 2030. Khai thác tối đa tiềm năng về kinh tế cấp vùng (thương mại dịch vụ, trung chuyển hàng hóa, trung tâm đào tạo,….), phát triển đô thị trung tâm thành phố Bến Tre với phương án quy hoạch khu đô thị nông nghiệp thông minh – công nghiệp sạch và dịch vụ tổng hợp có diện tích khoảng 5.300ha (đã được HĐND tỉnh thông qua tại Nghị quyết số 13/NQ-HĐND ngày 07/7/2020), có thể phát triển mở rộng sang phía cù lao Thanh Tân; Hướng đến xây dựng thành vùng có vai trò động lực trọng tâm, thúc đẩy phát triển kinh tế trong tỉnh, trở thành một trung tâm kinh tế của khu vực phía Bắc Đồng Bằng Sông Cửu Long, hỗ trợ đưa Bến Tre vươn lên đứng trong nhóm 3 tỉnh đi đầu về phát triển kinh tế trong Đồng Bằng sông Cửu Long vào năm 2030.

    * Đô thị Châu Thành: là đô thị phụ trợ phát triển cho thành phố Bến Tre, đồng thời cũng là cửa ngõ tiếp cận phía Bắc của tỉnh, phấn đấu hoàn thiện cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ tiêu chí cho đô thị loại V, tập trung phát triển các tiểu vùng công nghiệp quan trọng phía Bắc

    * Đô thị Giồng Trôm: mở rộng về các hướng có thế mạnh đất đai, thuận lợi phát triển dịch vụ và khai thác lợi thế giao thông liên vùng trong đó sân bay và giao thông đường thủy dọc sông Hàm Luông và sông Ba Lai, xây dựng đáp ứng chỉ tiêu đô thị loại IV. Có vai trò là trung tâm tăng trưởng, động lực thúc đẩy phát triển kinh tế huyện Giồng Trôm, phát triển theo dạng đô thị sinh thái. Đây cũng là thị trấn giữ vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và các loại hình phụ trợ nông nghiệp

    * Đô thị Tiên Thủy, Quới Sơn, Tân Thạch, Tân Phú, An Hiệp, An Hóa, Phú Túc, Giồng Trôm, Mỹ Thạnh, Phước Long, Châu Hòa , trong giai đoạn 2021-2050 là đô thị loại V có tính chất phụ trợ phát triển tiểu vùng, là đô thị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển và đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu về tiện ích đô thị và hạ tầng cơ sở cho các khu vực chức năng phát triển trong tiểu vùng.

    b) Cụm đô thị phía Nam Hàm Luông

    Vùng phát triển tổng hợp đa ngành đa lĩnh vực, nhất là các lĩnh vực Công nghiệp, du lịch phụ trợ cho nông nghiệp. Đây là vùng có địa hình cao nhất trong toàn tỉnh và có tiềm năng phát triển đến từ các trục động lực Quốc lộ 60 và Quốc lộ 57.

    Cụm đô thị phía Nam Hàm Luông
    Cụm đô thị phía Nam Hàm Luông

    *Thành phố Mỏ Cày: là đô thị trung tâm tiểu vùng, đóng vai trò 1 trong 3 cực phát triển chính của tỉnh, chú trọng phát triển phát triển nền kinh tế nông nghiệp và công nghiệp tập trung, kinh tế thương mại dịch vụ, hành chính và các loại hình sản xuất công nghiệp, phụ trợ nông nghiệp và du lịch.

    * Đô thị Chợ Lách: là đô thị cửa ngõ phía Tây của tỉnh, tập trung phát triển các chức năng phụ trợ công nghiệp, các dịch vụ trung chuyển, vận tài trên bộ và đường thủy, phát triển y tế và thể dục thể thao.

    * Đô thị Vĩnh Thành, Phú Phụng, Hương Mỹ, An Thạnh, An Định, An Thới, Phước Mỹ Trung, Thuận Phú Tân, Tân Thành Bình, Thanh Tân, Long Thới, Hưng Khánh Trung B, Hưng Khánh Trung A, Thành An trong giai đoạn 2021-2050 là đô thị loại V có tính chất phụ trợ phát triển tiểu vùng, là đô thị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển và đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu về tiện ích đô thị và hạ tầng cơ sở cho các khu vực chức năng phát triển trong tiểu vùng.

    d) Cụm đô thị ven biển

    Vùng đô thị phát triển kinh tế biển, phát triển du lịch, thương mại dịch vụ, các hồ chứa nước lớn, hệ thống cảng, cảng biển nước sâu và tiểu vùng công nghiệp nhỏ.

    Cụm đô thị ven biển
    Cụm đô thị ven biển

    * Thành phố Ba Tri: là đô thị trọng tâm của Vùng, là điểm kết nối trục phát triển đô thị Tây Bắc – Đông Nam hướng ra biển, kết nối trực tiếp với thành phố Bến Tre. Thị trấn Ba Tri phát triển các chức năng giáo dục đào tạo, thương mại dịch vụ cấp tỉnh, các trung tâm văn hóa và thể dục thể thao.

    * Thành phố Bình Đại: là đô thị cửa ngõ tiếp xúc phía Đông Bắc của tỉnh, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển gắn với các ngành đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản đi kèm với các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phụ trợ. Đây cũng là một trong những đô thị đang có đà phát triển đô thị hóa tốt, cần chú trọng thêm vào hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật cơ sở

    * Đô thị Thạnh Phú: tương tự thị trấn Bình Đại, đây cũng là thị trấn cửa ngõ kết nối các dải đô thị ven biển phía Đông của tỉnh Bến Tre với các tỉnh phía Nam Đồng Bằng Sông Cửu Long, vì vậy thị trấn Thạnh Phú khi phát triển đô thị sẽ có sức hút tương đối lớn với nguồn lao động nhập cư từ các tỉnh khác của Đồng Bằng Sông Cửu Long di chuyển theo trục kết nối ven biển.

    * Đô thị Lộc Thuận, Thới Thuận, Châu Hưng, Phú Thuận, An Ngãi Trung, An Thủy, Tân Xuân, Mỹ Chánh, Giao Thạnh, Tân Phong, Phú Thuận, Thạnh Phước, Thừa Đức, Thới Lai, Bảo Thuận, , An Thuận, An Điền, An Nhơn, Thạnh Phong, Thạnh Hải trong giai đoạn 2021-2050 là đô thị loại V có tính chất phụ trợ phát triển tiểu vùng, là đô thị quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển và đảm bảo đáp ứng tốt các nhu cầu về tiện ích đô thị và hạ tầng cơ sở cho các khu vực chức năng phát triển trong tiểu vùng.

    Phương án tổ chức các tuyến phát triển đô thị

    Hệ thống đô thị của tỉnh Bến Tre phát triển theo 2 hướng chính: Tây Bắc – Đông Nam và Tây Nam – Đông Bắc. Các đô thị nằm dọc theo các cồn kiến tạo bởi 4 dòng sông, tạo nên 3 trục đô thị phát triển hướng biển, kết nối cả 3 vùng phát triển đô thị. Các trục này bao gồm:

    a) Trục đô thị động lực Bến Tre – Ba Tri (Trục Đồng Khởi)

    Là trục phát triển động lực chính của toàn tỉnh, với định hướng kết nối hạ tầng cơ sở cấp tỉnh, hệ thống các khu vực sản xuất, các đô thị trọng tâm và các đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh. Trục này gồm các đô thị là thị trấn Tiên Thủy (đô thị loại V) – TP. Bến Tre (đô thị loại I) – thị trấn Giồng Trôm (đô thị loại IV) – thị trấn Ba Tri (đô thị loại II) – thị trấn An Ngãi Trung (đô thị loại V) – đô thị An Thủy (đô thị loại V); TP. Bến Tre là đô thị trung tâm phát triển của trục động lực.

    b) Trục đô thị Châu Thành – Bình Đại:

    Là trục đô thị phía Bắc của tỉnh, đóng vai trò kết nối phát triển kinh tế biển gắn liền với kinh tế sản xuất công nghiệp và nông nghiệp; hỗ trợ thuận tiện cho việc luân chuyển lao động cũng như phát triển các khu công nghiệp chú trọng vào các ngành chế biển, đóng gói, phụ trợ và thuận lợi cho hỗ trợ phát triển kinh tế giữa các đô thị với nhau.

    Trục này gồm các đô thị là thị trấn Châu Thành (đô thị loại IV) – thị trấn An Hóa (đô thị loại V) – thị trấn Châu Hưng (đô thị loại V) – thị trấn Châu Hòa (đô thị loại V) – thị trấn Lộc Thuận (đô thị loại V) – thị trấn Bình Đại (đô thị loại II). Đô thị trung tâm của trục hướng biển này là thị trấn Bình Đại.

    c) Trục đô thị Chợ Lách – Mỏ Cày – Thạnh Phú:

    Là trục kết nối hệ thống đô thị phía Nam của tỉnh, với các đô thị: đô thị Phú Phùng (đô thị loại V) – thị trấn Chợ Lách (đô thị loại III) – đô thị Tân Phú (đô thị loại V) – đô thị Vĩnh Thành (đô thị loại V) – thị trấn Phước Mỹ Trung (đô thị loại IV) – đô thị Nhuận Phú Tân (đô thị loại V) – đô thị Tân Thành Bình (đô thị loại V) – đô thị An Thạnh (đô thị loại V) – thị trấn Mỏ Cày (đô thị loại II) – đô thị An Định (đô thị loại V) – đô thị An Thới (đô thị loại V) – đô thị Hương Mỹ (đô thị loại V) – đô thị Tân Phong (đô thị loại V) – thị trấn Thạnh Phú (đô thị loại III) – đô thị Giao Thạnh (đô thị loại V).

    Đây là trục đô thị hướng biển đi qua nhiều đô thị nhất tỉnh, đóng vai trò kết nối vùng kinh tế phía Nam sông Hàm Luông với vùng kinh tế du lịch ven biển, tạo sự cân bằng trong chuyển dịch lao động, đồng thời hướng tới phát triển đa cực, kết hợp đa ngành, đa chức năng và gắn với khung phát triển của tỉnh cũng như của quốc gia.

    Ngoài 3 trục ngang hướng biển, hệ thống đô thị còn có các trục kết nối ngang (Tây Nam – Đông Bắc) để kết nối các đô thị lớn trọng tâm của vùng với các đô thị lân cận, tạo nên một hệ thống đô thị chặt chẽ, đảm bảo khả năng liên kết nội bộ tỉnh Bến Tre nói riêng cũng như trong phạm vi Đồng bằng Sông Cửu Long nói chung.

    Các trục ngàng này gồm 4 trục, gồm 2 trục động lực phát triển chính, một trục kết nối ven biển và một trục kết nối cảnh quan sinh thái.

    d) Trục đô thị phát triển liên vùng dọc Quốc lộ 60

    Kết nối trực tiếp: thị trấn Châu Thành (đô thị loại IV) – đô thị An Hòa (đô thị loại V) – thành phố Bến Tre (đô thị loại I) – đô thị Tân Thành Bình (đô thị loại V) – thị trấn Mỏ Cày (Đô thị loại II) – đô thị An Thạnh (đô thị loại V) – đô thị Nhuận Phú Tân (đô thị loại V); kết nối gián tiếp trong vùng phát triển đô thị bám theo trục: đô thị Tiên Thủy (đô thị loại V) và thị trấn Phước Mỹ Trung (đô thị loại IV).

    e) Trục đô thị kinh tế biển

    Bao gồm thị trấn Thạnh Phú (đô thị loại III) – đô thị An Hiệp (đô thị loại V) – đô thị An Ngãi Trung (đô thị loại V) – thị trấn Ba Tri (đô thị loại II) – đô thị Mỹ Chánh (đô thị loại V) – đô thị Tân Xuân (đô thị loại V) – thị trấn Bình Đại (đô thị loại II).

    Trong đó thị trấn Ba Tri là đô thị trung tâm chính của trục, đảm bảo tính phát triển cân đối, đồng thời kết nối phát triển kinh tế với trục Đồng Khởi (TP Bến Tre – Thị trấn Giồng Trôm – Thị trấn Ba Tri).

    f) Trục đô thị du lịch ven biển:

    Bao gồm đô thị Giao Thạnh (đô thị loại V) – đô thị An Thủy (đô thị loại V) – đô thị Thới Thuận (đô thị loại V) – đô thị Thừa Đức (đô thị loại V). Hạt nhân chính của trục du lịch và sản xuất ven biển này là đô thị An Thủy.

    g) Trục kết nối mềm (kết nối cảnh quan) các đô thị sinh thái:

    Bao gồm đô thị Hương Mỹ (đô thị loại V) – thị trấn Giồng Trôm (đô thị loại IV) – đô thị Châu Hòa (đô thị loại V) – đô thị Châu Hưng (đô thị loại V) – đô thị Lộc Thuận (đô thị loại V).

    Trục kết nối mềm không kết nối bằng giao thông và hạ tầng như các trục khác, mà kết nối bằng hệ thống cảnh quan cùng tiềm năng du lịch miệt vườn nội tại sẵn có. Các đô thị phát triển theo hướng sinh thái cũng bám quanh trục.

    Phát triển đơn vị hành chính đô thị tỉnh Bến Tre

    * Giai đoạn đến 2025:

    Điều chỉnh địa giới hành chính toàn tỉnh cho phù hợp với định hướng phát triển các đơn vị hành chính đô thị, mục tiêu phát triển đô thị.

    – Thành lập các thị xã (Mỏ Cày, Ba Tri và Bình Đại) khi đủ điều kiện; thành lập các phường từ các xã thuộc thành phố Bến Tre; thành lập các phường từ các xã thuộc huyện Mỏ Cày Nam, Ba Tri và Bình Đại để đảm bảo đủ điều kiện thành lập thị xã.

    Thực hiện trình tự, thủ tục để công nhận các thị trấn: Phước Mỹ Trung, huyện Mỏ Cày Bắc; Tiệm Tôm, huyện Ba Tri; Tiên Thủy, huyện Châu Thành; Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam; Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách; Lộc Thuận, huyện Bình Đại.

    * Giai đoạn đến 2030

    Hoàn thành việc thành lập 03 Thị xã (thị xã Ba Tri, Mỏ Cày và Bình Đại) và chuẩn bị trình tự, thủ tục thành lập mới 02 Thành phố (thành phố Ba Tri và thành phố Mỏ Cày) nếu đủ điều kiện; thành lập 02 phường thuộc thành phố Bến Tre (Nhơn Thạnh, Phú Nhuận); thành lập 06 Thị trấn, gồm các thị trấn: An Định, huyện Mỏ Cày Nam; Tân Xuân, An Ngãi Trung và Mỹ Chánh, huyện Ba Tri; Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm; Giao Thạnh, huyện Thạnh Phú.

    * Giai đoạn 2031-2050 : Hoàn thành việc thành lập mới thành phố Ba Tri, thành phố Bình Đại và thành phố Mỏ Cày.

    Hồ sơ QH tỉnh Bến Tre 2030

    Tổng hợp bởi Duan24h.net

    Theo dõi nhận tin mới và gửi yêu cầu hỗ trợ
    TIKTOK | ZALO | TELEGRAM
    | FACEBOOK
    Đóng góp nội dung, tài liệu liên hệ Zalo 0813.830.830 và nếu thấy nội dung này hữu ích xin hãy chia sẻ.

    Ngân Hàng cho vay tiêu dùng, bất động sản, phát hành thẻ 100 triệu tại TP Hà Nội
    LIÊN HỆ MR. QUANG 0934.569.938 (ZALO 247)

    BÌNH LUẬN

    Vui lòng nhập bình luận của bạn
    Vui lòng nhập tên của bạn ở đây